Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi nghệ thuật

Bài làm

Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp cứu nước. Ông có phong cách thơ đậm chất trữ tình lãng mạn. Bài thơ “Tây Tiến” là một bài thơ hay khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cụ Hồ vô cùng anh dũng, kiên cường nhưng có nhiều nét độc và lạ. Trong thơ của Quang Dũng có cả chất nhạc chất thơ, chất họa ở trong đó. Tác giả đã khắc họa lên một tượng đài bi tráng là nên một bài thơ bất tử

Bài thơ được chia làm nhiều phần khác nhau trong đó là tình cảm da diết nhớ thương của tác giả dành cho chiến trường những nơi mình đã đi qua. Những nơi mà đồng đội của các anh đã nằm xuống anh dũng hiên ngang, khi đang độ tuổi đôi mươi vẫn còn chưa biết yêu thương là gì, vẫn còn mơ mộng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Đoạn thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” thể hiện sự khó khăn, vất vả của người lính trên con đường hành quân ra trận của mình. Thể hiện những nhọc nhằn vất vả trong đời lính của những người con trai mới hôm nào vẫn còn cầm sách bút tới trường, tay còn chưa quen cây súng. Nhưng vì đất nước, vì quê hương vẫy gọi mà các anh đã “Xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Mà hồn phơi phới dậy tương lai”

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Đoạn thơ khắc họa lên hình ảnh chiến trường gian khổ, nơi có sự đóng quân của binh đoàn Tây Tiếng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ đã lột tả những gian lao, cực nhọc mà người lính trải qua, thể hiện một cách chân thực, vô cùng sống động, không tô hồng cuộc sống của người lính, mà tả thực.

Rừng núi Tây Bắc vô cùng trùng điệp thể hiện sự gian lao, những núi non hiểm trở là nơi mà các chiến sĩ cách mạng chúng ta đóng quân để tránh sự càn quét truy đuổi của kẻ thù hùng mạnh.

Những ngày tháng ở rừng, ăn hang ở hốc người lính phải đối diện với rất nhiều thử thách, khó khăn rợn người như bệnh sốt rét rừng, rồi những căn bệnh ngoài da do thiếu điều kiện sinh hoạt, thiếu những thiết bị lương thực, gia dụng yếu phẩm…Thế nên có đoạn thơ Quang Dũng đã viết như sau:

Tây Tiến binh đoàn không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Những câu thơ thể hiện sự khó khăn vất vả của binh đoàn Tây Tiến trên con đường hành quân đánh trận của mình.

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập giữa “Dốc lên” và “dốc xuống” thể hiện sự trùng điệp, hùng vĩ của núi rừng liên tiếp nhau. Đi hết ngọn núi này tới ngọn núi khác lên thác xuống ghềnh của những người chiến sĩ cách mạng.

Trong đường hành quân sự hoang sơ của núi rừng Tây Bắc, sự lạnh lẽo của cây rừng khiến cho người lính nhiều lúc lên cao, sương lạnh bao phủ cảm thấy rằng đầu súng, của mình có thể chạm tới trời xanh. Hình ảnh “heo hút cồn mây súng ngửi trời” thể hiện sự oai hùng cũng như chất trữ tình lãng mạn trong thơ của Quang Dũng.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Câu thơ thể hiện sự đối lập lên và xuống thể hiện chặng đường gian lao, nguy hiểm rình rập với những người chiến sĩ Tây Tiến. Nhưng trong cuộc hành quân vội vã ấy những người chiến sĩ vẫn thấy chất trữ tình lãng mạn trong con người. Hình ảnh nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, là hình ảnh vô cùng thú vị độc đáo. Câu thơ toàn thanh bằng thể hiện chất nhạc, chất họa, trong đó làm cho người đọc cảm thấy thú vị, lâng lâng cảm giác bay bổng nhẹ nhàng.

Giữa núi rừng hoang vu, khi người lính leo lên tới đỉnh nhìn xuống thấy những ngôi nhà sàn qua màn sương mờ giăng phủ, những giọt mưa nhẹ nhàng rơi xuống, khiến cho những ngôi nhà của người dân tộc nơi xa xa dường như đẹp lạ kỳ tưởng một chốn bồng lai tiên cảnh.

Tác giả Quang Dũng là bậc thầy của việc sử dụng ngôn ngữ, bởi không chỉ là một nhà thơ mà tác giả còn là họa sĩ, nhạc sĩ. Chính vì vậy, trong thơ của ông thường có tính âm nhạc, tình hội họa tạo nên một bố cục hài hòa cân đối, đọng lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc độc đáo thú vị, vì phong cách đặc biệt này.

Đoạn thơ miêu tả, khắc họa lại đoạn đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong những trận chiến anh hùng, thể hiện vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc. Thiên nhiên của vùng đất Tây Bắc vô cùng hoang sơ nhưng cũng đẹp diệu kỳ khiến cho nhiều người không thể nào quên được.

Một ngày đầu năm 2015, xem “thiên văn” thấy thời tiết thuận lợi, đoàn xe Dream đã lên đường xuất phát từ Hà Nội để tới Mộc Châu, Sơn La. Rồi từ thị trấn Mộc Châu, sau đúng mười bốn tiếng đồng hồ cả vượt đường núi bằng xe máy và leo dốc băng rừng, đỉnh Pha Luông đã được chinh phục, khám phá miền biên cương.

Đỉnh núi Pha Luông

Đỉnh Pha Luông còn có tên gọi là Bờ Lung, theo tiếng của người dân tộc Thái có nghĩa là Núi Lớn. Để đến được nơi này, từ thị trấn Mộc Châu tiếp tục chạy theo hướng cửa khẩu Loóng Sập, rẽ vào bản Dân Quân.

Từ đây, con đường chạy xe máy vào đến đồn biên phòng là con đường thử thách tay lái kinh khủng vào ngày nắng và bất khả chiến bại vào ngày mưa. Con đường chính là lòng suối chảy mùa mưa, chỉ có đất núi cứng lại trơn lì hai bên, giữa là khe suối sâu mà trộm nghĩ, nếu chẳng may chệch tay lái một chút thì không biết chuyện gì xảy ra.

Chỉ khoảng mười cây số đường đất dốc cua tay áo mà có đoạn chỉ bằng phẳng bằng một gang tay ngay sát mép vực sâu. Xe cài số một vít ga lớn giữ cho xe không tụt dốc nhưng tay lái lại luôn lắc theo từng mố đường.

Khi các tay lái dường như đã mỏi rã rời vì điều khiển “ngựa sắt” trên đường thiên lý, đồn biên phòng Pha Luông hiện ra sau sườn núi, nhưng cũng phải hơn một cây số đường khủng nữa mới tới nơi. Từ đồn biên phòng chỉ còn cách leo núi bằng đôi chân để tới được đỉnh Pha Luông huyền thoại. Anh chàng người Mông có tên Cha nhận dẫn đường, đeo con dao bên hông rồi lững thững leo núi.

Vốn là địa bàn phức tạp với buôn lậu đường biên, Pha Luông trước kia không cho khách du lịch đến tham quan, nhưng thời gian gần đây bắt đầu cho phép dân phượt du lịch khám phá. Đỉnh núi Pha Luông bỗng như nàng công chúa đang ngủ giữa rừng sâu được đánh thức bởi dân công sở “cổ cồn” đam mê mạo hiểm chinh phục. Từ đồn biên phòng sẽ leo núi để cảm nhận tận cùng thế nào là “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”.

Pha Luông ở độ cao 2.000 mét so với mặt biển được ví như nóc nhà của Mộc Châu. Ngọn núi này cao, dốc, quãng đường gần 10km để trải nghiệm cùng lúc các mùa trong năm. Đường núi dốc, mặt người sau úp vào gót chân người phía trước. Lại thêm cả những hòn đá nhỏ trượt qua đế giày lăn xuống phía dưới.

Những hòn đá cuội cứ tưng tưng nhảy từ sườn núi xuống gốc cây, rồi văng sang mỏm đá bên dưới, lại bắn vào khúc cây mục rồi cứ theo triền núi mà lăn mãi xuống. Đường dốc leo cao vút rồi lại xuống dốc, thật đúng là “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.

Lên đến độ cao 1.800 mét, cả một quần thể rừng phong đang mùa đỏ lá hiện ra. Những đám lá phong rụng đỏ đường mòn, ngẩng đầu nhìn, tán lá phong đỏ rực trong nắng vàng mà cứ ngỡ đang ở trời Âu vậy. Qua khỏi rừng phong là đến rừng già nguyên sinh với những cây dương xỉ khổng lồ thân bằng cả người ôm và cao tới vài mét.

Những thứ quả rừng có màu sắc đẹp trông như quả mướp đắng nhỏ, bẻ ra thì ruột giống quả gấc, Cha – chàng trai người Mông dẫn đường nói không ăn được quả đó vì con sóc, con chuột nó còn không ăn.

Đi qua rừng phong, rừng trúc với con dốc thăm thẳm, cây trúc ở trên độ cao gần 2.000 mét bị gió núi, sương lạnh nên thân cương lại chỉ bằng ngón tay. Lá trúc rụng xuống thành lớp thảm trơn trượt rất khó đi, giày bộ đội phát huy tác dụng. Khi rừng trúc bị chắn ngang bởi vách đá dựng đứng, tay bám vách, chân lựa mép đá đu người lên, một khe núi sâu hun hút rồi bất chợt trời sáng bừng lên. Tất cả vỡ òa cảm xúc khi đã ra khỏi rừng và nhìn thấy đỉnh Pha Luông ở ngay trước mặt.

Đỉnh núi Pha Luông gần như bằng phẳng nhưng rất nguy hiểm, bởi bất chợt có những khe núi hẹp, khá sâu bị che lấp bằng cỏ dại. Đỉnh Pha Luông lộng gió nhìn thấy cả cột mốc biên giới Việt – Lào. “Mỏm đầu rùa” – mỏm núi trứ danh giống hệt đầu một con rùa khổng lồ mà ai lên đến Pha Luông cũng muốn có một bức ảnh chụp lại.

Đứng sát mép vực nhìn về hướng Tây chính là nước bạn Lào, xứ sở Triệu Voi. Biên giới tự nhiên Việt – Lào giống hệt sống lưng con khủng long khổng lồ. Nắng Tây đốt cho sườn núi phía bên kia cây không mọc nổi, còn sườn phía Đông thì cây cối um tùm.

Nếu đứng từ phía nước bạn Lào nhìn sang thì Pha Luông đúng là một ngọn núi lớn sừng sững hiên ngang với vách đá dựng đứng cao hàng trăm mét. Những khóm hoa đỗ quyên mọc chênh vênh mép đá. Thi thoảng có những vệt nứt gãy địa chất khá nguy hiểm.

Thú vị, nhưng cũng chỉ ở trên đỉnh núi qua bữa ăn trưa rồi nhanh chóng trở về đồn biên phòng, con dốc đi xuống có vẻ dễ thở hơn nhưng lại chùn chân, những bản người Mông thi thoảng hiện ra dưới thung lũng. Đường trở về cũng gian nan như đường đi tới Pha Luông vậy.

Mệt mỏi rã rời, nhưng tâm trạng thì đầy cảm xúc xua đi cái lạnh của cao nguyên. “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” – nhà của chúng tôi đấy!

 Pha Luông 1/2015

Dàn ý số 1

1. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm

+ Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

+ Bài thơ Tây Tiến được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh [Hà Tây], khi Quang Dũng đã chuyển về đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.

– Khái quát 8 câu thơ đầu: đoạn thơ dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

2. Thân bài

* Nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc và đơn vị chiến đấu cũ [hai câu đầu]

– Nỗi nhớ là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ, đoạn thơ.

– Nỗi nhớ ấy như dâng trào không gì có thể kiểm soát được nên đã cất lên thành tiếng gọi:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

+ Từ láy “chơi vơi”: gợi hình, gợi cảm => nỗi nhớ da diết, cháy bỏng như có hình, có khối gợi lên một không gian bao la, thời gian sâu thẳm.

– Hình ảnh núi rừng trùng điệp, hoang sơ và con đường hành quân gian khổ của người lính

+ Hình ảnh dốc, đèo, vực thẳm, rừng dày và con đường hành quân chênh vênh dần hiện ra

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

+ Những địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi lên không gian hoang sơ nơi xứ lạ

+ Cảm giác mệt mỏi của người lính như được xua đi bởi hình ảnh đầy thơ mộng trong đêm của Mường Lát.

+ Câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” : tạo ra nhiều nét nghĩa khác nhau, trong đó có thể hiểu đây là cách tả cảnh đoàn quân đốt đuốc đi trong đêm mịt mù hơi sương trông như những bông hoa.

+ Thanh bằng: gợi cảm giác lâng lâng, chơi vơi, tài hoa và lãng mạn. Khung cảnh núi rừng hiểm trở.

* Con đường hành quân gian khổ của người lính:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

– Hai câu đầu: diễn tả độ cao ngất trời vào sự chênh vênh heo hút của núi đèo Tây Bắc.

+ Từ láy tạo hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút"… được sử dụng với mật độ cao

+ Thủ pháp điệp từ, đối lập được khai thác triệt để

– Hai câu sau:

+ Câu thứ ba có sự ngắt nhịp ở giữa như bẻ đôi => diễn tả hai sườn núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng

+ Câu thơ thứ tư toàn thanh bằng => tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi

=> Tây Bắc dữ dội, hoang sơ được mở rộng ra theo chiều không gian: theo những địa danh xứ lạ như Sài Khao, Mường Lát…

3. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ đầu: Hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, đầy hiểm nguy nhưng cũng rất nên thơ. Hình ảnh đoàn quân trên đường hành quân mang vẻ đẹp bi tráng.

– Gợi mở thêm vấn đề.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Điệp từ “ngàn thước” đã mở ra một không gian nhìn từ trên xuống cũng như từ dưới lên thật hùng vĩ, giăng mắc. Bên cạnh cái hiểm trở, hoang sơ ta cũng thấy được vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng:

2. Thân bài

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Có những cơn mưa rừng chợt đến đã để lại bao giá rét cho người lính Tây Tiến. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng, nó trở nên lãng mạn, trữ tình hơn. Nhà thơ đã thông minh, sáng tạo khi nói đến mưa rừng bằng cụm từ “mưa xa khơi”. Nó gợi lên điều gì đó rất kì bí, hoang sơ giữa chốn núi rừng. Câu thơ thứ 8 nhiều thanh bằng như làm dịu đi vẻ dữ dội, hiểm trở của núi rừng và mở ra bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng đầy lãng mạn. 8 câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc, về đồng đội Tây Tiến nhưng qua những chi tiết đặc tả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, nó đã trở thành kí ức xa xôi trong tâm trí nhà thơ. Đó là nỗi nhớ mãnh liệt của người lính Tây Tiến nói riêng và của những người lính nói chung.

Bài thơ “Tây Tiến” dưới ngòi bút của lãng mạn, trữ tình của Quang Dũng đã trở thành kiệt tác của mọi thời đại. Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ đó là cảm hứng về nỗi nhớ. Quang Dũng đã miêu tả nỗi nhớ đó bằng ngòi bút tài tình giàu chất nhạc, chất họa và đậm chất thơ. Bài thơ là một khúc nhạc của tâm hồn, của cuộc sống. Bởi thế, Xuân Diệu thật chính xác khi cho rằng đọc bài thơ “Tây Tiến” như đang ngậm âm nhạc trong miệng. Bài thơ hay bởi lẽ nó được viết nên từ ngòi bút hào hoa, lãng mạn và của một người lính Tây Tiến nên nó tạo nên một điều gì đó rất riêng và đẹp. Mang chất lính nên Quang Dũng mới có thể viết nên những vần thơ hay như thế.

