Nhà tình nghĩa là gì

Điều kiện xét tặng nhà tình nghĩa. Đối tượng và điều kiện để xét tặng nhà tình nghĩa.

Điều kiện xét tặng nhà tình nghĩa. Đối tượng và điều kiện để xét tặng nhà tình nghĩa.

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Mẹ tôi là vợ liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, không may bác sỹ chuẩn đoán bị bệnh u não di căn thời gian sống không còn bâu lâu. Nay mẹ tôi có nguyện vọng được ở trong ngôi nhà tình nghĩa trước khi qua đời. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp của mẹ tôi có được xét tặng nhà tình nghĩa không? Nếu có thì cần giấy tờ gì? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2013 thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Trong điều kiện nhiều hộ thuộc diện đối tượng chính sách trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở thì đây là việc làm cụ thể, thiết thực. Theo đó, quyết định này quy định cụ thể về nguyên tắc, đối tượng và điều kiện áp dụng chính sách cũng như mức hỗ trợ cho hộ gia đình người có công với cách mạng có một hoặc nhiều người có công với cách mạng. Cụ thể như sau:

1. Về nguyên tắc hỗ trợ

Theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg khi áp dụng chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công với cách mạng về nhà ở cần đảm bảo các nguyên tắc:

– Hỗ trợ cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày 15/6/2013.

– Cần huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.

Xem thêm: Thủ tục giải quyết chế độ mai táng phí theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg

– Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).

2. Về đối tượng áp dụng

Chính sách hỗ trợ này được áp dụng đối với những hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng. Trong đó, người có công với cách mạng được liệt kê tại Khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 về ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội bao gồm:

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

– Liệt sĩ.

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Xem thêm: Xét tăng lương trước thời hạn và bảo lưu danh hiệu chiến sĩ thi đua

– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

– Bệnh binh.

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

– Người có công giúp đỡ cách mạng.

3. Về điều kiện áp dụng

Xem thêm: Chế độ hưởng đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng mới được phong tặng

Căn cứ Điều 2 của Quyết định này hộ gia đình được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

– Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận nêu ở trên.

– Nhà đang ở là nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:

+ Phải phá dỡ để xây mới nhà ở.

+ Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Nhà tình nghĩa là gì

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

4. Về mức hỗ trợ

Xem thêm: Hỗ trợ tiền xây nhà cho người có công

Theo Điều 3 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) được phân bổ như sau:

– Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở .

– Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Như vậy, nếu gia đình bạn đáp ứng các điều kiện nêu trên có thể chủ động làm đơn và gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí về nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách hộ người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hỗ trợ cho các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ.