Nhân vật trữ tình trong bài thơ mẹ của Trần Quốc Minh là ai

cảm nhận của em về bài thơ"Mẹ"-Trần Quốc Minh

Lặng rồi cả tiếng con ve

.......

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

cảm nhận cả bài nhé mấy bạn.Thanks trc

Giải chi tiết:

Yêu cầu về hình thức:

-         - Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần mở - thân – kết bài. 

-         - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu/ đoạn; không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu,…

Yêu cầu về nội dung:

-         a/  Giải thích:

-         * Tình mẫu tử: tình cảm mẹ con.

-         * Trong đoạn thơ, tình mẫu tử thể hiện ở cả hai chiều: tình mẹ thương con và tình cảm biết ơn, trân trọng con dành cho mẹ.

-         - Đoạn thơ đã nói lên tình yêu bao la, sự hi sinh và những công lao vĩ đại mẹ đã dành cho con:

-         + “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về”, “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”: Mẹ không chỉ hi sinh giấc ngủ của mình để mang lại làn gió mát cho giấc ngủ của con mỗi đêm hè mà còn sẵn sàng chở che, nâng đỡ, làm dịu mát tâm hồn con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống.

-         + “Mẹ đã thức vì chúng con”: Mẹ thức hay chính là tình mẹ luôn “thức”, tình mẹ không bao giờ vơi cạn, luôn dõi theo con trên mỗi bước đường đời.

-         - Đồng thời, bày tỏ niềm trân trọng, yêu thương, biết ơn mẹ vô bờ bến của người con qua các hình ảnh so sánh đẹp đẽ, cảm động: “Những ngôi sao… thức vì chúng con”, “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.

-         => Trong đời sống của mỗi người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm với quê hương, đất nước… Nhưng tình mẫu tử vẫn có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất với mỗi con người.

-         b/ Phân tích:

-         *  Tại sao tình mẫu tử là thiêng liêng, quan trọng?

- Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời.

- Vì đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt, vừa mang tính tinh thần cao cả.

- Vì đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên vừa mang tính trách nhiệm.

-         * Biểu hiện của tình mẫu tử nói chung:

-         - Mẹ mang nặng đẻ đau, vượt qua bao khó khăn, vất vả để nuôi dưỡng con nên người.

-         - Mẹ luôn dõi theo con trên đường đời, sẵn sàng chở che, bao dung, nâng đỡ khi con vấp ngã. Sự thành công, hạnh phúc của con được đánh đổi bằng cả cuộc đời của mẹ.

-         - Con cái hiểu và trân trọng công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ thiêng liêng, phải sống, học tập, làm việc để mẹ được vui lòng, không để mẹ phải lo lắng. Quan tâm, yêu thương mẹ mỗi ngày và từ những hành động nhỏ nhất: vâng lời, chăm sóc lúc mẹ ốm đau, học tập tốt,…

-         c/ Bàn luận, mở rộng:

- Tình mẫu tử là nguồn sống vô giá, giúp ta vững vàng trong cuộc sống.

- Được sống trong tình mẫu tử là may mắn, hạnh phúc của con người. Thật thiệt thòi cho những ai không được sống trong tình mẫu tử và bất hạnh cho những kẻ không biết trân trọng tình mẫu tử.

- Phê phán những kẻ sống vô ơn bạc nghĩa, không yêu thương, biết ơn cha mẹ, đối xử tệ bạc với cha mẹ.

-         - Ngoài tình mẫu tử là thiêng liêng còn có tình phụ tử, tình cảm anh em… cũng cần được trân trọng.

-         d/ Bài học hành động và liên hệ bản thân:

-         - Biết yêu thương mẹ nhiều hơn, cố gắng trở thành học sinh ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.

- Liên hệ bản thân.

Mỗi một con người sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ dù ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi, êm dịu như suốt hát những lời ca ngọt ngài như dòng sữa vẫn không thể thay thế được một hồi ức đẹp đẽ về tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con. Dưới đây là Bài Thơ Mẹ của Trần Quốc Minh.

Nội dung

Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

1972
Tác giả: Trần Quốc Minh.

Nguồn: Bài thơ Mẹ, SGK Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục, 2002

Cảm nghĩ về bài thơ mẹ 

Mỗi một con người sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ dù ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi, êm dịu như suốt hát những lời ca ngọt ngài như dòng sữa vẫn không thể thay thế được một hồi ức đẹp đẽ về tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con.

Tâm hồn của những người con đất Việt chúng ta thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mượt, dòng sông mát lành uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa nắng trưa oi ả. Là những mái đình cổ kính, cổng làng… Tất cả chúng ta đều có thể mường tượng ra những hình ảnh ấy. Ấy không chỉ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình mẹ thiêng liêng mà mẹ đã dành cho chúng ta. Trong bài thơ “mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi cho chúng ta cảm giác thân thương, mến yêu đó.

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngoi sao thức ngoài kia

chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngon gió của con suốt đời.

Lời thơ giản dị mộc mạc đằm thắm nhưng đượm chất Việt được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ hết sức độc đáo. Nó đã lột tả được vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta. Những ngôi sao ngoài kia có thức suốt đêm cũng chẳng bằng mẹ thức vì con. Mẹ thức vất cả ngày đêm để cho con có giấc ngủ say nồng.

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

“Lăng rồi cả tiếng con ve” tác giả đã sư dụng nghệ thuật đảo ngữ, nhằm thể hiện được không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả. Hãy thử tưởng tượng xem con ve kêu suốt ngày hè ấy cũng biết mệt mỏi thì cái nóng của mùa hè nó đến mức nào. Con ve cũng mệt mà không kêu thành tiếng nữa những vẫn vọng lại tiếng à ơi của mẹ. Không có gì có thể ngăn được tình thương của mẹ, của lòng mẹ yêu con, khiến cho ve kia cũng lặng im. Văng vẳng trong trưa hè oi ả, không một tiếng động là tiếng ru của mẹ. Mẹ không quản trưa hè oi bức để cho con được yên giấc nồng.

Tiếp theo là những câu thơ của da diết:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .

Điệp từ ở cuối câu thơ 4,5 và điệp ngắt quãng ở câu thơ thứ 6 giúp cho chúng ta có thể liên tưởng được hình ảnh, trong buổi trưa hè oi ả, ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ có lời ru của mẹ là vẫn còn mãi. Có lúc trầm lúc bổng đưa con vào giấc say nồng. Mẹ không chỉ quạt cho con bằng sức của mẹ mà còn mát lạnh lòng ta bằng chính tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Sức mạnh to lớn của mẹ to lớn trong lời hát ru, đôi tay mẹ trở thành ngọn gió thu mát mẻ xua tan đi cái nắng oi ả của ngày hè.

Đi suốt cuộc đời đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của mẹ ta bỗng thấy thời gian này như bị chùng lại. Trong những bồn bề của cuộc sống làm cho ta lắng lại, nó cho ta giây phút nhớ tới mẹ nhớ tới tình cảm thiêng liêng mà mẹ đã dành cho ta.

Bài thơ " Mẹ " của Trần Quốc Minh Bài thơ chủ yếu thể hiện tình cảm gì của người viết ? Nhanh nha mn

Bộ đề Đọc hiểu Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh đầy đủ nhất.

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

[Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29]

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến?

Câu 3:  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Lời giải

Câu 1: 

Bài thơ được viết theo thể thơ: lục bát.

Câu 2:

- Trong bài thơ những âm thanh được nhắc đến:

+Tiếng ve

+Tiếng ru “ạ ời”

+Tiếng võng kẽo cà

Câu 3: 

- Biện pháp tu từ: so sánh. [Tác giả so sánh mẹ với ngọn gió]

- Tác dụng: Tác giả so sánh “mẹ” với “ngọn gió”. Ngọn gió đem đến sự mát mẻ cho con trong giấc ngủ cũng như mẹ mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất, bình yên nhất. Biện pháp so sánh cho thấy sự hy sinh cao cả của mẹ dành cho con, đồng thời cũng cho thấy sự biết ơn của những đứa con với người mẹ của mình.

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa Thu 

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về 

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn 

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

[Trần Quốc Minh]

 
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

Câu 2: Câu thơ “Lặng rồi cả tiếng con ve” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó?

Câu 3: Hãy phân tích cái hay của hình ảnh so sánh “Mẹ là ngọn gió” trong câu thơ cuối.

Câu 4: Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ.

Lời giải

Câu 1: Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.

Câu 2: [Nghệ thuật đảo ngữ [đưa tính từ lặng rồi lên đầu câu] nhằm nhấn mạnh cái khắc nghiệt của trưa hè, đến cả con ve cũng “lặng” tiếng rồi vì cái nóng quá oi ả.

Câu 3: Đây là câu hỏi kiểm tra năng lực cảm thụ của học sinh về tác phẩm. Có thể chấp nhận nhiều cách bày tỏ khác nhau nhưng phải làm nổi bật được đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

Câu 4: Chỉ cho điểm tối đa nếu học sinh ghi lại được chính xác từ hai câu thơ hoặc ca dao trở lên, nếu ghi được 1 câu thì cho 0,25 điểm- Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra[Ca dao]-       Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưaMiệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương[Ca dao]- Chỉ mẹ là nguồn vui, ánh sáng diệu kì  Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước-          Mẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

[Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy]

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

[Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002]

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Lời giải:

Câu 1. Thể thơ: Lục bát

Câu 2. “Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc.

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.

Câu 4. Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ: “giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương.

+ So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời.

→ Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 4

Đọc ngữ liệu và thực hiện những yêu cầu sau: 

Mẹ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Trần Quốc Minh  [sgk tiếng Việt 2]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng 7 và 8 và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó? 

Câu 3:  Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 4: Từ văn bản trên rút ra bài học gì cho bản thân.

Lời giải

Câu 1. PTBĐ: Biểu cảm

Câu 2. Biện pháp tu từ dòng 7: nhân hóa, dòng 8: so sánh

Tác dụng: Diễn tả công lao to lớn của mẹ, nhiều hơn rất nhiều lần so với những vì sao ở ngoài kia.

Câu 3. Nội dung: Nói về sự hi sinh và tình yêu của người mẹ

Câu 4. Bài học: biết ơn, thương yêu và kính trọng đấng sinh thành của chúng ta

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 5

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng a ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

[Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình,

NXB Giáo dục, 2002, tr. 28-29]

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Từ “Bàn tay” trong bài thơ là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai, nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Lời giải:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ Lục bát

Câu 2: Bàn tay: Nghĩa gốc

Câu 3: Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người con

Đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.

Câu 4: Biện pháp tu từ: So sánh “Mẹ là ngọn gió”

“Mẹ là ngọn gió” - ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

Video liên quan