3. Kết bài

“Tây Tiến” là 1 bài thơ hay được viết nên bởi tâm hồn , tài hoa, lãng mạn của người lính trí thức tiểu tư sản Quang Dũng. Bài thơ như 1 bức tượng đài bất tử đã tạc vào nền văn học Việt Nam hình ảnh những người lính trí thức yêu nước vô danh. Bài thơ xứng đáng được xem là kiệt tác của Quang Dũng khi viết về người lính trí thức tiểu tư sản hào hoa, phong nhã.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

“Tôi làm thơ này rất nhanh, làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy, tôi chả chút lí luận gì về thơ cả”, đó là chia sẻ của Quang Dũng về bài thơ “Tây Tiến”. Có lẽ chính sự chân thành và chân thực nhà thơ gửi vào từng hình ảnh, câu từ trong tác phẩm đã chinh phục người đọc, đem đến cho họ nhiều suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc. Tám câu thơ đầu của bài thơ mang khá nhiều ý nghĩa, thể hiện cảm xúc và tài năng nghệ thuật của nhà thơ.

2. Thân bài

Quang Dũng là một nhà thơ hiện đại Việt Nam mang nét đẹp hồn hậu cùng ngòi bút tài hoa. Một người bạn của Quang Dũng, nhà thơ Trần Lê Văn từng chia sẻ rằng: “Quang Dũng là người sống nội tâm, nhẹ nhõm, vừa ảo vừa thực như chính những câu thơ phiêu diêu của ông: “Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt/ Mà như lau sậy có linh hồn”. Có lẽ chính bởi nét đẹp tâm hồn đó, mà nhiều người coi Quang Dũng như một cô đào, cô phong trong trường thơ kháng chiến, rằng ông ít quan tâm đến cách tân, hình thức, không chủ trương sa vào sự cầu kỳ, mà ngôn từ trong thơ lại đầy sức trẻ, tươi mới, tạo dựng được sự quyến rũ lạ thường để từ đó khẳng định vị thế, tên tuổi của ông trong làng thơ hiện đại nước nhà. Một bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng có thể kể đến đó chính là “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948, khi nhà thơ phải rời xa đơn vị của mình để chuyển sang một đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh. Tám câu thơ đầu của tác phẩm đã gieo nhiều cảm xúc, nỗi niềm trong lòng người đọc.

Hai câu thơ mở đầu tác phẩm đã bộc lộ một nỗi nhớ thiết tha, dâng trào khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên thành lời:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” gợi bao niềm thân thương đi cùng với tâm trạng “nhớ chơi vơi” đã khắc họa chân thực, rõ nét nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian, thời gian. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã phác họa ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng đầy dữ dội, hiểm trở để từ đó bức chân dung người lính càng thêm nổi bật:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

3. Kết bài

Nhà thơ Quang Dũng đã đưa ra tên một loạt các địa danh như “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông” vừa giúp tăng tính chân thực, thuyết phục cho bài thơ, vừa góp phần gợi nên một sự hẻo lánh, xa xôi, hoang vắng. Tác giả đã linh hoạt sử dụng một loạt các từ láy đậm chất tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” để qua đó đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực, sống động hơn về bức tranh núi rừng nơi đây. Những từ láy ấy khi kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ: “Dốc lên…dốc lên…” gợi ra một địa hình hiểm trở với núi cao, đèo dốc chênh vênh, gợi ra hình ảnh những con đường đèo, đường rừng nơi người lính Tây Tiến hành quân qua đầy gập ghềnh, gian khó và thử thách ý chí, sự kiên trì, bền dạ của đoàn quân.

Dàn ý số 4

1. Mở bài

Câu thơ thứ 2 với điệp từ "nhớ" được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ quay quắt, cồn cào đang ùa vào tâm trí Quang Dũng. tính từ "chơi vơi" kết hợp với từ "nhớ" đã khắc sâu được tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ và nỗi nhớ đó như 1 cơn thác lũ tràn vào tâm trí nhà thơ đã đẩy ông vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo. 2 câu đầu với cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ

2. Thân bài

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời"

Quang Dũng đã liệt kê hàng loạt các địa danh như: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông… Đó là địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, những nơi họ đi qua và dừng chân trên bước đường hành quân gian khổ, mệt nhọc. Nói đến Tây Bắc, là nói đến vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Có những đêm dài hành quân người lính Tây Tiến vất vả đi trong đêm dày đặc sương giăng, ko nhìn rõ mặt nhau. "Đoàn quân mỏi" nhưng tinh thần ko "mỏi". Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì tổ quốc đã làm cho những trí thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn. Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh "sương" vào đây để khắc hoạ hơn sự khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cũng miêu tả về "sương", Chế Lan Viên cũng đã viết trong "Tiếng hát con tàu":

