Những trò chơi sinh hoạt tập thể trong lớp

Việc tổ chức các trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp không chỉ tạo không khí vui nhộn mà còn giúp cho các thành viên trong lớp được gắn kết với nhau hơn. Dưới đây là những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp được nhiều người sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo để cùng tổ chức trong lớp học của mình nhé!

Xem tiếp về các trò chơi:

Trò chơi tập thể trong nhà

Các trò chơi tập thể vui nhộn

Các trò chơi tập thể ngoài trời

Khi nào nên tổ chức những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp

Việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp được khá nhiều tập thể chọn lựa hiện nay. Việc áp dụng những trò chơi này vào giờ sinh hoạt lớp có thể mang lại nhiều lợi ích. Theo đó, học sinh có thể giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi, tạo được không khí vui vẻ, hào hứng và tạo được sự gắn kết giữa các thành viên với nhau.

Ảnh minh họa: Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp

Thông thường, khi tổ chức trò chơi tập thể trong giờ sinh hoạt lớp, người ta thường chọn những trò chơi tương đối nhẹ nhàng, đơn giản, phát huy được sự nhanh nhạy, sáng tạo và khả năng ghi nhớ của học sinh. Người điều khiển trò chơi có thể là thầy cô giáo chủ nhiệm, bạn lớp trưởng đều được.
Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp có thể áp dụng cho nhiều lớp học, cấp bậc khác nhau như cấp tiểu học, cấp 2, cấp 3, thậm chí Đại học, cao đẳng đều được. Tùy thuộc vào từng đối tượng tham dự mà bạn có thể chọn trò chơi tập thể phù hợp để phát huy trọn vẹn giá trị của trò chơi trong một tập thể.

Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp?

Hôm nay, Blog Kiến Thức xin được giới thiệu đến bạn đọc gần xa một số trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp, bạn đọc có thể tham khảo và tổ chức ngay tại lớp học của mình để mang đến không khí hào hứng, vui tươi. Trò chơi tìm con vật có tên bắt đầu bằng chữ cái

Một trong những trò chơi tập thể trong lớp học được nhiều người yêu thích hiện nay, đó chính là trò chơi tìm con vật có tên bắt đầu bằng chữ cái. Người điều khiển trò chơi sẽ tiến hành chia lớp thành 3 – 4 nhóm, mỗi nhốm cử 1 bạn lên bảng.

Ảnh minh họa: Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp

Người điều khiển sẽ ra mật hiệu cho các bạn là tìm những con vật có chữ cái bắt đầu bằng chữ nào đó. Ví dụ như chữ “c” thì có “chó, chuồn chuồn, chim, chuột,…”. Đội nào viết được nhiều tên con vật hơn sẽ là đội thắng cuộc.

Trò chơi tìm tìm nghề nghiệp chính xác

Trò chơi tìm tìm nghề nghiệp chính xác khá dễ dàng trong việc thực hiện. Theo đó, người điều khiển sẽ chia người chơi thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng. Người điều khiển sẽ tiến hành diễn tả hành động với nhóm trưởng trong khoảng 2 phút.
Nhóm trưởng sẽ quay trở về bàn lại với nhóm của mình những hành động đó là tương xứng với nghề nào, nhóm nào đoán được chính xác trước thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.

Trò chơi múa hình tượng

Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội lần lượt cử một đại diện lên sân khấu [đứng trước đội của mình] diễn tả hành động, tạo dáng thành một hình tượng như một doanh nhân, anh hùng dân tộc để đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội sẽ có 5 lần ra lời đố,mỗi lượt trả lời theo quy định được một lần. Đội nào trả lời được nhiều câu hơn sẽ là đội thắng cuộc. Trò chơi tập thể “TÔI BẢO” Trong một tập thể, người điều khiển tiến hành thực hiện trò chơi này bằng cách hô vang “Tôi bảo tôi bảo” • Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì” • Người điều khiển nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay hai cái” • Người chơi: Vỗ tay hai lần Khi người điều khiển hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không hô “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt. Trò chơi tập thể nói và làm ngược Trò chơi tập thể nói và làm người thường được áp dụng ở ngoài trời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện trong lớp học đều được. Theo đó: • Người điều khiển có thể hô: “Hãy dơ tay lên” • Người chơi phải thực hiện ngược lại: “Thả tay xuống” • Người điều khiển hô: ” Hãy cười lớn lên” • Người chơi thực hiện ngược lại: ” Yên lặng, không được cười” ….

Tương tự như vậy người điều khiển có thể thực hiện những câu tiếp theo. Nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.

Ảnh minh họa: Học sinh chơi trò chơi trong lớp giờ sinh hoạt

Trò chơi trong giờ sinh hoạt tin mật

Trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp mang tên tin mật có tác dụng trong việc rèn luyện khả năng ghi nhớ và truyền đạt của các thành viên. Để tiến hành trò chơi này, bạn có thể chuẩn bị 1 cây bút, 1 mảnh giấy trắng. Ban tổ chức cuộc thi ghi sẵn nội dung thông tin vào tờ giấy với độ dài không quá 5 dòng.
Tất cả các đội tham gia chơi xếp thành hàng dọc, người điều khiển trò chơi sẽ là người đứng đầu, đọc nội dung thông tin cho tất cả đội trưởng.Theo đó, người thứ nhất khi tiếp nhận thông tin sẽ nói nhỏ vào tai người thứ 2, cứ thế tiếp tục cho đến hết hàng. Cuối cùng, đội nào có nội dung tin giống với bản gốc nhất sẽ là đội thắng cuộc.

Trên đây là một số trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp bạn có thể tham khảo để thực hiện trong lớp học của mình mỗi khi có dịp nào đó. Những trò chơi này tuy đơn giản, nhưng chắc chắn sẽ mang lại những tiếng cười cực thú vị và lôi cuốn.

Theo Bình An

  • Trò chơi tập thể trong nhà
  • Nội dung cơ bản của đoạn trích Mãi mãi tuổi 20

Trò chơi tập thể trong phòng hoặc trò chơi tập thể ngoài trời là một chuỗi các trò chơi vui nhộn được tổ chức trong phòng, tại văn phòng công ty, hội trường cuộc họp hay những khu vực ngoài trời. Mục đích tổ chức những trò chơi tập thể là thông qua các trò chơi với những đạo cụ được chuẩn bị từ trước sẽ giúp cho người chơi mô phỏng được những khó khăn, tình huống thực tế mà người chơi có thể bắt gặp trong cuộc sống. Vậy mỗi khi bạn có những buổi sinh hoạt tập thể mà bạn không biết làm thế nào để tổ chức các trò chơi tập thể? Hay bạn đã quá quen với những trò chơi tập thể cũ rích? Sau đây chúng mình xin giới thiệu với các bạn những trò chơi sinh hoạt tập thể hay nhất để bạn có thể áp dụng khi cần thiết bạn nha!

Đạo cụ: Bóng bay

Cách chơi: Chia thành 2-4 đội tùy số lượng thành viên. Mỗi đội bầu ra người đội trưởng của mình lên vạch đích và nằm theo tư thế chống đẩy. Các thành viên còn lại cầm sẵn bóng bay của đội mình. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên sẽ thổi bóng và lần lượt di chuyển lên phí đội trưởng dùng mông của mình và mông đội trưởng làm vỡ bóng. Sau thời gian quy định, đội nào làm vỡ được nhiều bóng sẽ thắng cuộc.


Trò chơi đập bóng bằng mông //diendanphongthuy.info Thế Giới Phong Thuỷ, Diễn Đàn Phong Thủy Việt Nam Khám phá ngay!


Trò chơi đập bóng bằng mông

Cách chơi: Người điều khiển đứng giữa vòng tròn tung khăn tay lên trời vừa cười, vừa làm bất cứ động tác nào đó. Những người trong vòng bắt đầu cười thỏa thích và làm theo động tác của người điều khiển. Khi khăn tay chạm đất tất cả mọi người phải đứng yên theo tư thế đã làm, không được nhúc nhích. Hễ ai cử động hoặc cười thành tiếng sẽ bị loại khỏi trò chơi.

Chú ý: Người trong vòng chỉ được cười khi thấy khăn rời khỏi tay người điều khiển. Ðể lừa người chơi, người điều khiển có thể giả bộ tung khăn ra. Ðôi lúc chọc cho người trong vòng tròn cười sau khi khăn đã chạm đất. Ðể tạo sự ngộ nghĩnh người điều khiển có thể cho phép người chơi làm bất cứ động tác nào khi cười.


Trò chơi khăn cười


Trò chơi khăn cười

Cách chơi: Các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng [cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá]. Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn.

Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt. Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát.

//diendanphongthuy.info Thế Giới Phong Thuỷ, Diễn Đàn Phong Thủy Việt Nam Khám phá ngay!


Trò chơi nơm cá


Trò chơi nơm cá

Đạo cụ: Mỗi đội 1 chồng cốc nhựa/giấy cùng màu từ 10-15 chiếc và một chiếc cốc khác màu được xếp cuối cùng.

Cách chơi: Các đội cử thành viên thi, chồng cốc được đặt trên bàn tại vị trí của các thành viên và không ai được chạm vào. Khi có hiệu lệnh của trọng tài, các thành viên cầm chồng cốc lên và lần lượt chuyển từng chiếc cốc từ đầu xuống cuối cho tới khi chiếc cốc khác màu được đưa lên trên cùng. Đội nào đưa chiếc cốc lên trên trước sẽ thắng cuộc.

Lưu ý: mỗi lần chuyển chỉ được chuyển 1 chiếc cốc.


Trò chơi đổi vị trí


Trò chơi đổi vị trí

Cách chơi: Người điều khiển chỉ bộ phận trên cơ thể mình và nói bộ phận khác. Người chơi phải chỉ bộ phận khác đó và nói bộ phận mà người điều khiển đã chỉ.

Ví dụ: người điều khiển chỉ đầu và nói đây là cái chânNgười chơi phải chỉ chân và nói đây là cái đầu.

Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh, chỉ sai hoặc nói sai bị phạt CÓ, KHÔNG– Người điều khiển hỏi người chơi một cái gì đó của anh ta
– Người chơi, nếu có vật đó thì nói không nhưng phải gật đầu.Còn nếu Người chơi không có vật đó thì phải nói có nhưng lắc đầu.

Lưu ý: Ai nói không mà lắc đầu hoặc nói có mà gật đầu thì bị phạt.


Trò chơi nói ngược làm ngược


Trò chơi nói ngược làm ngược

Cách chơi:
– Người điều khiển: Này bạn ơi hãy làm theo tôi

– Người chơi: Này bạn ơi hãy làm theo tôi

– Người điều khiển: Cười cái coi là cười cái coi

– Người chơi: Cười cái coi là cười cái coi

– Người điều khiển: Vui quá trời là vui quá trời

– Người chơi: Vui quá trời là vui quá trời

– Người điều khiển: Đừng có làm sai

– Người chơi: Đừng có làm sai

– Người điều khiển: Có khó chi mô bạn ơi

– Người chơi: Có khó chi mô bạn ơi.

* Tương tự:

– Gãi cái đầu – chí quá trời

– Đấm cái lưng – nhức quá trời.

– Chạy cái coi – Trễ quá trời.

– Ngồi xuống đây – Mệt quá trời.

– Khóc cái coi – Buồn quá trời.

– Cúi cái lưng – Mỏi quá trời.

– Quỳ xuống đây – ê quá trời.

– Nằm xuống đây – buồn ngủ quá trời…

* Lưu ý: Người chơi làm theo lời nói và cử điệu Người điều khiển.


Trò chơi hãy làm theo tôi


Trò chơi hãy làm theo tôi

Đạo cụ: 2 chiếc chai lớn được ghép đầu lại với nhau, bên trong là những viên bi nhiều màu sắc có cùng số lượng tạo thành một chiếc đồng hồ cát. Tùy vào số lượng đội tham gia mà chuẩn bị mỗi đội 2 chiếc đồng hồ cát như thế.

Cách chơi: Mỗi đội cử thành viên của đội mình lên thi đấu. Những chiếc chai được đặt sẵn trên bàn. Khi có hiệu lệnh của người trọng tài, các thành viên mới được cầm chiếc chai lên, lắc sao cho những viên bi từ chai nằm trên rơi xuống chai phía dưới. Thành viên của đội nào làm cho những viên bi ở cả 2 chai rơi xuống hết trước tiên sẽ thắng cuộc.


Trò chơi đồng hồ cát


Trò chơi đồng hồ cát

Cách chơi: Một người được chọn [hoặc chỉ định] bước ra khỏi vòng tròn. Những người còn lại đồng ý với nhau một chữ cấm nào đó, thí dụ như chữ “không”, “có”, “vàng”, “xanh”, v.v… Khi người chỉ định bước vào vòng tròn, người trong vòng hỏi những câu hỏi, yêu cầu, hoặc tìm mọi cách để người đó nói ra chữ cấm.

Thí dụ: Người trong vòng hỏi: “Anh thích ăn bánh ngọt chứ?” v.v… Một người trong vòng bí mật đếm số lần người bị chỉ định dùng chữ cấm. Trong khi đó người được chỉ định phải vừa trả lời vừa đoán chữ cấm đó là gì. Nếu đoán đúng, người khác sẽ được chọn ra khỏi vòng và cứ như thế mọi người thay phiên nhau. Kết quả người nào dùng số chữ cấm ít nhất sẽ thắng cuộc.


Trò chơi chữ cấm


Trò chơi chữ cấm

Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang- Quản trò [hô to]: “Tay đâu” [2 lần]
– Người chơi [hô to]: “Tay đây” [2 lần]

Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình.

Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò.

Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt


Trò chơi con muỗi


Trò chơi con muỗi

Đạo cụ: 2-4 chiếc bàn, mỗi bàn 3 chiếc cốc lớn, những quả bóng tennis.

Luật chơi: Các đội chơi xếp thành hàng dọc theo các cặp đôi tạo thành trò chơi 2 người trước rổ bóng được đặt cách bàn khoảng 2m. Khi có hiệu lệnh của quản trò, 2 thành viên 2 sẽ dùng miệng lấy quả bóng trong rổ và di chuyển về chiếc bàn, thả vào chiếc cốc, sau đó trở về cho cặp chơi tiếp theo làm tương tự. Đội nào làm đầy cả 3 chiếc cốc trước sẽ chiến thắng.


Trò chơi vận chuyển bóng


Trò chơi vận chuyển bóng

Trò chơi tập thể làm một hoạt động vô cùng vui nhộn và bổ ích. Nó sẽ giúp bạn biết cách hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo. Hơn nữa những trò chơi này sẽ giúp tập thể của bạn gần nhau hơn, đoàn kết hơn và có những ngày nghỉ vô cùng thú vị. Trên đây là những trò chơi tập thể vui nhộn nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn có những ngày nghỉ với những hoạt động hữu ích.

Video liên quan

Chủ Đề