Nguyên nhân chính dẫn tới mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá the trong quần the là gì

I.  QUẦN THỂ

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

- Các cá thể không thể tồn tại 1 cách độc lập mà phải sống trong 1 tổ chức xác định mới có thể sinh sản, chống kẻ thù và khai thác tốt nhất nguồn thức ăn từ môi trường. Tổ chức đó là quần thể sinh vật.

II.  CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Các cá thể trong quần có các mối quan hệ: hỗ trợ và cạnh tranh

1. Quan hệ hỗ trợ

Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

- Trong bầy đàn, các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi như: giảm lượng tiêu hao oxy, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi cho đời sống… Hiện tượng đó được gọi là “hiệu suất nhóm”. Ví dụ: khả năng lọc nước của 1 số loài thân mềm (Sphaerium corneum) thay đổi theo số lượng cá thể.

- Ong, kiến, mối sống thành xã hội theo kiểu mẫu hệ với sự phân chia thứ bậc và chức năng rất rõ ràng. Kiểu sống xã hội của những loài trên mang tính bản năng, rất nguyên thủy và cứng nhắc. Ở người, nhờ có bộ não phát triển và dựa trên sự kế thừa kinh nghiệm qua các thế hệ nên tổ chức xã hội mềm dẻo và linh hoạt, thích nghi rất cao với mọi tình huống xảy ra trong môi trường.

Ví dụ: 

  • Các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ.
  • Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
  • Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
  • Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

2. Quan hệ cạnh tranh

Xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.

Ví dụ: 

  • Hiện tượng “tự tỉa thưa” thường gặp ở cả động thực vật.
  • Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ, báo bố mẹ.
  • Khi thiếu thức ăn, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

3. Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh.

- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tố ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn, ... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể tốt hơn.

- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khỏe và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.

- Lối sống bầy đàn đem lại cho quần thể nhiều lợi ích:

  • Việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn: chim kiếm ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn đi riêng rẽ, các con trong đàn kích thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.
  • Khả năng tìm gặp của con đực và con cái dễ dàng hơn, đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi.
  • Một số loài sống bầy đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp trên (như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.

Bài 36QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂBài 36QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂSINH HỌC 12SINH HỌC 12QUẦN THỂ CHIM CÁNH CỤTQUẦN THỂ CÁ MÒIQUẦN THỂ TREEm hãy cho biết thế nào là quần thể sinh vật?I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂI. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ1. Quần thể:a) Khái niệm:- Là tập hợp các cá thể cùng loài.- Cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định.- Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.2. Quá trình hình thành quần thể : - Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới của môi trường- Những cá thể thích nghi được với môi trường thì tồn tại và giữa chúng thiết lập mối quan hệ sinh thái - Các cá thể sinh sản và dần hình thành quần thể ổn định.I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂI. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂBị đào thải- Trong quần thể có các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài.1.Quan hệ hỗ trợ:a) Khái niệm:- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản b) Ý nghĩa:- Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định- Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường- Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm).II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:Quan sát các hình: 36.2, 36.3, 36.4 kết hợp với những nội dung SGK, em hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng sau: Quan sát các hình: 36.2, 36.3, 36.4 kết hợp với những nội dung SGK, em hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng sau: 36.236.3 36.4Biểu hiện của quan hệ hỗ trợÝ nghĩaNhóm các cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão.Các cây thông nhựa liền rễ nhau.Chó rừng hỗ trợ nhau trong đànBảng 36: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vậtBảng 36: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vậtCác cá thể bồ nông hỗ trợ nhau trong đànCây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn.Chó rừng bắt mồi và tự vệ tốt hơn.Bồ nông bắt mồi và tự vệ tốt hơn.Em hãy cho biết thế nào là quan hệ hỗ trợ?Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ cùng loài đối với sinh vật?Em hãy cho biết thế nào là quan hệ hỗ trợ?Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ cùng loài đối với sinh vật?Hiện tượng liền rễ ở cây thôngHiện tượng liền rễ ở cây thôngChó rừng săn mồi theo nhómChó rừng săn mồi theo nhómBồ nông săn mồi theo nhómBồ nông săn mồi theo nhómĐâu là quần thể sinh vật?2. Quan hệ cạnh tranh:a) Khái niệm:- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể → các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái.b) Ý nghĩa:- Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:Cạnh tranh nhau giành ánh sáng dẫnđến hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vậtCạnh tranh về thức ăn, nơi ở, tranh giành con cáiTừ những ví dụ trên, em hãy cho biết: + Thế nào là quan hệ cạnh tranh? + Ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh tới đời sống sinh vật?Từ những ví dụ trên, em hãy cho biết: + Thế nào là quan hệ cạnh tranh? + Ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh tới đời sống sinh vật?Em hãy trả lời câu hỏi lệnh trong SGK:- Câu 1: Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó?- Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ?Em hãy trả lời câu hỏi lệnh trong SGK:- Câu 1: Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó?- Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ?- Câu 1: Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó?- Câu 1: Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó?- Các hình thức cạnh tranh: + Cạnh tranh về nguồn sống: thức ăn, nơi ở, ánh sáng.+ Cạnh tranh sinh sản: Tranh giành con đực hoặc con cái trong mùa sinh sản.- Nguyên nhân và hiệu quả: Kết quả dẫn tới những cá thể mạnh khỏe có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu hơn sẽ bị đào thải – bị chết, bị ăn thịt hoặc phát tán đi nơi khác, mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp - Các hình thức cạnh tranh: + Cạnh tranh về nguồn sống: thức ăn, nơi ở, ánh sáng.+ Cạnh tranh sinh sản: Tranh giành con đực hoặc con cái trong mùa sinh sản.- Nguyên nhân và hiệu quả: Kết quả dẫn tới những cá thể mạnh khỏe có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu hơn sẽ bị đào thải – bị chết, bị ăn thịt hoặc phát tán đi nơi khác, mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp - Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ?- Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ?+ Nguyên nhân: Do các cây mọc gần nhau nên thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng, khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau ánh sáng, nước và muối khoáng, những cây có khả năng vươn lên cao và hệ rễ phát triển mạnh, lấy được nhiều ánh sáng, nước, muối khoáng, sẽ tồn tại và chiếm cứ phần trên cao của tán rừng. Ngược lại hàng loạt cây sống dưới tán cây khác do thiếu ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ sớm bị chết. Mật độ cây còn lại được điều chỉnh ở mức độ phù hợp+ Nguyên nhân: Do các cây mọc gần nhau nên thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng, khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau ánh sáng, nước và muối khoáng, những cây có khả năng vươn lên cao và hệ rễ phát triển mạnh, lấy được nhiều ánh sáng, nước, muối khoáng, sẽ tồn tại và chiếm cứ phần trên cao của tán rừng. Ngược lại hàng loạt cây sống dưới tán cây khác do thiếu ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ sớm bị chết. Mật độ cây còn lại được điều chỉnh ở mức độ phù hợpNguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì?Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì?+ Nguyên nhân: Do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành nhau con cái hoặc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với 1 số lượng cá thể vừa phải trong đàn. Hiệu quả của việc phát tán cá thể làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm.Ví dụ: hiện tượng tách khỏi đàn của hổ, sư tử. . . . . . + Nguyên nhân: Do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành nhau con cái hoặc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với 1 số lượng cá thể vừa phải trong đàn. Hiệu quả của việc phát tán cá thể làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm.Ví dụ: hiện tượng tách khỏi đàn của hổ, sư tử. . . . . . CỦNG CỐCÂU1( SGK/ 159) : TRONG CÁC ĐẶC ĐIỂM SAU , NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÀO CÓ THỂ CÓ Ở MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT?A. QUẦN THỂ BAO GỒM NHIỀU CÁ THỂ SINH VẬTB. QUẦN THỂ LÀ TẬP HỢP CỦA CÁC CÁ THỂ CÙNG LOÀIC. CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ CÓ KHẢ NĂNG GIAO PHỐI VỚI NHAUD. QUẦN THỂ GỒM NHIỀU CÁ THỂ CÙNG LOÀI PHÂN BỐ Ở NƠI XA NHAUE. CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ CÓ KIỂU GEN HOÀN TOÀN GIỐNG NHAUG. QUẦN THỂ CÓ KHU PHÂN BỐ RẤT RỘNG , GIỚI HẠN BỞI CÁC CHƯỚNG NGẠI VẬT CỦA THIÊN NHIÊN NHƯ SÔNG NÚI EO BIỂN H. TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ, TẤT CẢ CÁC CÁ THỂ CÙNG LOÀI ĐỀU THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG MỚI MÀ CHÚNG PHÁT TÁN TÓICâu 2: Trong các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể thì mối quan hệ mang tính phổ biến là B. cạnh tranh cùng loài. C. kí sinh cùng loài. D. ăn thịt đồng loại.A. hỗ trợ.ĐúngSaiSaiSaiCâu3: Hãy chọn câu trả lời đúng. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể ?A. Cá diếc và cá vàng trong bể cá cảnhB. Cá rô đồng và cá diếc trong aoC. Cây trong vườnD. Cỏ ven hồ