Nhà thơ nào sau đây lấy bút danh không phải là tên thật của mình

Vanvn- Hầu hết bút danh đều có nguồn gốc, nói lên đôi điều về nhà văn. Biết được xuất xứ bút danh có thể hiểu về cá tính, sở thích của người viết, cũng như tác phẩm họ sáng tạo.

Khởi đầu việc viết, khi đang viết, viết xong, người viết thường đắn đo chọn cho mình một cái tên ghi vào dưới tác phẩm. Nhiều người lấy thẳng tên khai sinh. Còn với người tên nghe nôm na không ấn tượng thì phải cố tìm lấy cái tên thật oách chọn làm bút danh để bước vào trường văn trận bút.

Bút danh nặng lòng với quê hương

Việc đặt bút danh theo tên quê hương có thể kể đến nhà thơ Tản Đà [tên thật Nguyễn Khắc Hiếu]. Quê quán ông thuộc làng Khê Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, nơi đây gần núi Tản Viên, có con sông Đà chảy qua.

Cái tên Tản Đà bắt nguồn từ dáng núi, hình sông đó. Chẳng thế mà khi có người hỏi bút danh ông do đâu, ông thường ngâm câu thơ: “Nước dợn sông Đà con cá nhảy / Mây trùm non Tản cái diều bay” thay cho câu trả lời.

Bút danh cha đẻ Dế mèn phiêu lưu ký cũng được hình thành theo cách trên. Tô Hoài, quê làng Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nơi đây xưa thuộc phủ Hoài [phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông], có con sông Tô Lịch xanh mát chảy qua. Cái tên Tô Hoài do ghép tên sông tên phủ lại mà thành.

Dù ông ký rất nhiều bút danh khác nhau như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa, ít độc giả nhớ đến những tên này. Tên thật Nguyễn Sen của ông cũng chỉ xuất hiện trong tiểu sử nhà văn. Nhắc đến tác phẩm cụ thể như Truyện Tây Bắc, Đảo hoang, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội… là phải nói ngay đến hai chữ Tô Hoài.

Tác giả “Dế mèn phiêu lưu ký” lấy bút danh Tô Hoài thể hiện sự gắn bó với quê hương. 

Nhà văn Uông Triều [tên thật Nguyễn Xuân Ban] tác giả của nhiều tiểu thuyết, khảo cứu được bạn đọc yêu thích gần đây như Tưởng tượng và dấu vết, Người mê, Cô độc, Hà Nội dấu xưa phố cũ, Hà Nội quán xá phố phường… cũng chọn tên vùng đất làm bút danh của mình.

Cụ thể, đây là hai địa danh ở tỉnh Quảng Ninh: Uông tức Uông Bí, nơi sinh ra; Triều là Đông Triều, nơi anh có hơn mười năm dạy học, gắn bó trước khi chuyển về Hà Nội.

Riêng nhà thơ Thu Bồn [tên thật Hà Đức Trọng], tác giả của nhiều trường ca nổi tiếng như Bài ca chim Chơrao, Bazan khát, Người vắt sữa bầu trời, Thông điệp mùa xuân… lại lấy tên con sông Thu Bồn, chảy ngang quê xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm bút danh ngay tắp lự, không cần qua công đoạn “chế biến, lắp ghép”.

Bút danh mang dấu ấn người thân

Nhà văn, nhà báo Trần Bạch Đằng [tên thật Trương Gia Triều], trong mỗi giai đoạn lịch sử và với thể loại khác nhau, lại có bút danh khác nhau.

Khi viết báo chính luận ông ký Trần Quang, tên con trai. Khi làm thơ, ông đề Hưởng Triều, ghép giữa tên vợ và tên thật. Bút danh này xuất hiện trong tập thơ Bài ca khởi nghĩa [1970] với những vần thơ sục sôi khí thế cách mạng. Còn bút danh Nguyễn Trường Thiên Lý gắn với tiểu thuyết Ván bài lật ngửa, là tên đứa cháu ngoại mà nhà văn yêu quý.

Nhà văn Ma Văn Kháng [tên khai sinh Đinh Trọng Đoàn] lại lấy họ và tên lót người anh kết nghĩa Ma Văn Nho, quê Ấm Thượng, Yên Bái làm bút danh của mình.

Từ đầu những năm 1948, khi tham gia đoàn truyền bá vệ sinh của Cục Quân y, ông lấy bí danh Nguyễn Kháng. Kháng ở đây đơn giản là kháng chiến chống Pháp. Đến quãng năm 1955-1956, khi đi làm công tác thuế nông nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc, ông gặp Ma Văn Nho, Phó chủ tịch kiêm Phó bí thư huyện ủy Bảo Thắng. Hai người nhanh chóng kết thân.

Trong một lần ông Kháng sốt rét, tái phát nguy kịch, Ma Văn Nho trèo đèo lội suối tìm y tá tiêm cho mới khỏi. Dứt bệnh, hai người kết nghĩa anh em, Nguyễn Kháng đổi thành Ma Văn Kháng.

Nhà văn Ma Văn Kháng cũng nhiều lần lâm vào tình cảnh dở khóc cười khi người họ Ma thật muốn đưa ông vào gia phả dòng họ. Mỗi lần như thế, ông đều cố gắng từ chối, giải thích nguồn gốc bút danh của mình.

Nhà lý luận phê bình văn học, giáo sư Phương Lựu [tên thật Bùi Văn Ba], lại lấy tên hai bà mẹ làm tên bút danh. Chữ Phương ở đây là tên bà nhạc mẫu, còn Lựu là bà thân mẫu.

Trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, phần tự bạch, giáo sư viết: “Bút danh Phương Lựu chẳng qua là ghép hai tên bà mẹ [thân mẫu và nhạc mẫu] nhưng ngẫu nhiên cũng gợi lên trong đó cả sắc màu lẫn hương vị, mà tôi muốn lưu giữ lại trên từng trang viết, cũng như trong từng năm tháng của cuộc đời”.

Màu sắc hương vị ở đây là việc chiết tự theo chữ Hán, phương nghĩa là thơm. Ví dụ, phương thảo nghĩ là cỏ thơm, phương chi nghĩa là cành hoa thơm; còn lựu là loài hoa lựu đỏ. Tên Phương Lựu có cả màu sắc lẫn hương vị ẩn ở bên trong.

Những bút danh ngẫu nhiên mà bất ngờ

Nhà văn của những truyện ngắn và tiểu thuyết dữ dội về thân phận người phụ nữ như: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, I am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà, Xuân từ chiều, Trò chơi hủy diệt cảm xúc… là Y Ban [tên thật Phạm Thị Xuân Ban].

Tác giả I am đàn bà lấy bút danh Y Ban, nghĩa là “Ban ở trường Y”. Ảnh: FB nhà văn Y Ban.

Bút danh “Y Ban” tức là “Ban dạy trường Y”. Nhà văn viết những tác phẩm đầu tay của mình lúc đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Y tế Nam Định, môn Sinh hóa, nên bà lấy bút danh này.

Còn nhà thơ Chế Lan Viên [tên thật Phan Ngọc Hoan] hoàn thành tập thơ Điêu tàn năm 17 tuổi. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm kể lại rằng sách in xong phần ruột, nhà sách cho người đến hỏi nhà thơ nghĩ được bút danh chưa để in nốt bìa. Nhà thơ ngẫu hứng trả lời: Chế Lan Viên. Thế là tên Chế Lan Viên đi cùng Điêu tàn bước vào lịch sử thơ hiện đại từ đấy.

Riêng nhà văn Kim Lân [tên thật Nguyễn Văn Tài], chỉ vì mê vai tuồng Đổng Kim Lân mà lấy bút danh Kim Lân cho mình. Đổng Kim Lân trong vở tuồng Sơn Hậu là chàng trai nghĩa hiệp, xả thân chiến đấu cho công lý, lại là người giàu tình nghĩa. Mẫu nhân vật này có nét giống với tính cách nhà văn, cũng như nhiều nhân vật trong truyện ngắn của ông là Ông Cản Ngũ, Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Người kép già, Vợ nhặt, Cầu đánh vật…

Hầu hết bút danh đều có nguồn gốc, nói lên đôi điều về người mang tên ấy. Hiểu được xuất xứ bút danh có thể biết về cá tính, sở thích nhà văn. Từ hiểu nhà văn, độc giả có thể đồng cảm, chia sẻ nhiều hơn với thế giới tác phẩm mà nhà văn đã sáng tạo ra.

