Những cách giúp học sinh có được sự tự tin trong học tập và cuộc sống

  • 06/05/2018 | 08:27 GMT+7
  • 25.660 lượt xem

Tự tin là phẩm chất rất quan trọng của mỗi con người. Thầy cô và phụ huynh hãy rèn luyện để học sinh, con em mình tự tin ngay từ khi còn nhỏ. Xin chia sẻ kinh nghiệm của một giáo viên nước ngoài giúp các thầy cô tạo sự tự tin cho học sinh.

  • Hãy tặng con mình món quà rất ý nghĩa: Sự tự tin!

Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm những việc to lớn
Học sinh của bạn có tự tin trong lớp học không? Làm thế nào để học sinh tự tin tham gia nhiều hơn, nói nhiều hơn, có thể vẫn mắc sai lầm nhưng cảm thấy tự tin rằng họ có thể giao tiếp hiệu quả – họ có thể nói những gì họ muốn nói. Tất cả đều có liên quan đến thái độ và sự tự tin của người học.

Tại sao sự tự tin của học sinh lại quan trọng?

Điều quan trọng là học sinh cảm thấy tự tin vì nếu không học sinh sẽ không có khả năng giao tiếp cũng như biểu đạt những gì mình muốn nói. Học sinh thiếu tự tin thường hay kêu ca, phàn nàn hoặc nói những điều như, "con không thể làm được"; "con không biết làm thế nào"; "con sẽ không làm điều đó". Nếu bạn cảm thấy sự tự tin học sinh là điều quan trọng, hãy cố gắng để tạo dựng nó.

Hãy thử áp dụng 7 chiến thuật dưới đây để tăng sự tự tin cho học sinh.

Điều quan trọng là sửa chữa những sai lầm của học sinh, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sửa mọi từ mà một học sinh nói? Khi học sinh mắc quá nhiều lỗi sai, và giáo viên lại cứ chăm chăm vào những lỗi đó thì sự tự tin chắc chắn sẽ không còn. Hãy chỉ sửa lỗi sai khi thực sự cần thiết theo mục đích nào đó, nhưng không làm gián đoạn hoặc sửa đổi quá nhiều những gì học sinh đang trình bày.

Vấn đề tiếp theo là giáo viên quên khen học sinh những gì họ đã làm rất tốt. Sau khi tham gia một hoạt động đóng vai, hãy khen ngợi học sinh một điều gì đó, ví dụ: "Công việc tốt! Con đã nhớ sử dụng tất cả các từ khóa vừa học" hoặc "cách diễn đạt của con rất học thuật". Và sau đó có thể bổ sung những gì học sinh cần làm thêm, ví dụ như: "Nhưng con thiếu một vài sự kiện đã học từ tuần trước. con có thể bổ sung ý này trong các bài viết hoặc bài kiểm tra?". Mặc dù giáo viên đang nói với học sinh những gì họ đã làm sai nhưng học sinh sẽ đón nhận thông điệp một cách tích cực hơn.

Đừng quên khen ngợi học sinh

Chúng ta nên cố gắng giảng dạy và liên hệ với thực tiễn cho phép học sinh có thể dựa vào những nền tảng kiến thức mà chúng đã biết. Nếu các kiến thức đứng biệt lập và quá hàn lâm sẽ khiến học sinh khó nắm bắt, làm chủ và thể hiện nó. Nếu muốn học sinh tự tin hơn, thể hiện nhiều hơn hãy chọn những chủ đề gần gũi như, mua sắm, ăn uống, trò chơi,… sau đó yêu cầu học sinh diễn đạt lại một cách học thuật dưới góc độ các kiến thức vừa học.

Trong lớp học, học sinh gặp rất nhiều khó khăn – không hiểu, không tập trung, không thể nhắc lại được các nội dung kiến thức. Đó là lý do tại sao cần tập trung từ điểm yếu của học sinh [thiếu kỹ năng, ngôn ngữ hạn chế] và phút huy các thế mạnh của họ. Tôi luôn phải dạy tiếng Anh cho các học sinh chuyên Sử. Tôi nói với học sinh, tôi là giáo viên tiếng Anh, tôi không hiểu gì về lịch sử, hãy dạy tôi về điều đó. Hoạt động này đã tăng cường sự tự tin của học sinh một cách đáng kinh ngạc. Học sinh biết cái mà giáo viên không biết, học sinh sẽ làm một công việc tuyệt vời là giải thích cho giáo viên. Học sinh nhỏ tuổi có thể nói về những nơi bạn chưa từng đến hoặc những điều bạn chưa bao giờ làm…

Hình ảnh quảng cáo, poster, áp phích hoặc các tranh cổ động sẽ giúp học sinh có cơ sở để tiếp nhận và thể hiện sự hiểu biết. Nếu học sinh phải kể một câu chuyện cho lớp học, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu họ có những hình ảnh mang theo. Nếu học sinh cần đưa ra một chủ đề thuyết trình, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu họ có một hình ảnh để dựa vào.

Học sinh được trình bày ý tưởng về bài học trước lớp trong tiết học

Tôi không thể nói hết được tầm quan trọng của việc học theo những mục tiêu cụ thể. Nếu bạn đặt mục tiêu rõ ràng với lớp học của mình, vào đầu năm học và ngay cả khi bắt đầu mỗi lớp học, học sinh sẽ có cảm giác tốt hơn, tự tin hơn về những gì họ đã hoàn thành. Giả sử bạn bắt đầu lớp học bằng cách nói cho học sinh biết: "Hôm nay chúng ta sẽ học về 3 nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II". Kết thúc giờ học, giáo viên có thể nói: "Bây giờ chắc chắn các con đã sẵn sàng để nói cho bất cứ ai về nguyên nhân của cuộc chiến tranh".

Làm cho học sinh của bạn cảm thấy tự tin không khó khăn như bạn nghĩ. Dạy cho học sinh các mẫu câu, cụm từ quan trọng mà học sinh sẽ phải sử dụng nhiều lần [Con cho rằng/ Theo ý kiến cá nhân con/ Có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng,…]. Nếu học sinh liên tục lặp lại những cụm từ này thì họ sẽ sớm trở thành một thói quen và học sinh sẽ nói một cách hết sức tự nhiên. Tạo thói quen bằng cách yêu cầu học sinh lặp lại mỗi ngày/tuần. Và tiếp tục thêm những cách diễn đạt mới hoặc mở rộng phạm vi cũng như đối tượng giao tiếp.

Khi học sinh cảm thấy tự tin nghĩa là học sinh đang hạnh phúc

Những học sinh tự tin cảm thấy mình có thể hoàn thành những nhiệm vụ học tập và hơn thế nữa, học sinh biết cách ứng dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống.

Trong quá trình dạy học, thầy cô có những cách làm nào để giúp học sinh tự tin hơn khi nói và giao tiếp? Nếu thầy cô có những cách làm khác, hãy chia sẻ cùng chúng tôi!

Tự tin về khả năng của chính mình có nghĩa là biết điểm mạnh của bản thân và có thể sử dụng những điểm mạnh đó một cách hiệu quả. Trong thực tế hiện nay, khi phải đối mặt với kiến thức mới đã khiến nhiều sinh viên bị mất tự tin và bắt đầu đặt câu hỏi về trí thông minh cũng như khả năng thành công của chính họ.

1. Tập trung vào các chủ đề mà mình giỏi

Nếu bạn thuộc kiểu người có sự tự tin thấp, đôi khi bạn cần được nhắc nhở về các lĩnh vực mà mình xuất sắc. Nếu nhận thấy bản thân bị ám ảnh bởi một điều gì mình không giỏi, hãy học hỏi từ nó và tiến về phía trước. Thực tế cho thấy rằng rất khó để vượt trội trong mọi môn học và bạn không nhất thiết phải giỏi tất cả mọi thứ trong cuộc sống.

2. Ngừng so sánh bản thân với người khác

Một trong những điều tồi tệ nhất mà sinh viên thường làm là so sánh mình với người khác. Mỗi người sẽ có những điểm mạnh riêng của mình. Nếu so sánh điểm số của mình với một người khác có điểm cao hơn, bạn sẽ dần mất niềm tin vào khả năng của chính mình. Hãy nhắc nhở bản thân ngừng so sánh mình với người khác. Một khi bạn phá vỡ thói quen tự so sánh không lành mạnh này, bạn sẽ có thể tập trung vào những điều quan trọng hơn.

3. Thúc đẩy một tư duy tích cực

Nhiều sinh viên rơi vào trạng thái không tốt khi họ nhận được phản hồi chưa tốt hoặc điểm kém trong bài kiểm tra. Điều này khiến họ nghĩ rằng mình không thông minh như những người khác trong lớp. Cảm giác này là phổ biến đối với những sinh viên có suy nghĩ tiêu cực.

Thay vì nhìn vào những điều tiêu cực, hãy duy trì một tư duy tích cực. Khi gặp phản hồi chưa tốt, hãy coi đó là một kinh nghiệm để có thể tốt hơn trong lần sau.

4. Tự nhắc nhở bản thân về sự tiến bộ của mình

Các sinh viên thường quên rằng họ đã đi rất xa và sẽ tiếp tục cải thiện trong quá trình học. Nhắc nhở bản thân về những điều mà bạn đang làm cách đây nhiều năm và so sánh nó với những việc đang làm bây giờ. Chắc chắn, bạn sẽ thấy được sự cải thiện qua nhiều năm và sẽ nhận ra rằng mình đang tiến bộ và tiến về phía trước. Điều này sẽ giúp bạn tự tin và lạc quan hơn.

5. Bạn không phải là siêu nhân

Học sinh ở mọi lứa tuổi thường tạo áp lực rất lớn cho bản thân để trở nên tuyệt vời trong mọi thứ. Họ muốn trở thành người giỏi nhất ở mọi môn học, có điểm số cao nhất, xuất sắc trong các hoạt động ngoại khóa và có một cuộc sống xã hội tuyệt vời. Tuy nhiên, những kỳ vọng không thực tế thường dẫn đến sự thất vọng. Điều quan trọng là học sinh biết giới hạn của mình là gì và không cảm thấy thất vọng nếu họ phải đối mặt với thử thách ở trường. Hãy suy nghĩ và tìm hiểu về những mục tiêu thực tế và cách để đạt được chúng một cách lành mạnh. Và đừng quên rằng chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng.

6. Công nhận giá trị của chính mình trong cuộc sống

Sinh viên thường nghĩ về trường học và hầu như không có gì khác. Họ quên đi giá trị mà mình mang lại trong các lĩnh vực khác như mối quan hệ với bạn bè và gia đình.

Thử suy nghĩ và dành thời gian để nhận ra mình có giá trị như thế nào trong các lĩnh vực không liên quan đến trường học. Khi nhìn thấy giá trị của bản thân, bạn sẽ ít có xu hướng tìm kiếm sự tự tin thông qua trường học.

                                                                                                                                  Nguồn: Sansangduhoc

Video liên quan

Chủ Đề