Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông

Chia Sẻ Những trích dẫn hay về sứ mệnh của nhà văn

Nhà văn phải viết vì một con người hôm nay, vì thế giới hôm nay và vì thời đại của mình. Song cái lí tưởng mà khao khát của nhà văn hướng đến vẫn là một giá trị nhân loại trong trọn vẹn thời gian và không gian lịch sử [Nguyễn Hoàng Đức]

2. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng. [M. Gorki] 3. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp[Ai – ma – tôp ] 4. Nghệ sĩ càng lớn, thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật. [Balzac] 5. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. [Nguyễn Minh Châu] 6. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm. [Thạch Lam] 7. Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng chưa bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. [Sô – Lô – Khốp] 8. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp [Nguyễn Tuân] 9. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. [Nguyễn Minh Châu] 10. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay. [Chế Lan Viên] 11. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. [Phạm Văn Đồng] 12. Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. [Xuân Diệu] 13. "Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào khác"[ Nguyễn Tuân ] 14. Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của Chân – Thiện – Mỹ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông.

[Lã Nguyên, in trong “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật”, Nguyễn Minh Châu – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007]

“Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông.”

Mỗi nghệ sĩ có đời sống bằng văn chương riêng, mỗi người có con đường của riêng mình. Vì sao?

Vì đời sống là đối tượng khám phá của nghệ thuật, của văn chương. Cuộc đời là nơi xuất phát của văn học.

Đứng trước cuộc sống phong phú, mỗi nhà nghệ sĩ có những cảm xúc, suy ngẫm, lí giải khác nhau, lựa chọn những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí đề tài khác nhau để đặt ra những vấn đề khác nhau. Và đó là con đường riêng họ tạo ra cho mình. Đó cũng là yêu cầu xuất phát từ đặc trưng của VHNT: lĩnh vực của sự sáng tạo. Đó cũng là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ. Nam Cao tâm niệm: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay…”.

Nếu không tạo ra con đường riêng của mình thì sao? Tác phẩm của họ sẽ trở thành sự sao chép, sẽ chết, sẽ dẫm lên vết chân của người đi trước. Nghĩa là nó sẽ chẳng mang đến chút gì mới lạ cho văn chương.

Tạo ra con đường riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định sức sống của mỗi tác phẩm, vị trí, phong cách của nhà văn, cái lí để nhà văn đứng được với cuộc đời.

Có thể lấy ví dụ: Cùng một đề tài, cách xử lí khác nhau ở các nhà văn.

Tư duy NT…. quy luật chân thiện mĩ, quy luật nhân bản: Đây là vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật – một vấn đề đặt ra như một nhu cầu bức thiết, sống còn của nghệ thuật. Nhà văn luôn phải tự làm mới mình góp phần đổi mới nghệ thuật. Đổi mới cái gì? Đổi mới đề tài, chủ đề, cảm hứng, văn phong… Quan trọng là đổi mới tư duy, cách nhìn nhận của nhà văn trước cuộc đời.

Nhưng mọi sự đổi mới đều không vượt ra ngoài quy luật chân, thiện, mĩ. Cái chân, cái thiện, cái mĩ, cái nhân bản vẫn là cái đích hướng đến của mọi khám phá, sáng tạo nghệ thuật. Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản giống như sợi dây neo giữ, là giới hạn mà bán kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt qua. Nói cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật.

Văn học sở dĩ là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, vì nó là lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sống của con người. Văn học có nhiều chức năng [nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, dự báo, giải trí…]; có nhiều quan niệm cổ kim đông tây, nhưng điểm giao thoa gặp gỡ vẫn cứ là cái chân – thiện – mĩ, những vấn đề mang tính nhân bản nhân văn của đời sống con người. Cái chân, là muốn nói đến chức năng nhận thức của văn học; văn học phải chân thực. Cái thiện là nói đến chức năng giáo dục, cảm hóa của văn học. Cái mĩ, là nói đến chức năng thẩm mĩ, chức năng cơ bản nhất, chất keo kết dính các chức năng khác. Khi đạt tới chân thiện mĩ là văn học đạt tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người.

Sứ mệnh nhà văn chân chính… đại dương nhân bản mênh mông

Đây là vấn đề trăn trở của nhiều cây viết. Chữ dùng có thể khác nhau, nhưng thực chất vẫn là một. Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác có những phát biểu về vấn đề này. Đó là vấn đề cái tâm của người cầm bút. Ở đây người nói đặt vấn đề: “khơi nguồn dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông” – ý tưởng độc đáo. Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới là để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới tầm nhân bản.

Chứng minh qua một vài tác phẩm:

– Cách đến với cuộc sống của Thạch Lam qua truyện “Hai đứa trẻ”: Chuyện một phố huyện buồn, những đứa trẻ nghèo với tâm hồn nhân ái, giàu mơ ước. Qua đó nhà văn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc mang tính nhân văn, nhân bản: vấn đề khát vọng sống của con người; vấn đề quyền được sống của trẻ em; vấn đề số phận con người và khát vọng đổi thay cuộc sống… Tác phẩm lấp lánh tư tưởng nhân văn theo cách viết của Thạch Lam

– Cách đến với cuộc sống của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”: Chuyện về số phận bi thảm của người nông dân, về khát vọng lương thiện của con người – quỷ dữ. Dù đến muộn trên văn đàn, nhưng Nam Cao vẫn tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc chính nhờ hướng khám phá và phát hiện đời sống của riêng mình. Chí Phèo sở dĩ trở nên bất hủ chính nhờ tài năng và tâm huyết cũng như phong cách của Nam Cao.

– Cả hai tác phẩm đều chạm tới vấn đề mang tính nhân văn, nhân bản: khám phá vẻ đẹp con người, chất người, tức là đạt tới chân thiện mĩ… Tuy nhiên mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm nên giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền văn

Vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng tạo là cái đích muôn đời của văn chương.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề