Nhà thờ 3 chuông ở đâu

 Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông mang đậm nét văn hóa Việt. Kiến trúc Nhà thờ vừa mang dáng dấp của một ngôi đình của làng xã Việt Nam: hình vuông, mái cong; vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại: bê tông cốt sắt, tường gạch ốp đá. Nhà thờ vì thế trở nên nguy nga, tráng lệ, nhưng lại rất thanh thoát, nhẹ nhàng.

Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM là nhà thờ của dòng Đa Minh Việt Nam


Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM là nhà thờ của dòng Đa Minh Việt Nam. Khởi đầu từ năm 1957, các tu sĩ dòng Đa Minh đến đây sinh sống . Đến năm 1959, các tu sĩ xây dựng nhà thờ tu viện thánh Albêtô. Năm 1962, khi giáo xứ được thành lập, buổi ban sơ giáo xứ còn nhỏ bé và thưa thớt với khoảng 700 giáo dân . Nơi đây là vùng trũng, khá hoang sơ được trồng rau muống nước, trồng lúa , chỗ ở toàn là nhà tranh vách gỗ, đường đi lối lại cách trở. Năm 1967, nhà thờ của dòng Đa Minh được xây dựng với cây “tháp chuông gạch đỏ”, cao 14 mét được xây tách biệt, có ba quả chuông, nên được dân gian truyền miệng gọi bằng cái tên rất gần gũi, thân thương và bình dị là nhà thờ Đa Minh Ba Chuông 

Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông thời xưa


Từ ngày giáo xứ được thành lập, theo sự phát triển chung, Lăng Cha Cả, chợ ông Tạ ngày một phồn thịnh, đồng nghĩa với việc dân tứ xứ đổ về làm ăn sinh sống. Ngày nay, trải qua một chặng đường dài “lột xác”, khu đường Lê Văn Sỹ, Lăng Cha Cả và khu ông Tạ đã thay đổi hoàn toàn, từ một khu đất hoang sơ, trồng rau cấy lúa nay đã trở thành khu “đất vàng”, ai cũng muốn đến định cư buôn bán. Giáo dân đến nhà thờ dự thánh lễ đông đảo, nhà thờ trở nên chật hẹp, ước mong có một ngôi thánh đường xứng hợp và đáp ứng cho nhu cầu tâm linh. Mô hình của  kiến trúc sư Anthony Phạm Ngọc Anh đã được chấp thuận. Năm 2003, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh lúc đó đang là chánh xứ nhận trách nhiệm xây dựng nhà thờ mới theo tinh thần hội nhập văn hóa. Công trình được khởi sự và ngày 28/8/2005, ngôi nhà thờ mới đã được khánh thành.

Cổng tam quan khiến chúng ta liên tưởng đến ngôi đình làng Việt Nam. Có ba lối đi, một cổng lớn ở chính giữa và hai cổng nhỏ hai bên.


Nhà thờ Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông và mang đậm nét văn hóa Việt. Kiến trúc nhà thờ vừa mang dáng dấp của một ngôi đình của làng xã Việt Nam: hình vuông, mái cong; vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại: bê tông cốt sắt, tường gạch ốp đá. Nhà thờ vì thế trở nên nguy nga, tráng lệ, nhưng lại rất thanh thoát, nhẹ nhàng. Bình diện vuông, theo tư duy Việt cổ, quan niệm trái đất vuông, được bốn phương neo giữ. Đặc tính này được kiến trúc sư khai thác triệt để khi thiết kế thánh đường. Do đó, thánh đường hiện diện trong vị thế hòa điệu tự nhiên với khu biệt kính các Thánh và các vườn... tạo nên một cảnh quan tổng thể có cả chiều cao lẫn bề rộng vừa thiêng liêng vừa ấm cúng. Từ ngoài nhìn vào, toàn bộ quần thể kiến trúc của nhà thờ Ba Chuông mang một màu xanh được gắn kết bởi những tảng đá xanh láng bóng. Trung tâm thánh đường là hai tầng mái cách điệu với độ cao 30m tạo nên hai tầng không gian mở, vòm mái cao vút tạo độ thông thoáng. Giữa thánh đường là một gian cung thánh hình tròn rộng lớn với bàn thờ bằng gỗ quý trên mặt cẩn đá cẩm thạch. Những bức tranh kính với nhiều màu sắc gắn xung quanh thánh đường tạo độ sáng tối huyền ảo. Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông có kiểu kiến trúc hình vuông tượng trưng cho đất, khung mái hình tròn tượng trưng cho trời, các góc mái có rồng bay diễn tả ý muốn vươn cao hơn giữa trời đất.  


Cuốn Agenda giới thiệu với khách du lịch về nhà thờ “Three Bells” như một địa chỉ để tham quan khi đến TP. HCM. Tháp chuông là thành tố không thể thiếu được trong kiến trúc một ngôi nhà thờ Công giáo. Tháp chuông càng cao thì tiếng chuông càng vang xa, nhằm kêu gọi con chiên của Chúa trong giáo xứ đến làm các lễ nghi phụng tự. Ngoài ra, chuông và tháp chuông còn mang ý nghĩa “tượng trưng cho núi Thánh để vang âm lời Chúa”. Trên đỉnh tháp chuông là thánh giá - “một biểu tượng bất biến về ơn cứu độ”. Đặc biệt ở nhà thờ Đa Minh - Ba Chuông là có ba quả chuông đồng. Một dấu ấn mang tính lịch sử đã trở thành biệt danh của nhà thờ. Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống, được cách điệu và hiện đại hóa. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng quy hướng về thánh giá, vừa thể hiện sự hội nhập văn hóa trong kiến trúc nhà thờ, vừa chuyển tải được ý nghĩa về mặt tôn giáo “Đức Kitô Trung Tâm”.


Bàn thờ được làm bằng một loại gỗ quý, trên mặt đá cẩm thạch. Chất liệu gỗ, đá là những vật liệu mang tính truyền thống trong kiến trúc xây dựng bền vững của người Việt Nam. Khác với các bàn thờ phương Tây [hình chữ nhật], bàn thờ ở đây hình tròn trên chân đế hình vuông, đặt giữa lòng cung thánh tròn, trên nền vuông với các vòng tròn tam cấp. Phù điêu ở đây được trưng bày ở tiền sảnh ngôi nhà thờ, các bức phù điêu làm nổi bật sự liên kết giữa tinh thần Kitô giáo và truyền thống văn hóa dân tộc. Bên trái là phù điêu Đức Mẹ Mân Côi có khoảng không gian nền với hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, nguồn nước tượng trưng cho lòng Mẹ bao la. Bên phải là bức phù điêu Thánh Giuse và Chúa Giêsu trong bối cảnh nền là ngọn núi, ngôi nhà, bàn mộc - biểu lộ tinh thần vững chãi của người cha lao động; sự công chính và sự cương trực được thể hiện qua hình ảnh khóm tre [trúc], một biểu tượng “tiết trực tâm hư” theo tinh thần Á Đông.

Bên trong nhà thờ Đa Minh Ba Chuông


Ba bộ tranh gốm bao bọc ba mặt tầng lửng bên trong nội thất nhà thờ, với tổng chiều dài 60m, thể hiện sự hòa hợp giữa các gam màu và họa tiết, kết cấu nên một bộ giáo lý bằng tranh sinh động. Qua đó chúng ta có dịp tìm hiểu những biến cố quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, xuyên suốt từ Cựu ước đến Tân ước. Các tác phẩm nghệ thuật thánh được tuyển chọn trang trí bên trong cũng vô cùng độc đáo, gồm những bức tranh, tượng, phù điêu gốm sứ với các chất liệu quý làm nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Bên ngoài khuôn viên nhà thờ có ba quảng trường: Đức Mẹ La Vang, thánh Martinô và các thánh tử đạo Việt Nam. Không gian rợp bóng cây xanh, khung cảnh hữu tình níu chân không biết bao nhiêu người con chạy đến với Chúa.


Tào đao – Linh vật Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông khoác trên mình chiếc áo Á Đông hiện lên như một nét chấm phá giữa chốn phồn hoa đô hội, khơi gợi trong tâm tưởng người con đất Việt dáng dấp của một ngôi đình làng đậm nét văn hóa dân tộc Việt. 

Cho đến hôm nay đã nửa thế kỷ, nhà thờ Ba Chuông trở thành một danh xưng phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Có những cuốn Agenda giới thiệu với khách du lịch về nhà thờ “Three Bells” như một địa chỉ để tham quan khi đến TP. HCM.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


 


 

Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người : ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.’ Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Rồi Đức Giêsu nói tiếp : “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng : ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.’ Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

“Thành khẩn tự nhủ…” với ai! Vâng, chắc chắn là với Chúa. Với Chúa, qua Bí Tích Giải Tội, ngài Lm. Charles, đã có lời khuyên như thế. Vâng, đó là một cử chỉ khiêm hạ, khiêm hạ cho việc sám hối và trở về.

Đức Hồng y George Pell, nguyên Tổng giám mục giáo phận Sydney bên Australia và nguyên Bộ trưởng Kinh tế của Tòa Thánh, kêu gọi những người đang hướng dẫn tiến tới “tính đồng nghị” hay “hiệp hành” [Sinodality] trong Giáo hội Công giáo hiện nay, cần cho các tín hữu Công giáo biết rõ hơn về mục đích của họ.

Video liên quan

Chủ Đề