Những điều không tốt khi chơi game

Theo bạn Game được làm ra với mục đích gì và nó đem lại hiệu quả như thế nào đối với người chơi?

1. Tăng khả năng sáng tạo và ra quyết định.

Mặc dù một số game bạo lực có thể tác động xấu đến tâm lý người chơi, gây nên một số trở ngại về mặt tâm lý, nhất là đối với các bạn trẻ vị thành niên. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chơi game giúp kích thích khả năng sáng tạo, rèn luyện được các kỹ năng phán đoán cho người chơi.

Những người thích chơi điện tử được cho là lười biếng nhưng ngược lại họ lại thực sự sáng tạo, đa nhiệm, và thành thạo khi ra quyết định. Khi chơi game, người chơi phải tính toán, tăng độ tập trung, bạn cần có cái nhìn tổng quát bố cục game để lường trước các khả năng xảy ra, từ đó kích thích não bộ suy nghĩ và làm việc nhiều hơn, nên lúc này các dây thần kinh sẽ làm việc với cường độ lớn, kích thích não bộ ra các quyết định trong thời gian ngắn [đặc biệt đối với các game hành động hoặc game trí tuệ tính thời gian].

"Khi bạn phấn khích, bản thân năng lượng của cơ thể đã là một chất kích thích trí não tuyệt vời. Tâm trạng vui vẻ càng khuyến khích óc sáng tạo hoạt động".

2. Tăng khả năng phản xạ.

Để chơi game tốt, đòi hỏi người chơi phải có tính phản xạ cao và ngược lại khi người dùng có khả năng phản xạ cao thì chơi game sẽ tốt hơn so với người có phản xạ kém, nhất là với những game online đối kháng. Khi bạn mới bắt đầu vào game có thể bạn còn chậm , khả năng chiến thắng và tương tác với bạn chơi còn hạn chế, nhưng theo thời gian bạn có thể thấy được sự tiến bộ của bản thân, đó chính là game đang giúp bạn rèn luyện và phát huy độ nhạy bén của bạn.

Ngoài phản xạ tay, chân trong những trò chơi chiến đấu, thì game còn giúp bạn tăng tính phản xạ cho đôi mắt bằng các game xếp hình, tìm kiếm... Hơn nữa việc quan sát và hạnh động khi có “biến” xảy ra cũng giúp bạn tăng sự kết hợp, tương tác giữa tay chân và đôi mắt. Bạn phải dùng mắt để quan sát mọi diễn biến trên màn hình, tay để điều khiển nhân vật của mình, tai để nghe được tiếng chuyển động cũng như mệnh lệnh của đồng đội. Để chơi được game tốt, bạn sẽ phải phối hợp tay - mắt - tai một cách nhuần nhuyễn.

Nhiều người cho rằng chơi game làm cho chúng ta bị ù lì, đôi khi là bị “điên” vì game, tuy nhiên điều đó chỉ đúng với những ai lạm dụng nó mà thôi. Để chơi game bạn cần bình tĩnh, có một trí nhớ tốt và một đầu óc nhanh nhạy, sáng suốt, những yếu tố này cũng là nhưng gì cần thiết nhất cho công việc và cuộc sống của bạn.

3. Giảm stress.

Đây gần như là nguyên nhân chính của mọi người khi tìm đến game. Khi bạn mệt mỏi với công việc, đầu óc chứa đầy suy nghĩ rối tung rối mù, bạn tìm đến game. Khi bạn thấy chán nản bạn tìm đến game. Khi bạn cần niềm vui, bạn tìm đến game. Khi bạn cần người chia sẻ, bạn tìm đến game,...

Chỉ một ván game, dù thắng hay thua cũng phần nào giúp bạn giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, tâm trạng được cải thiện, và biết đâu đấy, sau những màn đánh đấm trên game, đầu óc bạn được thư giãn nó sẽ làm việc, suy nghĩ và giải quyết vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng nó, chơi game quá nhiều, kỳ vọng vào các nhân vật trong game quá nhiều và sống trong game quá nhiều thì chính game sẽ là nguyên nhân gây nên stress cho bạn.

4. Tăng trình độ ngoại ngữ.

Hiện nay tiếng anh đang là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, để cải thiện và phát triển khả năng ngoại ngữ của bản thân, hầu như mọi người đều tìm đến các trung tâm, lớp học. Tuy nhiên điều đó không thật sự hiệu quả với mọi người, vì khi đến đó chúng ta chỉ chú tâm học các loại câu, cấu trúc ngữ pháp, còn từ vựng thì lại vô tình bị chúng ta “học trước quên sau” do không có điều kiện sử dụng. Khi chơi game, nếu muốn đi tiếp, giải đáp các câu đố hay đơn giản chỉ là hiểu luật chơi, người chơi cần phải hiểu những câu chữ hiện lên trong game và trong thời buổi này khi game online đang thịnh hành thì việc “translate” game thủ nào cũng phải biết, hay nói một cách dễ hiểu thì nếu chơi game mà ngoại ngữ bằng 0 thì chỉ gọi là “mò game” mà thôi.

Tuy nhiên, nếu game thủ chỉ biết google translate thì cũng chẳng thể đi đâu xa được, mà cái chính là khi đọc dịch ra rồi bạn cần liên tưởng và nhớ nó. Bạn chỉ cần tượng tượng nếu cùng một màn hình cùng một câu chú thích, mà lần nào vào game bạn cũng phải đọc rồi tra từ rồi hiểu thì mất thời gian đến như thế nào, đó là chưa nói đến trường hợp bạn hiểu sai ý nghĩa của câu và những lúc như thế thì...GAME OVER, không muốn thế ư? Học ngoại ngữ thôi - Vậy đấy game nó cũng là một động lực giúp bạn học ngoại ngữ. Nếu bạn nói “Tôi không chơi game tiếng anh, tôi chơi game của Việt Nam” hay “Tôi chơi game gì mà không cần đọc cũng hiểu tôi muốn làm gì ấy”. Tùy bạn thôi, nhưng tôi cũng xin nói rõ cái gì cũng có hai mặt của nó, những game đó có hạn chế về mặt người chơi và hiệu quả giải trí mà nó mang lại cũng không thể bằng các game cần ngoại ngữ được.

Khi chơi game bạn luôn đọc các chú thích và các gợi ý, nó gắn liền với các nhân vật sự kiện trong game nên giúp bạn hiểu rất nhanh đồng thời nó lưu lại trong đầu bạn lâu hơn, và khi gặp lại từ đó bạn có thế đọc, hiểu nó một cách dễ dàng. Hãy so sánh cách đọc hiểu và cách đọ vẹt để hiểu hơn về việc học ngoại ngữ từ game.

5. Tăng hiểu biết.

Nhiều game trí tuệ đòi hỏi người chơi phải có nhiều kiến thức về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Muốn chơi game tốt bạn cần trang bị cho mình một kho tàng về văn hóa, ngoại ngữ, khoa học, tự nhiên và cũng có nhiều kiến thức bạn có được nhờ kinh nghiệm sống của mình.

Tôi lấy một ví dụ đơn giản, Bạn chơi game Ai là Triệu phú, trước khi chơi bạn cần đọc nhiều, hỏi nhiều để có thể tự tin đi đến câu hỏi cuối cùng, tuy nhiên trong lúc chơi, có một câu hỏi đáp án đúng là A mà câu trả lời bạn chọn lại là B, đó chính là câu hỏi bạn chưa chuẩn bị kiến thức, và sau câu hỏi đó, bạn đã có thêm một sự hiểu biết mới.

Bạn cần nhiều kiến thức để chơi game và game cũng cung cấp nhiều kiến thức mới cho bạn.

6. Gia tăng mối quan hệ và tinh thần đồng đội.

Nhiều game chỉ cần một mình bạn là đã có thể “Phá đảo” tuy nhiên cũng có nhiều game nếu một mình bạn sẽ chẳng làm gì được, và điều bạn cần là gì? đó chính là khả năng làm việc nhóm, hiểu ý đồng đội. Càng vào sâu trong Game, nhiệm vụ càng khó khăn hơn thì tinh thần ấy cần vững vàng hơn. Khả năng làm việc nhóm muốn tốt thì không những chỉ trợ giúp mà bạn còn cần đến sự thấu hiều những người bạn chơi của mình.

Nhiều lúc, chẳng cần quen biết nhau, chỉ cần cùng chung một sở thích với game, một lý tưởng đi đến cuối trận đấu, một mục đích cho đội bạn “nếm đủ” cũng đủ để kết nối chúng ta lại với nhau.Còn gì tuyệt vời hơn khi có người cũng ta chia sẻ sở thích, cùng tranh luận một vấn đề và cứ như thế, game giúp ta có những người bạn.

7. Kết luận

Game đem lại rất nhiều lợi ích cho người chơi, giúp chúng ta rèn luyện, thể hiện và phát triển các kỹ năng của bạn thân, đồng thời nó cũng mang lại tính giải trí cao và khả năng giải tỏa stress. Tuy nhiên chỉ nên chơi game điều độ và biết phân biệt thực – ảo. Đừng để game cuốn bạn rời xa cuộc sống hàng ngày và gây nên những hậu quả không đáng có chỉ vì bạn lạm dụng nó. Hãy chơi game đúng nơi, đúng lúc và đúng cách.

  • 18:00 29/08/2022
  • Xếp hạng 5/5 với 20739 phiếu bầu

Trẻ chơi game nhiều trên 10 giờ / ngày trong một tuần có khả năng bị giảm hoạt động của các vùng chức năng của não bộ, bao gồm các vùng tập trung chú ý, vùng ức chế, vùng quyết định và vùng quyết định thực hiện. Lâu dần có thể tác động tiêu cực đến cảm xúc và nhận thức của người chơi.

Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi như: Luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game; dễ cảm thấy bực dọc, cáu gắt, dễ gây gổ dù chỉ là những chuyện rất nhỏ; xu hướng chống đối với người thân hoặc đồng nghiệp; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc là người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; rối loạn giấc ngủ; chán ăn, ăn ít.

Game online có khả năng gây nghiện. Các nhà làm game đều tối ưu hóa lợi nhuận bằng các thiết kế có yếu tố gây nghiện và lôi kéo người chơi. Người chơi cần phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đạt kết quả cao trong game. Game liên tục được cập nhật nhằm duy trì những cái mới lạ, đảm bảo thêm tính hấp dẫn, tính mới lạ yêu cầu người chơi khám phá và dành nhiều thời gian hơn nữa để chơi.

Việc tăng thời gian vào thế giới ảo làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người chơi như mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp; bỏ học, thất nghiệp; nợ nần, cầm cố, trộm cắp; ảnh hưởng đến sức khỏe [giảm thị lực, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn khả năng tình dục...].

Nghiện game có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Các hình ảnh rối loạn chức năng não bộ trên MRI sau một thời gian chơi game bạo lực là có thật, nó không chỉ là ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.


Trong một mẫu nghiên cứu 22 người khỏe mạnh từ 18 - 29 tuổi đã chơi game bạo lực từ trước nhưng ít thời gian [ trung bình 0.9 +- 0.8 giờ / 01 tuần] so sánh ngẫu nhiên khi chơi game bắn súng bạo lực 10 giờ trong tuần đầu , sau đó chơi tương tự tuần thứ 2 , hoặc chơi game không bạo lực trong 2 tuần liên tiếp.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau 01 tuần chơi game bạo lực, tác động hoạt hóa các hoạt động ít hơn ở vùng thùy trán dưới trái trong thời gian thực hiện có cảm xúc và ít hoạt hóa các hoạt động ở vùng vỏ khứu - hải mã não trước trong thời gian thực hiện trò chơi so sánh với kết quả chuẩn của nhóm chứng.

Người nghiện game thường dành quá nhiều thời gian để chơi game trong ngày

Các biểu hiện thường thấy khi bị nghiện game như: thời gian chơi game nhiều hơn 3 giờ/ ngày, liên tục trong thời gian 1 tháng trở lên; có xu hướng muốn tăng thời gian chơi game không kiểm soát được; không kiểm soát được gây ảnh hưởng đến thời gian và giảm hiệu quả cho các công việc khác như chăm sóc bản thân [vệ sinh cá nhân], học tập, các mối quan hệ xã hội và công việc; có các hành vi nói dối, lừa đảo để đi chơi game, các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp để có tiền chơi game; sử dụng tiền vào game mất kiểm soát để mua thời gian chơi hoặc vật phẩm.

Phụ huynh cũng nên theo dõi thường xuyên các thay đổi hành vi của trẻ. Gọi hoặc gặp bác sĩ tư vấn ngay nếu thấy các biểu hiện bất thường.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề