Nhà văn phải la người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc an giấu trong be sâu tâm hồn của con người

Đề bài chi tiết: Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người". Điều đó có đúng khi Kim Lân viết về người vợ nhặt trong tác phẩm "Vợ nhặt" không? Kim Lân là nhà văn viết truyện ngắn vững vàng với lối viết chuyên về nông thôn, nông dân bằng tình cảm của con người sinh ra nơi đồng ruộng. Trong tập "Con chó xấu xí", lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, nhà văn đã viết nên câu chuyện "Vợ nhặt" - được mệnh danh là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong sự nghiệp của ông. Nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Minh Châu có đôi lần tâm sự: "Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người." Trong mọi trường hợp, con người luôn là đối tượng, là cái đích để một tác phẩm văn chương hướng tới, văn học phải vị nhân sinh mới là thứ văn chương có hồn, có nghĩa. Thấu hiểu điều đó nên trong mỗi tác phẩm của mình, nhà văn Kim Lân luôn hướng vào việc phản ánh bản chất đời sống, đồng thời ca ngợi những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Với "Vợ nhặt", không chỉ hướng vào tái hiện cuộc sống nghèo đói, lầm than của đồng bào trong nạn đói năm 1945, nhà văn còn tìm thấy ở họ hạt ngọc quý của tâm hồn nhân hậu, vị tha mà người vợ nhặt là minh chứng rõ nhất.

BÀI VIẾT PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG BÀ CỤ TỨ ĐỂ LÀM RÕ Ý KIẾN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người". Thấu hiểu điều đó nên Kim Lân - nhà văn của người quê và cảnh quê, đã tìm kiếm miệt mài và khắc họa nên hình ảnh người vợ nhặt với những vẻ đẹp tiềm ẩn trong truyện ngắn cùng tên. Tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư", "Vợ nhặt" là truyện ngắn viết về cuộc sống của người dân lao động nghèo trong nạn đói năm 1945. Kim Lân đã đưa vào những trang văn của mình cả những xót thương ai oán, cả niềm tin và khát khao sống mãnh liệt. Người vợ nhặt là nhân vật trung tâm của cả thiên truyện, là nơi ẩn chứa những thông điệp ý nghĩa, những vẻ đẹp tiềm tàng mà nhà văn thôn quê đã gửi gắm. Kim Lân thật sự đã lắng đục khơi trong để tìm kiếm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn nhân vật, để trân trọng và ngợi ca những phẩm chất ấy. Người vợ nhặt là ai? Đó là nạn nhân thê thảm của cái đói hoành hành và cái chết đe dọa. Tưởng như cái đói đã tàn phá hết cả nhân hình và làm biến dạng nhân cách thị: thân hình gầy guộc, bủng beo, da mặt xám xịt, mặt lưỡi cày, quần áo tả tơi như tổ đỉa, vẻ mặt thì sưng sỉa, cong cớn, lời nói lại chao chát, chỏng lỏn, buông tuồng, suồng sã, không hề biết trên biết dưới, cứ như thể thị đã lăn lóc bấy lâu ở chốn chợ đời. Chưa kể dân gian ta có câu: "Có thực mới vực thành đạo" nhưng không quên nhắc nhở "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "Miếng ăn quá khẩu thành tàng" để nhắc nhở con người biết giữ mình trước chuyện uống ăn. Nhưng khi được ăn, thị lại "sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng nói năng gì", như thể gạt bỏ tự trọng, vứt đi sĩ diện để được ăn, như thể không ăn bây giờ thì suốt đời thị sẽ không được ăn nữa. Vậy thì, con người đó, làm gì còn "hạt ngọc" nào trong tâm hồn để nhà văn Kim Lân có thể ca ngợi? Trong suy nghĩ của độc giả ban đầu, thị là một kẻ tầm thường không biết trên dưới, đã thế lại chẳng còn tự trọng, sẵn lòng nhắm mắt trao thân cho một người đàn ông lạ mặt, chẳng biết dòng trong hay bến đục đang chờ. Thế nhưng, liệu có phải những hành động vô lối đó chẳng qua chỉ là hệ quả tất yếu của một người đã bị cái đói dồn đến bước đường cùng hay chăng? Tài năng của người nghệ sĩ được đánh giá qua con mắt nhìn đời. Nếu họ chỉ nhìn thấy ba phần nổi của tảng băng chìm, họ sẽ chẳng bao giờ trở thành nhà văn chân chính. Bởi vậy mà thiên chức của mỗi nhà văn là phải gạn đục khơi trong để tìm tòi, khám phá và thấu hiểu bản chất tốt đẹp của con người, tìm kiếm được những vẻ đẹp ẩn sâu trong lớp vỏ bề ngoài xù xì, thô ráp. Kim Lân đi sâu để khám phá bản chất tốt đẹp trong tâm hồn thị. Xét cho cùng, người vợ nhặt là người hiền hậu, ý nhị và giàu khao khát. Điều đó chỉ được lộ ra trong những bước chân theo Tràng về nhà làm vợ. Thị theo sau 3,4 bước, đầu cúi xuống, tay cầm cái nón tàng, ngượng nghịu đến nỗi chân này bước díu vào chân kia. Thị đã lột xác thành một nàng dâu mới e lệ, ý nhị như ai, không còn cái vẻ chao chát, chỏng lỏn, chua ngoa như hôm gặp nơi phố huyện. Thị ngượng chín mặt trước những lời trêu đùa của bọn trẻ con cùng xóm, trước những ánh mắt săm soi và những câu bình phẩm của người dân xóm ngụ cư. Hóa ra ẩn sâu trong lớp ngoài chao chát, chua ngoa thuở xưa lại là vẻ ý tứ, duyên dáng và nhẹ nhàng như thế - một vẻ đẹp người đọc chưa hề nghĩ tới trong trang văn đầu tiên. Khi vào đến nhà, thị đảo mắt một lượt và chợt nhận ra hoàn cảnh khốn khó. Thị nén một tiếng thở dài cũng là nén niềm thất vọng của mình xuống đáy lòng. Người vợ nhặt chỉ dám "ngồi mớm" vào mép giường, vân vê tà áo, chào bà cụ Tứ để nhận mình là dâu con. Cái cử chỉ nhỏ nhẹ duyên dáng ấy càng làm nổi bật nét tâm hồn của người phụ nữ: ý tứ và nhẹ nhàng, biết trên biết dưới, có lẽ thị đã sẵn sàng để tới và trở thành một thành viên của gia đình này dẫu ban đầu chỉ là một sự thoáng qua. Bà cụ cũng mở rộng lòng trắc ẩn, nhận thị làm dâu con. Tình người nở rộ trong hoàn cảnh khốn khó bấy giờ thật ấm áp, tình người bao dung và cưu mang những phận đời bất hạnh, tình người khiến con người có động lực để sống tiếp. Có lẽ thị sẽ trút bỏ tất cả lớp vỏ xấu xí, cộc cằn của mình để trở thành một nàng dâu đúng nghĩa, để nhen lên ngọn lửa sống trong tổ ấm của mình. Buổi sáng hôm sau, thị đã tỏ ra là một người vợ hiền lành và đảm đang đúng mực khiến Tràng phải ngạc nhiên. Vẻ mặt đứng đắn hồn hậu, hành động dậy sớm quét tước, thu dọn nhà cửa, sân vườn, hong quần áo, kín nước, hót đống mùn, quét sân sạch sẽ là minh chứng cho người con dâu đảm đang chăm chỉ. Người vợ nhặt đó không phải là kẻ ăn xổi ở thì, nay đây mai đó, thị đã thực sự nghiêm túc để vun vén cho tổ ấm mới của mình, sẵn sàng nhập gia tùy tục để hòa mình vào một cuộc sống mới, vất vả hơn nhưng ấm áp hơn, thị sẽ không còn một mình bơ vơ trên cõi đời nữa. Chẳng những thế, thị cũng tỏ ra là người rất thạo tin: "Ở mạn Bắc Giang người ta không đóng nữa. Người ta còn phá kho thóc Nhật, chia cho người nghèo". Điều đó chứng tỏ thị không phải là người ăn xó mó niêu. Những ngày lăn lóc ngoài chợ tỉnh không chỉ cho thị no cái bụng mà còn cho thị sáng mắt sáng lòng, không chỉ giúp thị kiếm sống mà còn giúp cho thị tìm được đường sống. Những thông tin đầu tiên của một ngọn lửa cách mạng đang nhen nhóm như một nguồn sáng rọi vào bến đời tăm tối thê lương, như một nguồn sống khởi sinh trên vùng đất héo úa cỗi cằn. Có thể mai này thị sẽ hòa mình vào đội quân đi phá kho thóc Nhật, để giành lại những gì thuộc về mình và để vun đắp cho ngôi nhà - tổ ấm mới của thị. Truyện ngắn khép lại cũng là lúc tâm hồn người vợ nhặt sáng rõ. Thị không phải kẻ chao chát, chỏng lỏn, không phải phường vô lại mà thực ra, thị lại là một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, có khát vọng sống cực kì mãnh liệt. Kim Lân đã dày công đi vào khám phá nội tâm sâu kín của nhân vật để tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người họ, trân trọng và ca ngợi chúng, khiến nhân vật hiện lên thật đẹp đẽ. Nhà văn đã thực hiện đúng bổn phận và hoàn thành thiên chức của một nhà văn chân chính. Bởi lẽ chỉ khi dày công tìm hiểu, ta mới thấy được hạt ngọc quý trong tâm hồn nhân vật. Qua đây, ta thấy rõ vai trò của người sáng tác văn học là phải biết tìm tòi, khám phá và trân trọng những vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn con người để không hiểu lầm, không bỏ qua những phẩm chất tốt đẹp. Thiên chức của nhà văn, cũng là thiên chức của người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Con người và đời sống là mảnh đất màu mỡ cho nhà văn đi sâu vào khai thác, cũng là đích đến của văn học. Bởi vậy mà hãy bao dung để thấu hiểu và cảm thông cho những nỗi khổ của con người, để tìm thấy được hạt ngọc tâm hồn quý báu nơi họ. Đó là thiên chức của văn học, cũng là thiên chức của nhà văn.

-Minh Anh-vfo.vn

  • Chủ đề kim lân nguyễn minh châu vợ nhặt
  • Duới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người hay nhất do chính tay đội ngũ chúng tôi biên soạn và tổng hợp:

    1. Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn …

    • Tác giả: vfo.vn

    • Ngày đăng: 3/1/2021

    • Xếp hạng: 3 ⭐ [ 27994 lượt đánh giá ]

    • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

    • Xếp hạng thấp nhất: 1 ⭐

    • Tóm tắt: Đề bài chi tiết: Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người". Điều đó có đúng khi Kim Lân viết về người vợ nhặt trong tác phẩm "Vợ nhặt" không? Kim Lân là nhà văn viết truyện ngắn vững vàng với lối viết chuyên về nông...

    • Khớp với kết quả tìm kiếm: 2019-11-11 · Thiên chức của nhà văn, cũng là thiên chức của người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Con người và đời sống là mảnh đất màu mỡ cho nhà văn đi sâu vào khai thác, cũng là đích đến của văn học. Bởi vậy mà hãy bao dung để …...

    • Xem Ngay

    2. Chứng minh: Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm …

    • Tác giả: theki.vn

    • Ngày đăng: 26/6/2021

    • Xếp hạng: 4 ⭐ [ 70939 lượt đánh giá ]

    • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

    • Xếp hạng thấp nhất: 3 ⭐

    • Tóm tắt: Chứng minh: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” - Nguyễn Minh Châu.

    • Khớp với kết quả tìm kiếm: 2018-12-29 · “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” – Nguyễn Minh Châu Từ hiểu biết về nhân …...

    • Xem Ngay

    Chủ Đề