MỘC UYỂN/ZING

ANTD.VN - Không ít nhà văn đã chọn một bút danh mang ý nghĩa nào đó, thay cho tên khai sinh của mình khi cầm bút sáng tác. Nhiều người trong số đó đã hoàn toàn bị “biến mất” tên thật, bởi bạn đọc chỉ biết đến tên gọi của nhà văn gắn với những tác phẩm để đời. Đã có nhiều câu chuyện cười ra nước mắt khi nhà văn gặp phải hệ lụy bút danh...

  • Nhà văn Khôi Vũ - Nguyễn Thái Hải: “Chơi” cả hai bút danh

Nhà văn Y Ban và nhà văn Sương Nguyệt Minh

Giới tính bị thay đổi

Nhà văn Y Ban thuở ban đầu bước vào làng văn chương lấy bút danh Phạm Xuân Ban [tên thật là Phạm Thị Xuân Ban]. Hồi đó đăng những tác phẩm đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ quân đội danh tiếng, cá tính sáng tạo và văn phong độc đáo của Phạm Xuân Ban đã gây được sự chú ý đặc biệt với các biên tập viên [BTV] khó tính. Muốn gặp gỡ, trao đổi sâu hơn với tác giả về đời sống sáng tác, BTV đã viết thư mời tác giả lên Hà Nội. Đúng ngày giờ đã hẹn, Phạm Xuân Ban đến gõ cửa phòng BTV. Cánh cửa văn phòng mở ra cùng vẻ mặt ngạc nhiên cực độ của BTV khi biết Phạm Xuân Ban là phụ nữ. Sau này, Phạm Xuân Ban đã đổi thành Y Ban, thoạt nghe như tên một người dân tộc thiểu số vùng cao nhưng thực tế chỉ đơn giản là “Ban dạy trường Y” - nhà văn muốn gắn nghề dạy học tại trường Cao đẳng Y tế vào bút danh của mình. 

Khi đang còn là sinh viên Khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cái tên Võ Xuân Hà luôn được ghi trong danh sách là “nam sinh”. Vào danh sách nam sinh đồng nghĩa với việc hàng tháng sẽ bị cắt khoản phụ cấp đặc biệt dành riêng cho chị em phụ nữ, Võ Xuân Hà bèn thêm chữ “Thị” để khẳng định giới tính của mình. Sau này, từ biệt nghề dạy học để chuyển hẳn sang nghiệp viết văn, Võ Thị Xuân Hà trở thành bút danh duy nhất của nhà văn. Bạn đọc nhiều năm qua luôn ấn tượng với những tiểu thuyết, truyện ngắn lãng mạn nhưng cũng không kém phần dữ dội của nhà văn Võ Thị Xuân Hà mà ít người biết tên thật của chị không có “Thị”.

Sương Nguyệt Minh là bút danh của Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn [tạp chí Văn nghệ quân đội]. Cách đây hơn 20 năm, khi còn đang công tác tại Bệnh viện quân đội 103, Nguyễn Ngọc Sơn đã bén duyên văn chương và có một số truyện ngắn được chú ý. Vì rất yêu gia đình, tác giả muốn lấy bút danh là tên ghép của mình [Sơn], tên vợ [Nguyệt – tức nhà văn Vũ Minh Nguyệt sau này] và con [Minh] nhưng khi gửi bản thảo viết tay đến một tờ báo văn nghệ, nhân viên đánh máy đã gõ nhầm Sơn Nguyệt Minh thành Sương Nguyệt Minh. Ban đầu cũng thấy khó chịu, bực bội nhưng rồi đọc đi đọc lại, thấy bút danh này cũng có một âm hưởng là lạ, vậy là quyết định chọn theo… lỗi đánh máy. Tuy nhiên từ đó, nhà văn Sương Nguyệt Minh không ít lần nhận được những lá thư của bạn đọc hâm mộ ghi ngoài phong bì: “Kính gửi bà Sương Nguyệt Minh”, “Yêu mến gửi em Sương Nguyệt Minh”, “Thân gửi chị Sương Nguyệt Minh”... 

Chờ dài cổ khi đi khám bệnh

Nhà văn Ma Văn Kháng đi khám bệnh ở Bệnh viện Hữu nghị, sẵn có một bác sĩ quen biết ở đó, ông gọi điện trước để bác sĩ ưu tiên khám sớm. Vốn là người yêu văn chương và mến mộ tài năng của nhà văn, bác sĩ hồ hởi: “Em đã dặn nhân viên rồi ạ, anh cứ vào xưng tên là các cô ấy biết người nhà của bác sĩ H., sẽ xếp anh vào khám trước. Em đợi anh ở phòng khám đây ạ.” Vì đã “đặt gạch” trước, sáng hôm đó nhà văn ung dung vào viện mà không cần lấy số thứ tự. 

Nhưng gần đến trưa mới nghe gọi tên mình, nhà văn rã rượi bước vào phòng khám. Vừa gặp, bác sĩ sốt sắng hỏi: “Giờ anh mới đến ạ. Em cứ đợi anh suốt từ sáng”, nhà văn nhíu mày: “Tôi cũng ngồi ngoài kia đợi chú suốt từ sáng đến giờ mới được gọi”. Bác sĩ sửng sốt: “Sao lại thế ạ? Em đã dặn đi dặn lại các cô ấy là khi nào nhà văn Ma Văn Kháng đến thì đưa ngay vào cơ mà? Em còn mấy lần gọi điện ra ngoài đó hỏi nhà văn đến chưa, các cô bảo chưa thấy đến. Thế này là thế nào?...”. Nhà văn xua tay: “Thôi thôi, giờ chú cứ khám cho tôi đi đã”. Sau một hồi đo huyết áp, nhịp tim, nghe phổi, kiểm tra các chỉ số sức khỏe, bác sĩ lấy bút ghi kết luận vào sổ khám bệnh của nhà văn. Vừa giở cuốn sổ, bỗng dưng ông rũ người ra cười ngặt nghẽo: “Ôi trời ơi là trời. Sổ khám bệnh anh ghi tên thật là Đinh Trọng Đoàn, thảo nào các cô ấy cứ đợi Ma Văn Kháng đến để... ưu tiên mà mãi không thấy đâu cả”.

Không ai biết là ai

Những tháng cuối đời, nhà văn Tô Hoài bị ốm nặng phải vào nằm tại phòng điều trị đặc biệt của Bệnh viện Hữu nghị. Lúc vào viện, nhà văn không nói được, suốt ngày phải nằm truyền dịch và thở oxy. Các bác sĩ điều trị chỉ biết tên bệnh nhân nằm ở giường số 1 là Nguyễn Sen. Một buổi sáng chủ nhật, bệnh viện được thông báo là có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm nhà văn Tô Hoài. Tìm trong đống hồ sơ bệnh nhân không biết Tô Hoài nằm ở phòng nào, khoa nào mà giờ Chủ tịch nước đến thăm lại quá gần nên cán bộ, nhân viên của viện không kịp chuẩn bị đón tiếp. 

Đúng 8h15, Chủ tịch nước đến cổng viện, nhà thơ Hữu Thỉnh [Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam] đã đến thăm trước đó nên vẫn nhớ số phòng, nhanh chóng đưa Chủ tịch Trương Tấn Sang đến đúng giường nhà văn Tô Hoài đang nằm. Thấy lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước đến tận giường bệnh, sờ trán, cầm tay, lại đội mũ len cho bệnh nhân Nguyễn Sen, các bác sĩ rất ngạc nhiên và tò mò hỏi nhau đó là ai mà được quan tâm đặc biệt như vậy. Nhận thấy những ánh mắt ngạc nhiên đó, nhà thơ Hữu Thỉnh liền giới thiệu: “Đây là nhà văn Tô Hoài, hôm nay Chủ tịch nước đã dành thời gian đến thăm và động viên ông”. Lúc này, từ Phó giám đốc bệnh viện đến các y tá mới ồ lên đầy ngưỡng mộ, hóa ra cả tháng nay mình trực tiếp điều trị cho tác giả “Dế Mèn phiêu lưu ký” mà không hề biết.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề