Nội dung câu: trẻ em như búp trên cành/ biết ăn biết ngủ, biết học hành la ngoan là gì

Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?

A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi

B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc

C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập

D. Cả B và C

Đáp án chính xác
Xem lời giải

"Trẻ em như búp trên cành..."

01/06/2021 06:00 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Ba, 01/06/2021 | 06:00
Thích và chia sẻ bài viết này trên:

STO - Cứ gần đến Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hàng năm, trong mỗi chúng ta lại bồi hồi, xúc động nhớ lời thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Hai câu này ở trong bài thơ có tựa là “Trẻ con” của Bác Hồ đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 106, ngày 21-9-1941, cách đây vừa tròn 80 năm.

Lời thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ và mãi cứ lay động cõi lòng của mỗi người Việt Nam. Theo dòng lịch sử, ở nước ta ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1-6 và Tết Trung thu [15-8 âm lịch] hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên [1-6-1950] trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go, ác liệt nhất nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đến thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất, nhà tan, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác. Sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người, Bác đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước.

Làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các trẻ em. Ảnh: KGT

Và Bác đã làm một tấm gương mẫu mực trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp "mầm non" của Tổ quốc. Bác nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”; “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”.

Bác ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên Bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành sum suê trong tương lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Bác chỉ rõ “mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”, do vậy, phải giáo dục các cháu trở thành “những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”, “những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”. Bác yêu cầu giáo dục trẻ em toàn diện “không những có tri thức phổ thông, mà phải có đạo đức cách mạng”. Về phương pháp giáo dục, Người nói dạy trẻ em học “phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn”. “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”…

Cho đến ngày sắp đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người vẫn hai lần nhắc đến thế hệ “Mầm non” - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác muốn để lại “muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” và Bác gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”.

Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chủ tịch về trẻ em đến nay tiếp tục được phát huy “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, sự quan tâm, tình cảm yêu thương của Người đối với trẻ em, những mầm xanh tương lai của đất nước và những lời căn dặn của Người sẽ mãi là những bài học, những định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Và 80 năm qua, lời thơ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay, chúng ta càng phải coi trọng, thực hiện tâm niệm của Người là làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các cháu, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt nhất mà nhà trường và gia đình có được để giúp các cháu học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là “Cháu ngoan Bác Hồ”; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách con người mới. Vì đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng vừa chuyên” trong hiện tại và cả tương lai thế hệ trẻ sẽ đáp ứng nguồn nhân lực phát triển đất nước trong thời đại mới, góp phần công sức, trí tuệ và bản lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng non sông, Tổ quốc Việt Nam, để đất nước ngày càng “Đàng hoàng, to đẹp hơn” như Bác Hồ kính yêu hằng mong đợi.

H.P

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
  • Cái tết thời thơ ấu

    STO - Năm nào cũng vậy, cứ vào độ Tết là tôi nhớ về những ngày Tết thời tuổi nhỏ khi chị em tôi sống ở nhà ông bà ngoại. Cả tuổi thơ yêu dấu có rất nhiều kỷ niệm, điều đọng lại trong lòng tôi là những ngày ăn Tết trong gia đình thật vui vẻ.

  • Nhớ cái tết “hồi nẵm”

    STO - Trong ký ức của mình, tôi còn lưu lại trong đầu ba cái Tết khó quên của quãng đời thơ ấu. Đó là cái Tết của những năm chiến tranh đang trong giai đoạn ác liệt, khi cuộc chiến tranh gần về cuối. Giờ ngồi nhớ lại, những hình ảnh xưa như vẫn còn lẫn khuất đâu đây…

  • Tết đến sớm trong những ngôi nhà đại đoàn kết ở TP. Sóc Trăng

    STO - Tết này, niềm vui đón năm mới đến sớm hơn với các hộ nghèo trên địa bàn TP. Sóc Trăng [Sóc Trăng] bởi bà con vừa được dọn về sống trong những ngôi nhà đại đoàn kết khang trang, thoáng đãng, thơm mùi sơn mới.

  • Mai vàng ở quê

    STO - Dù không được chăm sóc nhiều, nhưng cứ mỗi độ xuân về, những cội mai vàng trước mỗi sân nhà ở vùng ven thành phố và khu vực nông thôn vẫn rực rỡ sắc vàng, tạo thêm một nét đẹp riêng không lẫn vào đâu.

  • Xếp hàng chờ rút tiền ngày giáp Tết tại các cây ATM

    STO - Những ngày cận tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các cây ATM tại TP. Sóc Trăng [Sóc Trăng] luôn trong tình trạng quá tải vì người rút tiền tăng, phải xếp hàng dài để chờ đến lượt rút tiền.

  • Vùng đồng bào dân tộc thiểu số rộn ràng vào xuân

    STO - Mỗi năm xuân về Tết đến, đồng bào Khmer trong tỉnh Sóc Trăng cũng hòa chung trong không khí rộn ràng vui tươi đón Tết. Một năm trôi qua với không ít khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng sự hăng say lao động sản xuất đã giúp bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Không khí của ngày xuân đang tràn ngập trên khắp các nẻo đường và trong mỗi ngôi nhà của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.

  • Mùa hoa Tết

    STO - Các nhà mua bán hoa kiểng đã dự đoán chợ hoa Tết năm nay sẽ không sôi động như các năm trước. Dân tình đã trải qua một năm khó khăn vì đại dịch, đương nhiên việc sắm sửa đón Tết người ta sẽ ưu tiên cho hàng hóa cần thiết trong gia đình. Các nhà trồng hoa cũng thấy trước được điều này nên diện tích đất trồng hoa nhiều nơi giảm đáng kể.

  • Mùa khô chơi đá dế

    STO - Càng về những ngày cuối năm, khi mùa khô đến, tôi càng nhớ thú đá dế mà đám trẻ ở quê và cả người lớn ngày trước say sưa không kể ngày đêm với những trận thư hùng của các chú dế chiến...

  • Buồn, vui của thợ hớt tóc nam trong mùa dịch Covid-19

    STO - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, thợ hớt tóc nói chung và hớt tóc nam nói riêng gặp không ít chuyện buồn, vui trong việc hành nghề của mình.

  • “Bà con xa không qua láng giềng gần”

    STO - Chừng hơn 40 năm về trước, mỗi lần hay tin trong xóm có người vừa mất là nội tôi giục con cháu “Đứa nào nhín chút thời giờ đến đám ma tiếp người ta cái coi”. Dù bận việc gì, trong nhà cũng có người qua đó làm tiếp công việc. Đó là chuyện bình thường ở làng xóm ngày trước mà tôi từng biết.

>> Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề