Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước

Thâm hụt ngân sách nhà nước hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu không mang tính chất hoàn trả

Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước

Là tình trạng xảy ra khi tổng các khoản chi ngân sách vượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách

Các chỉ tiêu phản ánh thâm hụt

Mức thâm hụt ngân sách = Thu trong cân đối – (Chi thường xuyên + Chi đầu tư phát triển)

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách

Tỷ lệ thâm hụt NS =( Mức thâm hụt NS / GDP)*100%

Thu

Chi

A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí).

B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước).

C. Bù đắp thâm hụt.

- Viện trợ.

- Lấy từ nguồn dự trữ.

Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc)

D. Chi thường xuyên.

E. Chi đầu tư.

F. Cho vay thuần.

(= cho vay mới – thu nợ gốc)

A + B + C = D + E + F

Công thức tính thâm hụt ngân sách nhà nước của một năm sẽ như sau:

Thâm hụt ngân sách nhà nước = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C

Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước

- Tác động của chu kỳ kinh doanh

Khủng hoảng làm cho thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức thâm hụt ngân sách nhà nước tăng lên.

Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Mức thâm hụt do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

- Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước

Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Mức thâm hụt do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là thâm hụt cơ cấu.

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn…), tổng hợp của thâm hụt chu kỳ và thâm hụt cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà nước.

-  Chủ quan

+ Cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi

+ Bất cập trong quản lý điều hành ngân sách của Nhà nước

- Khách quan

+ Diễn biến bất thường của chu kỳ kinh doanh

+  Khủng hoảng kinh tế

+ Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách

- Lạm phát

Thâm hụt ngân sách nhà nước làm nền kinh tế thiếu tiền, có các cách khắc phục là đi vay, phát hành tiền. Khi phát hành tiền sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến giá cả tăng (tiền mất giá) gây ra lạm phát. Đối với việc đi vay, bao gồm vay trong nuớc và vay nuớc ngoài. Khi vay nước ngoài thì thuờng có những điều khoản ràng buộc, và một mức lãi suất nhất định.

Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo. Hơn nữa, khi vay tiền trong dân với 1 lượng lớn, nhu cầu nhiều sẽ phải tăng lãi suất tiền vay để vay được số tiền đó. Mặc khác, trong dân mất đi 1 khoản tiền lớn cho đầu tư khác.

- Thất nghiệp

Khi lạm phát cao, giá cả tăng cao, chi phí sản xuất lớn, mà giá cả lại biến động từng ngày các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc sản xuất làm nhu cầu về nhân lực giảm.

- Tỉ giá và cán cân thương mại

Tiền trong nuớc mất giá, tỉ giá sẽ tăng cao, nghĩa là số tiền VND phải nhiều hơn truớc mới có thể đổi được một đồng ngoại tệ khác. Việc này sẽ làm giảm đầu tư, đặc biệt là đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, và các đầu tư có yếu tố nuớc ngoài. Hơn nữa khi đồng nội tệ mất giá, kéo theo hàng loạt sự mất ổn định thị trường, hiệu quả các dự án đầu tư và ảnh hưởng tới chính sách thuế. Nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại.

Tóm lại thâm hụt ngân sách nhà nước tác động

+ Lãi suất thị trường

+ Đầu tư sản xuất trong nước

+ Tỷ lệ thất nghiệp

+ Cán cân thương mại

+ Nợ công

+ Sự ổn định của đồng tiền

Biện pháp khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước

Tăng thu

Giảm chi

Phát hành tiền

Sử dụng dự trữ ngoại hối

Vay nợ trong nước

Vay nợ nước ngoài

Trên là bài viết thâm hụt ngân sách nhà nước là gì dành cho các bạn đang học kế toán online về mảng đầu tư tài chính

Xem tiếp bài: Năm ngân sách là gì

Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính. Bội chi ngân sách kéo dài sẽ rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân. Vậy nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước là gì?

Bội chi ngân sách nhà nước là gì?

Bội chi ngân sách nhà nước là (Tổng số) chi lớn hơn (tổng số) thu trong năm ngân sách, tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính. Bội chi ngân sách kéo dài sẽ rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:

a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;

b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước

Bội chi ngân sách nhà nước là tổng số chi lớn hơn tổng số thu trong năm ngân sách, là tình trạng mất cân đối của ngân sách. Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước xuất phát từ nhiều khía cạnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước(NSNN) nhưng ta có thể phân ra hai nhóm nguyên nhân cơ bản như sau:

a. Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do tác động của chu kỳ kinh tế.

Mức bội chi Ngân sách Nhà nước do nhóm nguyên nhân này gây ra được gọi là bội chi chu kỳ bởi vì nó phụ thuộc vào giai đoạn của nền kinh tế đó. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phồn thịnh thì thu Ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi Ngân sách Nhà nước không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Và ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng thì sẽ làm cho thu nhập của Nhà nước giảm đi, nhưng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại tăng lên do giải quyết những khó khăn mới của nền kinh tế và xã hội.

b. Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi  ngân sách của Nhà nước.

Ở nhóm nguyên nhân này mức bội chi được gọi là bội chi cơ cấu. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt.chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước.

– Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,…), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà nước.

– Việc phân biệt hai loại bội chi trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước cũng có thể nhìn nhận ở hai phương diện là mặt khách quan và mặt chủ quan.

Thứ nhất, nguyên nhân gây bội chi ngân sách nhà nước về mặt khách quan gồm: do kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ. Kinh tế suy thoái thì sẽ làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước  sút giảm, nhu cầu chi tiêu gia tăng (trợ cấp xã hội, những khoản chi để phục hồi nền kinh tế), kết quả ngân sách nhà nước có thể bị bội chi. Thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới. Tình hình bất ổn của an ninh thế giới và diễn biến phức tạp của thiên tai sẽ làm gia tăng nhu cầu chi cho quốc phòng và an ninh trật tự xã hội, gia tăng nhu cầu chi ngân sách nhà nước để khắc phục hậu quả của thiên tai. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

Thứ hai, nguyên nhân dẫn tới bôi chi ngân sách nhà nước về mặt chủ quan gồm: Do quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý được thể hiện qua việc đánh giá và khai thác nguồn thu chưa tốt; phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực tài chính nhà nước; phân cấp quản lý ngân sách nhà nước chưa khuyến khích địa phương nỗ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả. Kết quả là thu ngân sách nhà nước không đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu. Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ của chính sách tài khóa để kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Do cách đo lường bội chi.

– Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố thời gian, có sự phân chia bội chi ngân sách nhà nước thành bội chi ngắn hạn và bội chi dài hạn. Dựa trên những nguyên nhân cụ thể mà dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước .Tình trạng này được xem như là một điều tất yếu do nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cần thiết phải sử dụng nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển mà các thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc chưa có khả năng làm được.

– Từ đó bắt buộc phải tăng vay nợ và chấp nhận tình trạng bội chi ngân sách nhà nước ở mức cao. Tuy nhiên, nền kinh tế phải chịu đựng bội chi ngân sách nhà nước trong bao lâu là vô cùng quan trọng. Theo quan điểm của Phó chủ nhiệm Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội thì bội chi ngân sách nhà nước dài hạn sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với an ninh tài chính quốc gia và nền kinh tế nước ta chỉ chịu được bội chi ngân sách nhà nước ngắn hạn và không nên duy trì quá lâu tình trạng bội chi ngân sách nhà nước cao như hiện nay. Việc công khai tình hình chi tiêu ngân sách đã có tiến bộ hơn trước nhưng các số liệu nên được công khai chi tiết hơn nữa, mặc dù chấp nhận bội chi trong bối cảnh cần đầu tư phát triển nhưng phải xem xét lại các khoản chi thường xuyên để mạnh dạn cắt bớt nhiều khoản chi chưa hợp lý.

– Theo Bộ Tài chính, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) cả năm 2019 là 209.500 tỉ đồng, bằng 3,4% GDP, tăng thêm 18.000 tỉ đồng so với năm 2018. Chuẩn bị cho năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tỷ lệ bội chi NSNN năm 2020 là 234.800 tỉ đồng, bằng 3,44% GDP, tương ứng tăng 25.300 tỉ đồng so với bội chi năm 2019.

– Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng công bố dự kiến đến hết năm 2019, dư nợ công bằng 56,1% GDP và đến cuối năm 2020, dự kiến nợ công là 54,3% GDP. Tỷ lệ này đã giảm so với năm 2018 là 58,4% GDP. Tổng mức vay của NSNN ước cả năm 2019 là 407.720 tỉ đồng và năm 2020 theo kế hoạch sẽ vay 488.921 tỉ đồng. Về tỷ lệ bội chi và nợ công của nước ta giảm xuống mà nguyên nhân chính là do Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010 – 2017 bình quân mỗi năm tăng 25,4%.

– Bộ Tài chính ước tính số chi NSNN cả năm 2019 là khoảng 1,666 triệu tỉ đồng, tăng 33.500 tỉ đồng so với kế hoạch. Bao gồm chi thường xuyên cả năm đạt 1,005 triệu tỉ đồng, tăng 6.430 tỉ đồng so với dự toán. Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển theo dự toán cả năm nay là 429.300 tỉ đồng nhưng 9 tháng 2019 chỉ mới chi được 44,8% số này. Số còn lại là chi trả nợ lãi cả năm là 124.880 tỉ đồng. Trong khi đó ở chiều thu NSNN, cả năm nay ước đạt 1,457 triệu tỉ đồng, tăng 46.000 tỉ đồng so với kế hoạch (theo số liệu công bố tại báo thanh niên ngày 28/20/2019).

– Báo cáo về tình hình thực hiện Ngân sách nhà nước năm 2019 dự toán NSNN năm 2020 và kế hoạch tài chính ba năm 2020-2022 tại phiên thảo luận hội trường chiều 31/10/2019, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, các chỉ tiêu tổng thu, tỷ lệ huy động vào NSNN và cơ cấu thu nội địa cơ bản đạt mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Cụ thể, tổng thu 5 năm 2016-2020 ước đạt kế hoạch là 6,8 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ huy động thu vào NSNN đạt 24,4%GDP, trong đó từ thuế, phí xấp xỉ 21%GDP. Tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 dự đoán sẽ đạt gần 84% trong tổng thu NSNN.(Theo tạp chí tài chính ngày 30/10/2019).

– Bội chi ngân sách nhà nước có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Việc thâm hụt ngân sách nhà nhà nước ở mức độ cao và kéo dài sẽ làm cho nhà nước phải tìm cách tăng các khoản thu, như vậy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân, làm tăng lãi suất thị trường, thúc đẩy nhập siêu, gây ra những khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và đời sống của người lao động.

Xem thêm:

>>> Sở hữu nhà nước là gì ?

>>> Thẩm quyền đo lại đất đai theo quy định của pháp luật

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !