Những chính sách nào sau đây của Tần Thủy Hoàng

1/ Tư liệu trên cho em biết điều gì về chính sách cai trị đất nước của Tần Thủy Hoàng?

2/ Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?

1/ Nhận xét chính sách cai trị đất nước của Tần Thủy Hoàng:

Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quan, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. Tần triều vô cùng coi trọng việc cai trị đất nước và quan lại. Trong đó, việc quản lý quan lại được Tần triều xem là một việc rất trọng yếu bởi bộ phận người này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, sự thịnh suy của đất nước. Để tăng cường tác phong và uy tín của quan lại, nhà Tần có pháp tắc nghiêm ngặt về tuyển chọn, bổ nhiệm chức vị, đồng thời có quy định nghiêm ngặt về sát hạch và thưởng phạt.

Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cà nước.

Tần Thủy Hoàng luôn bị người đời sau xưng là “bạo chúa” và chính sách cai trị của ông cũng bị hậu thế liệt vào loại hà khắc nhất trong lịch sử.

2/ Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc:

- Tần Thuỷ Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền.

- Vua Tần xưng là Hoàng đế, là đấng tối cao có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước.

- Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước ; ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực...

- Hoàng đế còn có một lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược với bên ngoài.

- Hoàng đế chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú [ở quận] và Huyện lệnh [ở huyện]. Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.

- Nhiều giai cấp mới được hình thành. Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và tá điền dần được xác lập.

Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc được đánh giá là vị hoàng đế tàn bạo, độc tài, chuyên chế khét tiếng lịch sử. Tham vọng của vị hoàng đế này là tất cả thần dân đều phải quỳ phục dưới chân mình. Do vậy, chính sách cai trị tàn bạo của Tần Thủy Hoàng được thực hiện rộng rãi trên cả nước suốt thời gian tại vị.

Để tăng sức mạnh quân sự, Tần Thủy Hoàng đã cho người bắt tất cả các trai tráng khỏe mạnh tòng quân. Theo đó, mỗi binh sĩ trong quân đội của Tần Vương phải giết ít nhất 1 quân địch trong mỗi trận chiến. Sau đó, họ phải chặt đầu kẻ thù và đem trình lên cho Tần Thủy Hoàng.

Nếu binh sĩ nào ra trận mà không giết được kẻ địch nào thì sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Ngược lại, binh sĩ nào giết được càng nhiều địch thì sẽ được trọng thưởng, thăng cấp và có địa vị ngày càng cao trong quân doanh.

Sau khi Tần Thủy Hoàng đánh bại 6 nước chư hầu, thống nhất thiên hạ và trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, người dân ở các nước bại trận bị bắt làm việc như nô lệ hoặc gia nhập quân đội nhà Tần.

Những người nào vi phạm quy định, luật lệ của Tần Thủy Hoàng đều sẽ bị xử tử hoặc giáng xuống làm nô lệ.

Trong thời gian cầm quyền, Tần Thủy Hoàng tiêu chuẩn hóa hệ thống chữ viết. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng đốt nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả khi thực hiện chính sách ngu dân năm 213 TCN.

Đến năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng bị các phương sỹ che mờ mắt, bịa đặt nhiều chuyện không đúng sự thật dẫn đến việc ra quyết định sai lầm là “chôn nho” và giết hết các phần tử trí thức.

Theo một số ghi chép, do tinh thông ngũ hành nên Tần Thủy Hoàng đã vận dụng điều này để nhấn chìm các nước đối thủ từ đó gây ra động đất ảnh hưởng đến cuộc sống của bách tính.

Năm 246 TCN, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng lăng mộ cho mình sau khi băng hà. Khi đó, Tần Vương mới 13 tuổi. Sau 36 năm xây dựng, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng hoàn thành và ông hoàng này đã qua đời ngay sau đó [vào năm 210 TCN].

Theo ước tính, 700.000 tù nhân chiến tranh và nô lệ đã tham gia vào việc xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Sau đó, toàn bộ bị giết chết để không làm lộ bí mật về vị trí lăng mộ. Thậm chí, để có thể an hưởng cuộc sống sung túc như khi còn sống, Tần Thủy Hoàng còn chôn sống các nhân tình, thê thiếp... để họ theo hầu hạ vị hoàng đế này khi ở thế giới bên kia.

Theo Kiến thức

Câu hỏi: Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách gì để cai trị đất nước?

A. Chia đất nước thành quận, huyện để cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc

B. Giảm tô thuế cho nhân dân và nông nô

C. Chia đất nước thành các quận, huyện để dễ quản lí, khuyến khích nhân dân

D. Chia đất nước thành các quận, huyện ,cử quan lại trực tiếp quản lí

Đáp án A.

Để cai trị đất nước, Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách: chia đất nước thành quận, huyện để cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.

Tần Thủy Hoàng bị người đời sau xem là bạo chúa và chính sách cai trị của nhà Tần cũng bị hậu thế liệt vào loại hà khắc nhất trong lịch sử. Tuy nhiên những văn vật và ghi chép khai quật được lại cho thấy một số điểm trái ngược với quan niệm này.

Sau khi thống nhất Trung Nguyên, nhà Tần rất coi trọng việc tuyển dụng và giám sát quan lại, bởi bộ phận người này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, sự thịnh suy của đất nước. Nhà Tần có phép tắc nghiêm ngặt về tuyển chọn, bổ nhiệm chức vị, đồng thời có quy định nghiêm ngặt về sát hạch và thưởng phạt.

[Tranh minh họa: Winnie Wang, Vision Times tiếng Trung]

Tháng 12 năm 1975, trong ngôi mộ cổ ở khu vực Thuỵ Hổ thuộc huyện Vân Mộng tỉnh Hồ Bắc, người ta khai quật được hơn 1000 thẻ tre gọi là “Tần giản” hay “Vân Mộng Tần giản”. Các thẻ tre này có ghi chép lại pháp luật và công văn lúc bấy giờ, là một tư liệu quan trọng về chính sách của nhà Tần. Đạo làm quan lại của nhà Tần, “Vi lại chi đạo”, cũng được ghi chép một cách chi tiết và rõ ràng.

Phàm là người làm quan phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Phải liêm khiết, chính trực, thận trọng và nghiêm cẩn. Trong tư tưởng không có tư tâm, thưởng công và phạt tội phải thỏa đáng.
  • Đối đãi với mọi người phải hòa thuận, chung sống phải chân thành, giữ chữ tín và sẵn sàng nghe các ý kiến bất đồng, tiếp thu những lời can gián.
  • Đối với công việc phải siêng năng, cần mẫn, trừ bỏ dục vọng cá nhân và những ý nghĩ đen tối.
  • Phải tôn kính với người lớn tuổi, thiện đãi người tuấn kiệt. Bất luận là khi đương chức hay khi làm một người dân thường thì đều phải trước sau như một.
  • Phải có thể kết hợp cương nhu, nhân nghĩa nhường nhịn.
  • Phải thận trọng đối đãi với những việc nghe thấy, nghe nói mười lần không bằng tự mình đi xem một lần.
  • Phải bỏ hẳn ý niệm hưởng lạc, an nhàn trong đầu, phải trung thành, không ham phú quý chức vị mà phải tu chỉnh lại bản thân.

Ngoài 7 yêu cầu trên, người làm quan phải có 5 đức hạnh tốt đẹp, đó là: “Trung tín kính thượng, thanh liêm vô báng, cử sự thẩm đương, hỉ vi thiện hành, cung kính đa nhượng”, nghĩa là trung tín kính trọng người bề trên, thanh liêm chính trực, làm việc thẩm vấn phải cẩn trọng, vui thích làm việc thiện, cung kính nhường nhịn. Nếu người nào làm được cả năm đức hạnh này thì được triều đình khen thưởng lớn và được dân chúng hết lòng ủng hộ.

Một phần các thẻ tre của nhà Tần được khai quật tại Hồ Bắc năm 1975 [Ảnh: Wikipedia, CC BY-SA 3.0]

Làm quan phải tránh 5 tội nặng, bao gồm:

  • Thứ nhất là xa hoa dâm đãng quá mức, tiêu pha phung phí.
  • Thứ hai là vì phú quý mà kiêu ngạo tự đắc, ngông cuồng.
  • Thứ ba là chuyên quyền độc đoán, tự ý phán quyết.
  • Thứ tư là chống đối, xúc phạm người bề trên, bỏ mặc hậu quả và sự nguy hại.
  • Thứ năm là coi rẻ người hiền tài, coi trọng và vơ vét tiền tài.

Người làm quan có thể đối chiếu với 5 tội này mà cảnh giới chính mình thì sẽ trở thành một vị quan cai quản tốt và hoàn thành được chí hướng của mình. Làm người quân chủ thì phải nhân từ, đức độ và sáng suốt, làm bề tôi phải cung kính phục tùng. Quân chủ khoan dung ôn hòa, bề tôi nhân nghĩa trung thành, cha nhân từ hòa ái, con hiếu thuận cung kính chính là cái gốc, mấu chốt để cai trị đất nước.

Những chính sách trên cho thấy nhà Tần yêu cầu quan lại coi trọng đạo đức. Trong đó, “khoan dung, nhân nghĩa, trung tín, cung kính” là phù hợp với ngũ thường “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” mà Nho gia đề xướng. “Kết hợp cương nhu” lại là tư tưởng phù hợp với Đạo gia. Như vậy quan điểm Nhà Tần coi trọng pháp luật hà khắc, coi thường nhân nghĩa là sai lầm.

Lý niệm trị quốc của nhà Tần không đơn giản chỉ có tư tưởng của Pháp gia, vốn coi trọng pháp luật hà khắc, mà còn bao hàm cả tư tưởng Nho gia và Đạo gia. Nói một cách chung nhất là có lợi cho việc trị quốc thì đều có thể sử dụng.

Ngoài ra theo ghi chép trong sử sách, nhà Tần áp dụng ba cách là “Sát cử chế”, “Mộ binh chế” và “Nhâm tử chế” để tuyển chọn quan viên.

“Sát cử chế” là việc triều đình hoặc quan viên chủ quản sẽ tiến hành khảo sát nghiêm ngặt những người được tiến cử. Để đảm bảo người được tiến cử là người hiền, nhà Tần quy định “Bảo nhâm liên tọa chế”, tức là người được tiến cử mà không hoàn thành trách nhiệm hoặc phạm tội thì người tiến cử cũng phải chịu trách nhiệm.

Phạm Thư là thừa tướng nước Tần thời Tần Chiêu Vương. Ông tiến cử Trịnh Bình An dẫn quân đánh nước Triệu nhưng bị thất bại. Về sau, Phạm Thư cũng bị bãi bỏ tước vị.

“Mộ binh chế” tức là triều đình chiêu mộ các danh sĩ nổi tiếng ở khắp nơi làm quan. “Nhâm tử chế” hay còn gọi là “Bảo tử” tức là một vị quan lại ở cấp bậc nhất định có thể tiến cử người học trò, đệ tử mà mình thấy tài đức lên làm quan.

Chế độ tuyển chọn quan lại từ nhiều nguồn và nghiêm ngặt như vậy có thể đảm bảo chất lượng quan lại bổ nhiệm, đồng thời cũng khiến cho quan viên không dám lạm dụng quyền lực.

Chính sách của nhà Tần rất nghiêm khắc trong việc bổ nhiệm và miễn nhiệm tước vị, quy định mức bổng lộc, điều động, sát hạch, thưởng phạt… Theo định kỳ hoặc không định kỳ sẽ có các cuộc thi khảo nghiêm ngặt đối với quan viên. Căn cứ vào kết quả sát hạch, triều đình sẽ có khen thưởng hoặc trừng phạt nghiêm khắc. Theo ghi chép trong sử sách, nhà Tần có ít nhất 28 loại pháp lệnh đề cập đến việc quản lý quan lại.

Luật nhà Tần quy định rằng những quan lại không thực hiện nghĩa vụ, chức trách thì đều bị xử phạt, có thể phạt tiền, bãi miễn chức vị và vĩnh viễn không được làm quan. Quan lại gây ra tổn thất tài sản cho triều đình thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm còn phải bồi thường đầy đủ.

Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn kế thừa chức danh Ngự sử của thời nhà Chu. Cơ quan giám sát quan lại thời Tần là Ngự sử đài, Ngự sử đại phu nắm giữ toàn bộ tấu chương của quân thần và hạ đạt của Hoàng đế, đồng thời giám sát văn võ bá quan. Ở các địa phương sẽ bổ nhiệm Giám Ngự sử, là quan lại do triều đình phái xuống. Bởi vậy mà nhà Tần là triều đại khai sáng chế độ giám sát đốc thúc quan viên.

Trên thực tế từ những ghi chép lịch sử, thời kỳ Tần Thủy Hoàng tại vị không phải là thời kỳ quá mức hà khắc, chỉ đến khi Tần Nhị Thế lên ngôi trái với ý nguyện của Tần Thủy Hoàng thì mới xuất hiện nhiều chính sách vô đạo.

Tất nhiên đối với việc thống nhất Trung Nguyên, từ cương thổ, văn tự, văn hóa, pháp luật cho đến đơn vị đo lường… đều không tránh khỏi những việc cần sự cương quyết. Nhà Tần thu sách thiên hạ, nhưng không hủy tận mà lưu giữ trong thư viện và cho phép quan lại cấp cao được nghiên cứu. Nhà Tần diệt sáu nước nhưng lại dựng cung A Phòng. Bởi vì Tần Thủy Hoàng không hoang dâm, nên cung A Phòng kỳ thực có mục đích là gồm thâu văn hóa thiên hạ.

Cũng chính nhờ cơ sở thống nhất văn hóa do nhà Tần đặt định mà các triều đại sau này mới có thể có được thành tựu, có được sự thống nhất cao độ trên một lãnh thổ rộng lớn trải dài.

Theo The Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

  • Thăng trầm “Ngọc tỷ truyền quốc” của Tần Thủy Hoàng

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ Đề