Nhà tạo thị trường là gì

Chia sẻ trên:    13117

Market Maker [nhà tạo lập thị trường] được hiểu là một cá nhân hoặc một tổ chức trung gian tài chính chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định nhằm thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó.

Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm bắt buộc phải có tổ chức tạo lập thị trường nhằm cung cấp thanh khoản cho thị trường. Theo quy định, tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm cũng chính là tổ chức tạo lập thị trường.

Nghĩa vụ của tổ chức tạo lập thị trường chứng quyền có bảo đảm?

Vai trò lớn nhất của tổ chức tạo lập thị trường là tạo thanh khoản cho các chứng khoán có thanh khoản thấp hoặc không có giao dịch. Do đó, tổ chức tạo lập thị trường sẽ thực hiện chào giá mua/bán chứng quyền có bảo đảm liên tục trên thị trường. Theo quy định, tổ chức tạo lập thị trường phải bắt buộc chào giá mua/bán chứng quyền bảo đảm khi sổ lệnh xảy các trường hợp:

• Chỉ có lệnh bên mua hoặc bên bán chứng quyền có bảo đảm

• Không có lệnh bên mua và bên bán chứng quyền có bảo đảm

• Tỷ lệ chênh lệch giá trên thị trường vượt quá 5%. Tỷ lệ chêch lệch giá là tỷ lệ phần trăm của [giá chào bán thấp nhất - giá chào mua cao nhất]/giá chào mua cao nhất.

Thời gian thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường xảy ra trong phiên khớp lệnh liên tục [ngoại trừ 05 phút đầu], và khi chào giá phải tuân thủ:

• Khối lượng mỗi lệnh tối thiểu 100 chứng quyền có bảo đảm

• Giá đặt lệnh phải đảm bảo không vượt tỷ lệ chênh lệch giá 5%.

• Lệnh phải tồn tại trên hệ thống tối thiểu là một [01] phút.

Các trường hợp tổ chức tạo lập thị trường được miễn trừ nghĩa vụ tạo lập thị trường

Tổ chức tạo lập thị trường sẽ được miễn trừ nghĩa vụ khi xảy ra các trường hợp sau:

• Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có bảo đảm bị tạm ngừng giao dịch

• Giá lý thuyết của chứng quyền được tính theo công thức nêu tại bản cáo bạch nhỏ hơn 10 đồng.

• Tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán nếu số lượng chứng quyền có bảo đảm trên tài khoản tạo lập thị trường không đủ 100 chứng quyền có bảo đảm.

• Tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh mua nếu chưa có chứng quyền có bảo đảm lưu hành.

• Tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán nếu chứng quyền có bảo đảm đang hủy niêm yết.

• Tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán nếu giá chứng quyền có bảo đảm tăng kịch trần [dư mua trần], hoặc được miễn đặt lệnh mua nếu giá chứng quyền có bảo đảm giảm kịch sàn [dư bán sàn].

• Tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán đối với chứng quyền mua và lệnh mua đối với chứng quyền bán nếu giá chứng khoán cơ sở tăng kịch trần, và ngược lại.

• Tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán nếu chứng quyền có bảo đảm đang ở trạng thái có lãi từ 30% trở lên.

• Trong 14 ngày trước khi chứng quyền có bảo đảm đáo hạn.

• Khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh

• Các trường hợp khác sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:

Hướng dẫn đầu tư chứng quyền từ A đến Z

Sự khác biệt giữa chứng quyền với chứng khoán cơ sở, quyền chọn và chứng quyền công ty

Quy định về việc đăng ký niêm yết và công bố thông tin đối với chứng quyền

Tạo lập thị trường là gì?

“Nó", theo ý hiểu của đại đa số người tham gia thị trường, là “Tạo lập thị trường” - Market maker - MM, hay một danh từ quen thuộc hơn là “Lái", hoặc một từ cổ điển hơn là “Big boy", “Cá mập".

Tuy nhiên, tác giả bài viết không thích việc đánh đồng khái niệm giữa MM và “Lái”, xin phân tích những khía cạnh sâu hơn như sau.

Ðịnh nghĩa tạo lập thị trường, theo quy chuẩn, đơn thuần là thành viên cung ứng thanh khoản. Phần thưởng của MM là chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Hoạt động MM thể hiện rõ nhất ở các sàn forex [FX], hoặc các cơ sở mua bán vàng, khi “nhà cái" - MM niêm yết giá mua vào [bid] và giá bán ra [ask] chênh lệch nhau.

MM là hoạt động hợp pháp. Tạo lập luôn đi cùng với thị trường, ngay cả ở Việt Nam thì khái niệm này cũng đã được định danh trong Luật Chứng khoán.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới hội sở TP.HCM, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam.

Tình huống tạo lập điển hình nhất chính là vào ngày 7/3/2008, Bộ Tài chính đã đưa thông tin rằng, Tổng công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước [SCIC] sẽ mua vào một số cổ phiếu lớn để hỗ trợ bình ổn thị trường. Vào năm 2011 - 2012, tạo lập nổi lên như một thế lực “lái" giá cổ phiếu.

Tới năm 2015, Bộ Tài chính ban hành thông tư cho phép các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tạo lập, cung ứng thanh khoản theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Một bước tiến lớn hơn, giúp MM bước ra khỏi màn sương mờ ảo, đó là hoạt động tạo lập trên thị trường phái sinh vào năm 2017, tạo lập ETF và mới đây là thị trường chứng quyền có bảo đảm [CW].

Một loạt công ty chứng khoán đã danh chính ngôn thuận trở thành nhà tạo lập như Công ty Chứng khoán TP.HCM [HSC], nhà tạo lập chính của sàn phái sinh và ETF; Công ty Chứng khoán VNDIRECT, Công ty Chứng khoán SSI, Công ty Chứng khoán MB, nhà tạo lập của CW.

MM tự nhiên và MM theo hợp đồng

Cần phải làm rõ động cơ của MM và các hình thái của MM để nhận ra các nhà tạo lập chân chính, cụ thể:

Thứ nhất, với MM tự nhiên, đây là dạng tạo lập phổ biến nhất trên thị trường, đặc biệt là ở các cổ phiếu lớn, hoạt động minh bạch. Ðộng cơ của những nhà tạo lập này đơn giản là mua vào những cổ phiếu dưới giá trị và bán ra những cổ phiếu vượt quá giá trị.

Việc liên tục mua bán ở các vùng giá khác nhau, vô tình tạo ra một lượng thanh khoản khổng lồ, giúp giải quyết vấn đề khớp lệnh ở những cổ phiếu này.

Những quỹ đầu tư chuyên nghiệp - chúng ta hay gọi là “Tây", thường là dạng MM tự nhiên khi họ mua vào những cổ phiếu định giá hấp dẫn và bán những cổ phiếu này ở vùng giá cao.

Những “anh Tây” này giúp thiết lập vùng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu trong trung và dài hạn, đồng thời tạo thanh khoản cho thị trường. HPG, VNM, PNJ, MWG là một số trường hợp điển hình cho dạng tạo lập tự nhiên này.

Thứ hai, MM theo hợp đồng, dạng MM này phát triển theo xu thế tất yếu của quá trình phát triển thị trường, khi hoạt động quan hệ nhà đầu tư [IR] được quan tâm nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thanh khoản cổ phiếu và biến động giá cổ phiếu có tầm quan trọng không nhỏ với các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng MM với bên tạo lập, thường là công ty chứng khoán, nhằm hỗ trợ thanh khoản của cổ phiếu, hoặc duy trì biên độ giá trong một vùng ổn định, giúp nhà đầu tư cảm thấy an toàn hơn khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điểm chưa rõ ràng của hình thức MM hợp đồng này là ở sự minh bạch thông tin đến nhà đầu tư đại chúng. Ðây là khoảng hở mà chính sách pháp lý cũng như những công ty chứng khoán muốn phát triển dịch vụ MM chuyên nghiệp trên thị trường cổ phiếu không thể bỏ qua.

“Lái” là nhà tạo lập biến chất

Với những mô tả như trên, chắc hẳn nhà đầu tư cũng nhận ra sự tương đồng giữa “Lái” và MM, họ đều hoạt động dựa trên động cơ lợi nhuận, khi đều mua cổ phiếu ở vùng giá hấp dẫn và bán cổ phiếu ở vùng vượt quá định giá và đều cung ứng thanh khoản cho thị trường thông qua hoạt động mua bán liên tục.

Ðiều khác biệt lớn nhất giữa “Lái” và MM là “Lái” vượt quá khuôn khổ của lòng tham và đạo đức.

Thay vì chỉ thuần giao dịch quanh vùng định giá [fair price], “Lái” luôn có động cơ đẩy giá lên cao hơn vùng giá này một cách vô lý và bán số lượng lớn lên đầu nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng những thủ thuật giao dịch.

Hậu thuẫn của “Lái” trong trường hợp này là sự tiếp tay của các chủ doanh nghiệp, khi lòng tham của các ông chủ quá lớn, dẫn tới vi phạm đạo đức kinh doanh.

Những chủ doanh nghiệp sẽ phối hợp với “Lái” để “sản xuất tin" - đưa thông tin sai sự thật, hoặc thổi phồng thông tin khiến nhà đầu tư lao vào mua một cách mất cảnh giác, hoặc “in giấy" - một dạng phân phối cổ phiếu khéo léo cho “Lái” “đổ bô" lên đầu nhà đầu tư.

Xét về kỹ nghệ lái giá cổ phiếu, xin hẹn một bài khác để có thể nói chi tiết hơn.

Quay lại lịch sử, giai đoạn 2010-2012, hình ảnh “Lái” trên TTCK Việt Nam được xây dựng rất rõ nét, khi hàng loạt tên tuổi lớn trên diễn đàn f319 thi nhau hô hào về triển vọng giá của nhóm dầu khí, Sông Ðà, Lilama… và sau đó nổi lên nhóm KSA, MTM…

Hoạt động của “Lái” và những ảnh hưởng đến thị trường ngày càng rõ nét khi có nhiều nhà đầu tư cả tin nghe theo, hưởng lợi bằng lần và mất cũng bằng lần!

Ở đây, bên cạnh chủ đích của các “Lái” thì cũng cần nhắc lại rằng, quản lý của các cơ quan điều hành thị trường còn lỏng lẻo, khiến các “Lái” thoải mái hoạt động.

Chính sự hoành hành của các đội "Lái” là nguyên nhân khiến cho TTCK mang tiếng xấu, là sòng bạc, hay là nơi lừa đảo.

Xét cho cùng, “Lái” lừa được nhà đầu tư cũng vì hai chữ “lòng tham", thứ mà nhà đầu tư nào cũng mang trong người.

Ðừng nghĩ mình khôn hơn thằng dại cuối cùng

Trong mỗi cuộc chơi, nhiều người có tâm lý rằng, nếu mình là “Lái”, hay chơi với đội "Lái”, thì cửa thắng là rộng mở. Nhưng hãy cẩn thận với suy nghĩ đó.

Cuối năm 2012 - 2013, đa phần các đội "Lái" đều bị chu kỳ nghiệt ngã của thị trường quật ngã, do bản thân họ là những người sở hữu nhiều cổ phiếu “rác” nhất và sử dụng đòn bẩy cao nhất.

Bạn nghĩ rằng mình sẽ bán xong cổ phiếu trước khi “Lái” xả ra? Thực tế, trong cuộc chơi này, bạn cũng là một trong những người chuyền quả bom nổ chậm thôi. Ai cũng nghĩ rằng, mình sẽ chuyền được quả bom cho “thằng dại cuối", nhưng khi nào quả bom này nổ thì chỉ có “Lái” biết, thậm chí chính “Lái” cũng không biết và biết đâu bạn chính là “người cuối" đó?

Kết quả là cổ phiếu mất thanh khoản cho tới khi huỷ niêm yết, nhóm “Lái” mất tích, để lại dấu vết là “ông nông dân cuốc ruộng”!

Quan sát TTCK Việt Nam hiện nay có thể thấy, điểm đáng mừng là các nhóm “Lái” đã ít dần đi, nhà tạo lập thị trường đang dần lấy lại chính danh của mình.

Hàng hóa nhiều hơn, sự tự nâng cấp kiến thức của nhà đầu tư, những chính sách điều hành của cơ quan quản lý đã dần tạo không gian cho những MM chân chính hiển lộ.

Về phía nhà đầu tư, hãy luôn đưa ra quyết định dựa vào thông tin đã được xác thực, hiểu biết về doanh nghiệp, về cổ phiếu.

Ðó là cách đầu tư thông minh và mới có thể là chìa khóa của thành công trong mỗi cuộc giao dịch.

Huỳnh Minh Tuấn
Giám đốc môi giới hội sở TP.HCM, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề