Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp là gì

       Đầu tư chứng khoán hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên trở thành một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không phải dễ. Vậy nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì và cần phải đáp ứng những điều kiện gì để trở thành như vậy? Để tìm hiểu thêm về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì, mời các bạn cùng theo dõi

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì?

Tại Điều 11 của Luật Chứng khoán 2019 có đưa ra định nghĩa cũng như quy định về nhà đầu tư chứng khoán như sau:

1. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:

a] Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;

b] Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;

c] Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

d] Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

đ] Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ tương đương khác.

  • Đối với tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch: quyết định chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch đối với tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch
  •  Đối với các tổ chức khác không phải tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác; báo cáo tài chính năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét.
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng
  • Chứng chỉ hành nghề chứng khoán còn hiệu lực.
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng
  • Xác nhận của các công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán về giá trị thị trường của các danh mục chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch tại thời điểm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng
  • Hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả trong năm gần nhất trước thời điểm xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Có thể thấy rằng, trở thành một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mang lại nhiều lợi ích. Trong đó, đặc biệt theo nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ chỉ được bán cho nhà đầu tư chuyên nghiệp…

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: 
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Mục lục bài viết

  • 1.Khái niệm
  • 2. Phân loại
  • 3. Quyền của nhà đầu tư chứng khoán
  • 4. Nghĩa vụ của nhà đầu tư chứng khoán
  • 5. Các biện pháp quản lý nhằm bảo vệ nhà đầu tư

1.Khái niệm

Theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2019

“Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán”.

Theo đó, đầu tư là việc mua bán chứng khoán theo phương thức giao dịch do pháp luật quy định. Trên TTCK, nhà đầu tưmua các loại chứng khoán không nhằm mục đích tiêu thụ hoặc sử dụng các loại chứng khoán mà họ mua về mà NĐT thực hiện việc mua đi, bán lại các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời từ việc mua bán của mình. Phạm vi thị trường chứng khoán ở đây bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. Nhìn chung, có thể hiểu nhà đầu tưchứng khoánlà tổ chức hay cá nhân đáp ứng điều kiện theo quy định tham gia mua bán chứng khoán trên TTCK nhằm mục đích thu được những quyền lợi nhất định.

2. Phân loại

Hiện có nhiều quan niệm và cách phân biệt khác nhau về người đầu tư chứng khoán cũng như có nhiều cách phân loại NĐT chứng khoán, căn cứ vào các tiêu chí và mục đích khác nhau:

  • Dựa vào hình thức chủ thể, chia thành:

Nhà đầu tư cá nhân:Là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các NĐT phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình.

Nhà đầu tư có tổ chức:Là những định chế đầu tư do các NĐT riêng lẻ hợp lại với nhau tạo thành [thường là các quỹ đầu tư chứng khoán]. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những NĐT chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.

Việc phân loại NĐT thành NĐT tổ chức và NĐT cá nhân có ý nghĩa trong việc xác định tư cách chủ thể trong mỗi giao dịch về mặt pháp lý, tác động đến chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra, đối với hoạt động lập pháp, việc xây dựng quy định, điều kiện, tiêu chuẩn đối với NĐT tổ chức và cá nhân cũng khác nhau: xu hướng bảo vệ NĐT cá nhân được pháp luật nhiều quốc gia thể hiện, trong đó có Việt Nam.

  • Dựa vào tính chất hoạt động đầu tư, chia thành:

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp:Là những tổ chức coi việc đầu tư chứng khoán là hoạt động kinh doanh thường xuyên của mình.NĐT chứng khoán chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Căn cứ Điều 11 Luật chứng khoán 2019 quy định NĐT chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm:

– Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;

– Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;

– Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

– Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

– Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.

Nhà đầu tư chứng khoán nghiệp dư:Là những NĐT thực hiện việc mua và bán chứng khoán một cách không chuyên nghiệp. Phần lớn NĐT không chuyên thường là các cá nhân, họ tự phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư của mình.

Dựa vào quốc tịch nhà đầu tư, chia thành:

Nhà đầu tư chứng khoán trong nước:Là các tổ chức, cá nhân trong nước có hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài:Là những tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài và các cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam thực hiện việc mua và bán chứng khoán tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.

3. Quyền của nhà đầu tư chứng khoán

Về đặt lệnh mua bán chứng khoán:

NĐT cá nhân tham gia thực hiện hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán có quyền lựa chọn CTCK và ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK thì được hưởng các quyền lợi chung theo quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK. NĐT có quyền lựa chọn đặt lệnh giao dịch thông qua CTCK; nhận báo cáo về giao dịch của khách hàng đã thực hiện; yêu cầu rút tiền, rút chứng khoán khỏi tài khoản và chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển một phần tiền, chứng khoán sang tài khoản của khách hàng tại CTCK khác.

Ngoài ra, NĐT có thể thực hiện lệnh mua bán hoặc hủy bỏ các lệnh đặt mua và đặt bán chứng khoán theo quy định của pháp luật như đối với các NĐT khác.

Về tiếp nhận thông tin:

Tiếp nhận thông tin là một trong những lợi thế và nhân tố quyết định đầu tư của NĐT. Việc cung cấp thông tin về công ty có cổ phiếu, trái phiếu đang giao dịch đến NĐT được thông suốt là cơ sở cho việc hình thành giá cả công bằng nhằm bảo vệ NĐT. Thông tin được tiếp nhận đòi hỏi phải kịp thời, minh bạch và công khai đối với tất cả các NĐT. NĐT nào “có kinh nghiệm” có thể yêu cầu CTCK cho nghiên cứu thông tin chi tiết trong bản cáo bạch của các công ty có cổ phiếu, trái phiếu đang giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Thông tin loại này có thể yêu cầu nhân viên CTCK cho nghiên cứu tại bàn giao dịch. Có thể đề nghị CTCK cho bản photocopy.

Về quyền được thanh toán:

Mục đích kinh doanh chứng khoán của các NĐT chứng khoán là tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, quyền được thanh toán là quyền cơ bản của các NĐT trong giao dịch trên TTCK. Việc được thanh toán nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư tiếp theo của các NĐT.

Về các quyền khác:

Ngoài ra NĐT còn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi xảy ra tranh chấp hoặc khi các chủ thể có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của họ. Quyền yêu cầu bồi thường khi các CTCK cũng như các chủ thể phát hành chứng khoán có những hành vi làm tổn thất đến lợi ích của NĐT mà xác định được giá trị tổn thất như những thông tin sai sự thật, việc đính chính lại các thông tin làm ảnh hưởng đến quyết định của NĐT, quyền được hưởng lợi tức, quyền ưu tiên mua cổ phần…

4. Nghĩa vụ của nhà đầu tư chứng khoán

Tuân thủ pháp luật chứng khoán và các quy định trên thị trường chứng khoán. Khi thực hiện hoạt động đầu tư, chủ thể đầu tư chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật chứng khoán và các quy định pháp luật có liên quan. Tuân thủ pháp luật biểu hiện thông qua việc đảm bảo tư cách chủ thể trong các giao dịch, tuân thủ các giới hạn về tỷ lệ đầu tư, đảm bảo nguồn vốn đầu tư hợp pháp; Thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến giao dịch; Chấp hành các quy định của tổ chức phát hành; Đây là quy định cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của tổ chức phát hành; Nghĩa vụ khác của tổ chức phát hành hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán. Trong khi thực hiện hoạt động đầu tư trên thị trường, NĐT sẽ phát sinh quan hệ với các chủ thể khác, đồng nghĩa với quyền lợi liên quan, NĐT phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với chủ thể đó, các nghĩa vụ này có thể kể đến như không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian chưa được phép khi mua chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết; nghĩa vụ cung cấp thông tin cá nhân cũng như thông tin khác liên quan đến mở tài khoản.

5. Các biện pháp quản lý nhằm bảo vệ nhà đầu tư

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT, pháp luật Việt Nam cũng đã có một số biện pháp cụ thể như sau:

Biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thông qua ban hành các quy định, chuẩn mực các nguyên tắc thị trường:

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chứng khoán và bảo vệ quyền lợi của NĐT. Khuôn khổ pháp lý được xây dựng ngày càng hoàn thiện. Pháp luật đã quy định toàn diện về các chủ thể, giao dịch được thiết lập và thực hiện, hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền trên thị trường. Cụ thể, các quy định quản lý việc chào bán chứng khoán - khâu đầu tiên cũng là cơ sở xác lập tư cách chủ thể tham gia thị trường chứng khoán của NĐT; quy định về điều kiện thành lập, hoạt động, cơ chế điều hành của các chủ thể khác trên thị trường như công ty đại chúng, CTCK, quỹ đầu tư, ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký và bù trừ chứng khoán, quy định về quản lý thị trường giao dịch chứng khoán; quản lý niêm yết chứng khoán, quản lý việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

Biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thông qua hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm:

Biện pháp nhằm mục tiêu phát hiện, xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích của các NĐT. Phạm vi thanh gia, giám sát tập trung vào những vấn đề chủ yếu: chào bán CK, niêm yết CK, hoạt động giao dịch…từ đó phát hiện ra những sai phạm và xử phạt theo quy định của pháp luật. Ở nước ta, việc xử phạt chủ yếu trên lĩnh vực hành chính, vấn đề này không chỉ ghi nhận trong Luật Chứng khoán mà còn quy định trong nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán cũng quy định về nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán như: giả mạo hồ sơ đăng ký chào bán; cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật; sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán…

Cùng với hai biện pháp chính trên, bảo vệ quyền lợi của NĐT còn được thực hiện bằng biện pháp khác như giải quyết tranh chấp, biện pháp mang tính chất kinh tế, dân sự…

Video liên quan

Chủ Đề