Nguyên nhân 10 thói quen xấu của sinh viên

“Có 2 sinh viên sống chung trong một phòng trọ [Hùng & Dũng].

Một ngày đẹp trời, khi Hùng đi học về thấy Dũng vẫn đang ngồi chơi xem phim, vòi nước trong nhà vệ sinh thì được vặn chảy vô ích.

Hùng: Sao cậu không tắt nước đi này?

Dũng: Mỗi tháng mình đóng 100k tiền nước rồi, dùng nhiều, dùng ít cũng thế, chủ nhà cũng có biết đâu, cậu quan tâm làm gì!”

Theo bạn, Dũng đang lãng phí những gì?

Trong cuộc sống, ai cũng có những thói quen cần từ bỏ để chất lượng sống tốt hơn, tương lai có triển vọng hơn, sức khỏe dẻo dai hơn… Nhưng hầu như có rất ít bạn chủ động quán triệt từ bỏ những thói quen xấu này. Nếu không tự kiểm soát mình, không tự điều chỉnh mình, bạn có thể sẽ là “nạn nhân” của những thói xấu sau đây đấy!

1. Ngồi hàng giờ liền bên máy tính

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc tiếp xúc với các mạng xã hội là điều đương nhiên, đặc biệt là lớp trẻ – những người nhanh nhạy với sự thay đổi của công nghệ.

Không thể phủ nhận mạng xã hội có được sức hút bởi sự đa dạng thông tin và mọi người đều cảm thấy thỏa mãn khi lên mạng. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt, việc sử dụng mạng quá đà sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả.

Đa số sinh viên Việt Nam hiện nay đều sử dụng internet và đều bị chứng “nghiện mạng xã hội”. Bạn sẽ dễ dàng gặp hình ảnh những người trẻ ngồi hàng giờ bên máy tính để xem phim, chát chít, lướt mạng… Mặc dù nó có thể khiến bạn thoải mái tức thời nhưng nó cũng khiến bạn ngốn khá nhiều thời gian, và lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đó là chưa kể đến các bạn nghiện chơi game, họ sẽ dùng mọi thời gian rảnh để “cắm đầu” vào máy tính, nơi có những trò chơi hấp dẫn nhưng lại khiến họ mệt mỏi ngay sau đó.

Bạn chắc chắn phải sử dụng mạng internet để giao lưu, học hỏi, giải trí nhưng đừng bao giờ lạm dụng nó. Về lâu về dài chứng nghiện mạng xã hội và việc ngồi hàng giờ liền bên máy tính sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kết quả học tập, sức khỏe của chúng ta.

Ngồi hàng giờ liền bên máy tính

2. Ngủ nướng

Có thể nói không ai có nhiều thời gian hơn sinh viên. Cũng bởi vì vậy mà rất nhiều sinh viên gặp vấn đề với việc quản lý thời gian. Bởi chỉ đi học trong một thời gian nhất định, thời gian còn lại, sinh viên sẽ chỉ dành để ăn – ngủ – nghỉ. Không ít sinh viên không biết làm gì vào buổi sáng nên sinh ra thói quen ngủ nướng.

Qua những ngày tháng lúc nào cũng học hành thì cuộc đời sinh viên lại khá thoải mái và “dễ dãi”, cũng chính vì vậy mà sinh viên nghĩ rằng họ có quyền được ngủ. Nhiều bạn học chiều thì ngủ đến 10-11h mới dậy, chuẩn bị ăn trưa rồi đi học luôn, nhiều bạn cho rằng như vậy sẽ tiết kiệm được một bữa, tuy nhiên điều này thực sự không tốt cho dạ dày một chút nào.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày chỉ nên ngủ 8 tiếng, nếu ngủ ít hơn, đầu óc sẽ không tỉnh táo, nhưng nếu ngủ nhiều hơn, đầu óc cũng sẽ bị trì trệ. Ngoài ra, việc ngủ nướng có thể kéo theo một số hậu quả khác cho sức khỏe như cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, hệ hô hấp hoạt động không tốt, cơ thể không được vận động lâu dần cũng sẽ trở nên yếu ớt và dễ mắc bệnh.

Dù bạn có nhiều thời gian, cũng đừng dành thời gian đó cho việc ngủ nướng. Hãy chỉ ngủ 8 tiếng mỗi ngày, thời gian còn lại nên tập thể dục thể thao, tham gia một lớp học tiếng Anh, một lớp học võ, học nấu ăn… hoặc tham gia các hoạt động của trường lớp. Có như thế bạn mới cảm thấy cuộc sống sinh viên của mình trôi qua không lãng phí.

Ngủ nướng

3. Lười tập thể dục

Giới trẻ hiện nay thường rất lười tập thể dục dù hiểu rất rõ tác dụng của việc vận động cơ thể. Sinh viên thường không ngại ngần dành hàng giờ liền để xem phim, chơi game, lướt web nhưng lại “tiếc” 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Chúng ta không lạ gì khi đi tập thể dục buổi sáng chỉ gặp những người già hoặc trung niên, còn sinh viên thì hầu như không hề có.

4. Giờ cao su

Người Việt Nam thường có thói quen là “cao su giờ”. Thói quen này cũng ảnh hưởng không tốt tới thế hệ trẻ. Các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh giảng viên chờ sinh viên đến rồi mới dạy, hoặc 7 giờ vào học thì 7 rưỡi sinh viên mới có mặt vì nghĩ đi muộn một chút cũng không sao.

Có thể nói, thói quen cao su giờ là thói quen không chuyên nghiệp, nó làm con người ngày càng trì trệ, ngày càng thiếu ý thức, trách nhiệm. Bạn hãy tự tập cho mình thói quen đúng giờ, nó sẽ tốt cho bạn về lâu về dài.

5. Nước đến chân rồi mới nhảy

Nhiều sinh viên tự hào rằng mình có thể chỉ cần học một ngày là có thể thi được điểm B, điểm A, không cần phải học nhiều như những sinh viên chăm ngoan khác. Tuy nhiên, thói quen “nước đến chân rồi mới nhảy” này sẽ gây ra những hệ lụy về sau.

Đầu tiên, cách học này chỉ là học tủ, mà học tủ thì có thể trúng, có thể không. Sau khi thi xong đến 99% là các bạn sẽ không còn nhớ được gì trong

Thứ hai, thói quen này lâu dần sẽ khiến cho sinh viên luôn luôn nghĩ rằng mọi việc đều có thể hoàn thành mà không cần quá nhiều thời gian. Thực tế thì không phải thế, công việc luôn đòi hỏi chúng ta phải chăm chỉ, sáng tạo, nếu cứ gần đến deadline mới bắt đầu làm thì bạn sẽ bị chậm tiến độ, chất lượng công việc cũng vì thế mà không đạt hiệu quả cao nhất!

Nước đến chân rồi mới nhảy

Tóm lại

Thói quen xấu tất nhiên là những việc không tốt, khó bỏ. Tuy nhiên chỉ cần có kế hoạch thay đổi hợp lý, kết hợp cùng với một số mẹo nhỏ thì bạn có thể hoàn toàn khống chế chúng. Đã là sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm không thể quên. Tuy nhiên, đừng lãng phí thời gian vào các việc vô bổ và mắc phải 5 thói xấu trên đây nhé!

Nguồn:  -st-

CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO

Thang Tính Cách OCEAN – Ứng Dụng Trong Công Việc và Các Mối Quan Hệ

16 Nhóm Tính Cách – BẠN LÀ AI? [MBTI]

4 Cách Vượt Qua Hội Chứng Kẻ Mạo Danh Để Tin Tưởng Vào Bản Thân Mình

10 Bài Trắc Nghiệm Miễn Phí – Khám Phá Bản Thân

Phát Triển Bản Thân Là Nhiệm Vụ Bắt Buộc Của Người Khôn Ngoan

Chủ Đề