"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn"

3. Kết bài

Có lẽ thiên nhiên rất gắn bó với người lính Tây Bắc nên nó đã trở thành 1 kí ức khó phai trong lòng nhà thơ. Thiên nhiên tuy có đẹp nhưng cũng rất hiểm trở. Có những lúc người lính Tây Tiến phải vất vả để trèo lên đỉnh chạm đến mây trời. Quang Dũng đã khéo léo sử dụng từ "thăm thẳm" mà ko dùng từ chót vót" bởi nói "chót vót" người ta còn có thể cảm nhận và thấy được bề sâu của nó nhưng "thăm thẳm" thì khó có ai có thể hình dung được nó sâu thế nào. Bằng những từ láy gợi hình ảnh rất cao như "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút", nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được cái hoang sơ, dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Nhà thơ cũng rất trẻ trung, tinh nghịch khi đưa hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ " súng ngửi trời" để cho ta thấy bên cạnh thiên nhiên hiểm trở còn hiện lên hình ảnh người lính với tư thế oai phong lẫm liệt nơi núi rừng hoang vu. Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đã tạo nên vẻ gân guốc, nhọc nhằn đã nhấn mạnh được cảnh quang thiên nhiên Tây Bắc thật cheo leo, hiểm trở

Dàn ý số 5

1. Mở bài

Nói đến Tây Bắc, ta không thể không nghĩ tới thiên nhiên hùng vĩ, có phần hiểm trở. Những núi cao, dốc thẳm luôn là những trở ngại trên con đường hành quân của những người lính trẻ.

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"

2. Thân bài

Điệp từ "dốc", "ngàn thước" kết hợp với các giàu tính gợi hình " khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" và thủ pháp tương phản đối lập "lên – xuống", đối xứng giữa hai tiểu vế đã khắc hoạ khung cảnh thiên nhiên trùng điệp, núi tiếp núi, đèo nối đèo, lên cao chót vót rồi bỗng dưng lại dốc xuống tận cùng như muốn thử thách lòng gan dạ và ý chí kiên cường của người lính Tây Tiến. Trong giờ phút gian khó ấy, hình ảnh "súng ngửi trời" hiện lên thật thi vị. Đây quả là một cái nhìn hóm hỉnh, thú vị của người chiến sĩ, nó như phá tan đi cái mệt nhọc của quãng đường hành quân đầy gian khó. Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu cũng đã từng ghi lại hình ảnh "đầu súng trăng treo". Đây đều là những hình ảnh tả thực, khi những người lính hành quân, họ luôn vác súng trên vai, đầu súng hướng lên, ở một góc độ nào đó, như thể súng đang chạm tới trời, như đang treo mảnh trăng sáng của đêm rừng canh gác. Chính qua những hình ảnh đó, mà ta như nhìn vào được tâm hồn của họ, họ cũng mang một trái tim trẻ trung, cũng thơ mộng chứ không hề chai sạn giữa những gian nan thử thách nơi chiến trường cam go, khốc liệt. Và dường như, khi đã vượt qua hết những chặng gian lao, người lính như thở phào nhẹ nhõm, đứng nơi đỉnh cao, phóng tầm mắt ra xa

"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

Sau 3 câu thơ liên tiếp đặc tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ hiểm trở, nhà thơ sử dụng một câu thơ toàn vần bằng gợi lên khung cảnh thanh bình, thơ mộng. Thì ra, Tây Bắc ngoài những đèo cao dốc thẳm cũng có những góc lãng mạn, nên thơ đến thế, mà có lẽ, chỉ có ai đã từng gắn bó thân thuộc với nơi đây mới có thể khám phá nên mà thôi.

3. Kết bài

Bằng sự hiểu biết sâu sắc là ngòi bút hào hoa phóng khoáng, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến thật hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi nên thơ. Đoạn thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm nói riêng và văn thơ cách mạng nói chung, để Tây Tiến trở thành một bông hoa mãi tươi xanh trong dòng chảy của thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề