Những người hay đăng ảnh lên Facebook

Ai cũng có lý do và chính kiến riêng để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của người khác.

Một khảo sát nhỏ của người viết với 25 người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, làm công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cho ra kết quả khá tương đồng: 8 người trả lời ngay: “Nên”, 7 người dứt khoát: “Không nên”, và số còn lại khá phân vân: “Không biết sao luôn”.

Hoàng Tuyển, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng khi sử dụng mạng xã hội, dù là Facebok, Zalo, We Chat… cũng nên đăng hình ảnh cá nhân làm ảnh đại diện. “Vì như thế sẽ giúp bạn bè dễ dàng tìm thấy và nhận diện”.

Tương tự, Thanh Bình, sinh viên Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM, cũng nói: “Nếu không đăng hình lên Facebook, thì người khác nhìn vào đâu có biết ai là ai. Bản thân mình luôn cập nhật, đăng ảnh cá nhân để khoe với bạn bè hằng ngày”.

Bệnh 'sống ảo'

Bỏ bê học hành, quên ăn, mất ngủ do dành hầu hết quỹ thời gian để tán gẫu, chơi game và các cuộc gặp gỡ trên mạng, đã được bác sĩ cảnh báo là một loại bệnh.

Các ý kiến khác cũng lập luận rằng không ai cấm khoe hình lên Facebook. Càng đăng nhiều thì càng chứng minh đó là Facebook thật. Càng đăng nhiều thì càng giúp bạn bè tương tác nhiều hơn. “Khoe hình thôi mà, có gì đâu mà ngần ngại”, Tố Linh, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nói.

Không chỉ đăng ảnh cá nhân, nhiều người còn đăng cả hình ảnh người yêu, vợ, chồng, bạn bè, những người thân trong gia đình… lên Facebook để giới thiệu với bạn bè, tìm kiếm những lượt yêu thích. Có không ít chàng trai, cô gái sẵn sàng đăng những hình ảnh “mát mẻ” khi ở trần, những bộ đồ ngắn cũn cỡn, thậm chí lộ nội y…

Thế nhưng vẫn có những người quả quyết: “Không nên đăng hình lên Facebook, kể cả hình ảnh con cái, vợ chồng hay bản thân mình”.

Trúc Anh, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể: “Trang Facebook mình chỉ có tên là 'chính chủ', đúng tên thật, vì đây là yêu cầu bắt buộc khi tham gia mạng xã hội. Còn lại mình không đăng hình ảnh gì. Ảnh đại diện hay ảnh bìa, mình không sử dụng ảnh cá nhân. Mình cũng không khoe ba mẹ, anh chị em gì trên Facebook cả”.

Nữ sinh này nói thêm: “Nhiều người thấy vậy đoán chắc mình thiếu nợ nên không dám đăng bất kỳ hình gì lên. Sự thật thì không phải. Khi đăng hình lên, người khác có thể dễ dàng tải về rồi lập ra những trang giả mạo với mục đích xấu. Khi khoe hình ba mẹ, anh chị em, vợ chồng, kèm theo “tag” [đánh dấu] người đó vào, thì ai cũng có thể tìm hiểu thông tin cả dòng họ, gia đình, anh chị em ruột… Có người còn đăng hình con lên khoe, khoe con học giỏi, khoe bằng khen, chưa kể đưa luôn thông tin trường con học, như vậy thì vô tình tiếp tay cho kẻ xấu nếu họ muốn tiếp cận con mình, có dụng ý xấu như bắt cóc chẳng hạn. Chính vì thế, cẩn thận vẫn hơn”.

Ảo mộng làm giàu từ mạng xã hội của nhiều bạn trẻ

Nhiều bạn trẻ bỏ học để lao vào mạng xã hội với giấc mơ nổi tiếng và kiếm nhiều tiền, nhưng đó không hề là con đường dễ dàng.

Cùng quan điểm, Khả Như, sinh viên Trường ĐH Tài chính Marketing TP.HCM, nói: “Đưa ảnh cá nhân lên mạng rất dễ bị người khác lấy lại và sử dụng vào những mục đích xấu. Những trường hợp bị đưa lên các trang web mại dâm cũng từ việc bị ăn cắp hình trên Facebook, Zalo. Theo mình là không nên đăng hình gì cả”.

“Nhưng làm thế nào để nhận diện trang đó là chính chủ của bạn?”, Khả Như trả lời: “Một khi đã quen thân thì luôn có thể nhận ra dù để ảnh đại diện là gì. Và khi cần trao đổi công việc, những việc mang tính chất quan trọng…, có thể gọi điện thoại, thay vì sử dụng mạng xã hội để liên lạc”.

Có người thì rơi vào trường hợp “cũng không biết sao nữa”. “Có lúc thì mình đăng lên Facebook, nhưng sau đó sẽ xóa đi hoặc để lại chế độ một mình xem”, Vũ Tuấn, nhân viên ngân hàng ở Q.3, TP.HCM, chia sẻ. Còn Tuấn Dũng, nhân viên văn phòng một công ty ở Q.5, TP.HCM, thì kể: “Có khi cũng muốn khoe hình với bạn bè, cũng muốn câu like, nên đăng lên. Nhưng nhiều khi nghĩ đến những hệ lụy có thể xảy ra như: bị sao chép hình, bị lộ thông tin cá nhân… thì xóa đi”.

Cũng có ý kiến cho rằng: “Cũng có đăng, nhưng cả tuần hoặc cả tháng mới đăng một hình cho bạn bè biết… mình còn sống. Chứ đăng hoài thì cũng kỳ, mà không đăng gì cũng thấy sao sao đó”.

Còn với bạn, bạn ủng hộ quan điểm nào, và có ý kiến gì trong vấn đề này?

Tin liên quan

"What's on your mind" - "Bạn đang nghĩ gì?". Đây là câu đầu tiên mà 1,7 tỉ người dùng thấy mỗi ngày khi bật Facebook lên.

Đó không chỉ là một gợi ý cho một dòng trạng thái đơn giản, mà đó là một câu hỏi mà vô số các nhà tâm thần học, các nhà tâm lý học và tư vấn dùng để hỏi các bệnh nhân của mình trong các buổi trị liệu đắt tiền. Đó là một câu hỏi mà chúng ta thường hỏi bạn bè hay người thân mỗi khi họ gặp vấn đề.

Dòng tin chúng ta vẫn nhìn thấy mỗi ngày

Status của bạn tiết lộ những gì?

Thứ mà bạn đăng lên Facebook và tần suất đăng chúng có thể tiết lộ nhiều chuyện đang diễn ra trong cuộc sống của bạn.

Theo một nghiên cứu trên 555 người sử dụng Facebook tại Mỹ, những người hướng ngoại thường có xu hướng nói về những hoạt động xã hội, cuộc sống hàng ngày và họ post chúng rất thường xuyên. Những người không tự tin về bản thân thường đăng những câu chuyện tình lãng mạn.

Những người dễ bị kích động thường xem Facebook là nơi để tìm kiếm sự chú ý, trong khi người theo chủ nghĩa yêu bản thân một cách thái quá thường cập nhật những dòng trạng thái "sống ảo", dạng như lúc ăn uống sang chảnh, tập gym mướt mồ hôi...

Status nói nhiều về bạn hơn bạn nghĩ

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Personality thì cho rằng, những người hay đăng hình selfie thường có xu hướng thần tượng hóa bản thân, và có thần kinh không ổn định. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng những người thích đăng những bức ảnh đã qua nhiều khâu chỉnh sửa có thể thiếu tự tin về bản thân.

Có phải con người đang dùng mạng xã hội như một cách để giải tỏa tâm lý?

Những ai đã từng post một vài dòng trạng thái tức giận hay một status "so deep" vào lúc 3 giờ sáng sẽ hiểu rằng việc đó khiến tâm lý chúng ta dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, liệu rằng trút những dòng tâm sự lên một trang mạng xã hội có phải là lựa chọn tốt? Theo một trung tâm nghiên cứu của Mexico thì điều này là sai lầm, và họ đã mở một chiến dịch cảnh báo người dân rằng tốt hơn là nên đi gặp bác sĩ tâm lý nếu bạn cảm thấy tinh thần mình trở nên bất ổn, thay vì đăng những dòng vu vơ lên Facebook.

Khi máy móc cũng thành công cụ để điều trị tâm lý

Các chuyên gia cho rằng trong tương lai, máy tính sẽ được lập trình để nhận biết trạng thái bất ổn tâm lý của người nói, thông qua những gì họ cập nhật trên status.

Cụ thể để làm được điều nạy, họ theo dõi những dòng cập nhật trạng thái của một số người đã được các tổ chức xã hội "đánh dấu" rằng có nguy cơ tự tử. Ví dụ như tại viện Black Dog [Úc], các chuyên gia do Helen Christensen lãnh đạo đã theo dõi các đối tượng này theo 2 cách: sử dụng phần mềm máy tính, và theo cách thủ công từ các chuyên gia tâm lý.

Kết quả, những dòng trạng thái do phần mềm lọc ra có sự tương đồng rất lớn với những gì con người làm được. Điều này chứng tỏ rằng máy tínhcó thể được "dạy" để nhận biết khi nào con người đang cần giúp đỡ, và từ đó có thể cảnh báo gia đình hoặc bác sĩ.

Một số cộng đồng mạng online cũng nhận ra những điểm đáng lưu ý ở những bài đăng liên quan đến tự sát, và họ tự lập ra một mạng lưới giúp đỡ của riêng họ. Trang Reddit’s Suicide Watch được lập nên để đưa ra giải pháp cho những cộng đồng ấy để họ có thể phản hồi và giúp đỡ những người đang gặp nguy hiểm.

Mặc dù một số người vẫn coi đó là trò đùa, tuy nhiên có rất nhiều những phản hồi thể hiện một mong muốn chân thành được giúp đỡ nhau của con người trong lúc hoạn nạn.

Mạng xã hội là nơi con người giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn

Liệu mạng xã hội có tiết lộ nhiều hơn về xu hướng cảm xúc không?

Một dự án tên Hedonometer cũng đào sâu vào Twitter để tìm ra sự tương quan giữa niềm vui và ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập và tiếng Indonesia. Họ đã dùng Twitter, báo giấy, Google Book, và thậm chí là tựa phim để tìm ra 10.000 từ thông dụng nhất trong mỗi ngôn ngữ.

Tiếp theo, họ nhờ những người bản địa đánh giá mỗi từ trên thang đo độ tích cực - tiêu cực. Phân tích này tiết lộ rằng mỗi chúng ta đều có xu hướng bộc lộ cảm xúc vui vẻ, tích cực.

Ngôn ngữ bạn dùng còn có liên hệ với niềm vui nữa

Đội nghiên cứu hiện tại đang dùng cách tiếp cận tương tự để phân tích những ảnh hưởng của các sự kiện trên thế giới đến cảm xúc con người.

Ví dụ như cuộc tranh luận của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ hay việc Brad Pitt và Angelina Jolie li dị có thể làm con người trở nên buồn bã trong khi việc chấp thuận hôn nhân đồng giới có thể làm gia tăng niềm vui. Họ cũng dùng cách tiếp cận này để xem con người có xu hướng vui vẻ khi tiếp xúc với những yếu tố khác như thế nào, ví dụ như tình hình kinh tế xã hội, nhân chủng học hay địa lý học.

Qua những điều trên, lần sau khi bạn đăng thông tin trên mạng xã hội, hãy dành ít thời gian để nhớ về việc những gì bạn viết có thể tiết lộ về bạn nhiều hơn bạn nghĩ.

Nguồn: BBC

Video liên quan

Chủ Đề