Những tiểu chỉ chất lượng đánh giá học sinh tiểu học

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng về tổ chức và quản lý tại Tiểu Học

Một là, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học về cơ cấu tổ chức bộ máy trường tiểu học cần phải có:

  • Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và hội đồng
  • Tổ chức Công đoàn, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;
  • Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

Hai là, tiêu chuẩn về lớp học, số học sinh và điểm trường trong việc.

  • Tổ chức lớp học
  • Số lượng học sinh trong một lớp;
  • Vị trí của trường và điểm trường.

Ba là, tiêu chuẩn về cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ thuộc tổ chuyên môn, tổ văn phòng.

  • Có cơ cấu tổ chức;
  • Kế hoạch hoạt động tổ được xây dựng và sinh hoạt theo tuần, tháng, học kỳ, năm học theo quy định;
  • Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của tổ.

Bốn là, tiêu chuẩn trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật; Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục. Tất cả đều nhằm đảm bảo việc thực hiện quy chế một cách dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

  • Nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng; sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương; Sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của những cơ quan quản lý giáo dục;
  • Báo cáo theo định kỳ và đột xuất dựa theo quy định đã đề ra;
  • Đảm bảo việc thực hiện quy chế một cách dân chủ
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng về tổ chức và quản lý tại Tiểu Học [Nguồn: luattoanquoc]

Năm là, tiêu chuẩn trong quản lý hành chính và thực hiện các phong trào thi đua.

  • Cung cấp đầy đủ hồ sơ phục vụ cho các hoạt động giáo dục nhà trường
  • Các hồ sơ văn bản được lưu trữ đầy đủ và khoa học
  • Vận động, tổ chức và duy trì các cuộc thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

Sáu là, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học trong việc quản lý các hoạt động giáo dục, cán bộ công nhân viên, học sinh và tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.

  • Các hoạt động giáo dục và học sinh được quản lý nghiêm ngặt
  • Tiến hành tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định
  • Phục vụ tốt các hoạt động giáo dục thông qua việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, đất đai và cơ sở vật chất.

Bảy là, tiêu chuẩn trong việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công tác phòng chống nạn bạo lực học đường, dịch bệnh, thiên tai và tệ nạn xã hội ở trong trường.

  • Đề ra những phương án nhằm đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống tai nạn, cháy nổ, thiên tai, … và các tệ nạn xã hội ở nhà trường;
  • Tạo môi trường an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên hoạt động
  • Tuyệt đối không kỳ thị, vi phạm về giới cũng như bạo lực trong nhà trường.

I. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:

Để một hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh; đồng thời giúp giáo viên thu thập được những thông tin hữu ích về quá trình dạy và học, thì việc kiểm tra đánh giá cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. TheoThôngtư 22/2016/TT-BGDĐT4 nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:

Bốn nguyên tắc được nêu trên đã bao quát được phần lớn các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá mà nhiều tài liệu lí luận giáo dục đã chỉ ra như sau:

1. Đảm bảo tính chuẩn xác

– Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường

– Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh

– Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy

– Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

2. Đảm bảo tính tin cậy

– Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

– Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng

3. Đảm bảo tính công bằng

– Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá

– Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.

– Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.

4. Đảm bảo tính chân thực

– Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.

– Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả

– Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Đảm bảo tính tác động

– Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học

– Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ của mình.

– Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.

Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tắc

Mô tả

1. Tính chuẩn xác Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
2. Tính tin cậy Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
3. Tính công bằng Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
4. Tính chân thực Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội
5. Tính thực tế Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục
6. Tính tác động Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

Tóm tắt nội dung

Giáo viên chỉ nhận xét vào vở của học sinh khi cần thiết

Ngày 04/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Theo đó, đối với đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá chủ yếu thông qua lời nói để chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa. Giáo viên chỉ viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Phụ huynh học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên giúp đỡ học sinh.

Ngoài ra, giáo viên đánh giá định kỳ dựa trên quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học. Học sinh sẽ được đánh giá theo 3 mức như sau: Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục; Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu cụ thể; Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập cụ thể.

Bên cạnh đó, học sinh đạt được một trong 03 mức: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành sẽ được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học. Học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học sẽ được giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ, đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2020.

Dưới đây sẽ là những nội dung ngắn gọn được trích từ thông tư, thầy cô cùng tham khảo và chia sẻ nhé.

Đánh giá học sinh tiểu học theo Chương trình mới: Vì sự tiến bộ của học trò

Bộ GD&ĐTvừa ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học [HS] sinh tiểu học. Thông tư được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020-2021 Việt Nam triển khai CTGDPT 2018 bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học.


Đánh giá HS theo CTGDPT mới, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp. Ảnh: Đức Trí

Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh

Mục đích của việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của CTGDPT cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh. Từ đó để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Thông tư đánh giá HS đặt ra yêu cầu đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học/hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của CTGDPT cấp tiểu học.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Việc đánh giá sẽ kết hợp giữa đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.

“Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh”, Thông tư quy định.

Đa dạng các phương pháp đánh giá học sinh

Đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới, HS sẽ được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi. Những phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Những năng lực cốt lõi học sinh sẽ được đánh giá, gồm năng lực chung là: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực đặc thù là: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Đánh giá HS theo CTGDPT mới, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp như: quan sát; vấn đáp; đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh; kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

GV đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục của HS, về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học trò.

Việc đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục được thực hiện vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học.

GV dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học/hoạt động giáo dục để đánh giá HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, sẽ có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá học sinh. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II...

Khắc phục hạn chế trong khen thưởng

Kế thừa việc khen thưởng theo các quy định hiện hành, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT cụ thể hoá việc viết trên giấy khen nhằm khắc phục hạn chế, tiêu cực về việc khen thưởng. Theo đó, vào cuối năm học, Hiệu trưởng tặng Danh hiệu HS xuất sắc hoặc Danh hiệu HS tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những HS thực sự xuất sắc và xứng đáng, được tập thể lớp công nhận.

Cụ thể, danh hiệu HS xuất sắc được trao cho những HS được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc; danh hiệu HS Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những HS được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

Việc khen thưởng đột xuất được áp dụng với HS có thành tích đột xuất trong năm học. HS có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Bên cạnh đó, Thông tư quy định Đánh giá HS tiểu học theo CT GDPT mới bổ sung hình thức “thư khen” trong hoạt động khen thưởng HS…

Hình thức viết trên giấy khen vào cuối năm học được ghi theo danh hiệu đạt được nên tạo thuận lợi cho GV và khắc phục một số hạn chế hiện nay.

"Các quy định trong Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT không làm tăng khối lượng công việc của giáo viên và học sinh. Đồng thời, các nội dung quy định tường minh về phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá sẽ giúp giáo viên tiếp cận, triển khai hệ thống, bài bản, khoa học và giảm được thời lượng dành cho việc đánh giá, để tập trung vào quá trình giảng dạy”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - TS. Thái Văn Tài nói.

Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, TS. Thái Văn Tài cho biết: Bộ GD&ĐT nhận thức sâu sắc về các quy định của Thông tư này giữ vai trò quan trọng, đột phá trong quá trình triển khai CTGDPT 2018 và sẽ tác động nhất định tới đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, GV, HS, cha mẹ học sinh. Do đó, quá trình soạn thảo Thông tư được Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, quy định, đảm bảo tính khoa học và khả thi.

Bộ GD&ĐT đã nhiều lần khảo sát tại các địa phương để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, GV, HS và cha mẹ HS. Bộ GD&ĐT trực tiếp phối hợp với các tổ chức, cá nhân các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, tổng chủ biên, các chủ biên CT GDPT 2018, các nhóm nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan, để tổ chức nhiều hội thảo chuyên sâu, diện rộng nhằm xin ý kiến về từng nội dung liên quan đến quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Sau 2 tháng đăng mạng xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận góp ý của 35 Sở GD&ĐT, một số Phòng GD&ĐT, trường tiểu học, nhiều cá nhân là nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục có uy tín.

Cùng với việc tiếp tục tổ chức hội thảo chuyên sâu để xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, các giáo viên trực tiếp giảng dạy, Bộ GDĐT đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện để ban hành Thông tư này.

Video liên quan

Chủ Đề