Nội dung chính của đoạn văn trên là gì Chiếc lược ngà

Nội dung chính bài Chiếc lược ngà

Chiếc lược ngà - nội dung, dàn ý, bố cục, tóm tắt, tác giả - Ngữ văn lớp 9

Trang trước Trang sau

  • Soạn bài Chiếc lược ngà [hay nhất]
  • Soạn bài Chiếc lược ngà [ngắn nhất]
  • Soạn bài Chiếc lược ngà [siêu ngắn]

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên Tôi]

Quảng cáo

- Nguyễn Quang Sáng [1932- 2014]

- Quê quán: Thị trấn Mỹ Luông-huyện Chợ Mới-tỉnh An Giang

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954

+ Năm 1955, ông làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng

+ Sau khi đất nước thống nhất, ông về thành phố Hồ Chí Minh và làm Tổng thư kí Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa I,II,III

+ Năm 2000 ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người con đi xa”, “Người quê hương”, “Bông cẩm thạch”

- Phong cách sáng tác: Các sáng tác của ông thường là về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa chọn các tình huống hết sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng

Quảng cáo

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên

2. Tóm tắt

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má. Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con.Chưa kịp trap cho con thì ông đã hí sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho ông Sáu.

3. Giá trị nội dung

Truyện ngắn nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le

4. Giá trị nghệ thuật

Truyện kể theo điểm nhìn của bác Ba giúp tăng tính khách quan.Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công nữa là miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.

Quảng cáo

I. Mở bài

- Đề cập đến sức mạnh giúp con người có thể vượt qua những khốc liệt của chiến tranh: Tình đồng chí, đồng đội, tình cảm cộng đồng, tình cảm cha con

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà, một tác phẩm ra đời năm 1966 của Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công tình cảm cha con bất diệt của ông Sáu và bé Thu trước hoàn cảnh chiến tranh

II. Thân bài

1. Ông Sáu và bé Thu phải sống trong hoàn cảnh chia li bởi chiến tranh

- Ông Sáu là một chiến sĩ hoạt động trên chiến trường, suốt 8 năm ròng ông chưa từng được gặp mặt đứa con gái của mình

- Đồng nghĩa suốt 8 năm bé Thu chỉ biết cha qua tấm ảnh chụp chung với mẹ nó

⇒ Chiến tranh đẩy con người vào hoàn cảnh xa cách

2. Tình cảm cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu

a. Lúc còn ở rừng

- Ông Sáu nhớ thương con vô cùng, khao khát gặp con, được sống trong tình yêu thương của con

- Khi gặp con:

+ Thuyền chưa cập bến đã nhảy vội lên bờ gọi con

+ Đáp lại bé Thu ngạc nhiên , sợ hãi, vụt bỏ chạy

b. Trong ba ngày ngày nghỉ phép

- Ông Sáu khao khát tình cảm của con bao nhiêu thì bé Thu lại hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm của cha

+ Ông càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa

+ Ông càng chiều bé Thu bao nhiêu, bé Thu càng lẩn tránh

+ Ông càng mong nghe được tiếng ba, bé Thu coàng cố tình trốn tránh

+ Ngay cả khi bé Thu bị lâm vào thế bí “nồi cơm sôi sùng sục nó cũng không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong đợi

+ Trong bữa cơm, hành động hất cái trứng cá của bé Thu là hành động đỉnh điểm nhất khiến ông Sáu thực sự đau lòng

⇒ Ông Sáu nhận ra tình cảm không dễ gì gượng ép, vì vậy ông cam chịu

- Bé Thu cũng là một người thương yêu ba của mình vô cùng

+ Tất cả những thái độ ương nhạnh ngang bướng của bé Thu đối với ông Sáu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình phụ tử bởi Thu chỉ có duy nhất một người cha là người trong bức ảnh chụp với má nó

+ Khi Thu được bà ngoại giảng giải người có vết thẹo chính là ba em ⇒ Tình yêu thương dành cho ông Sáu tăng lên gấp bội

+ Trong khoảnh khắc cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường, Thu chạy ra ôm hôn cha

+ Hành động cùng giọt nước mắt ân hận của bé Thu chảy đầm đìa trên má, trên cằm khiến ông không kìm nén được xúc động

⇒ Tình cảm giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu là vô cùng sâu nặng

c. Lại những ngày ông Sáu xa con

- Ông Sáu thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con.

- Tình yêu thương con đã khiến ông tự tay làm chiếc lược ngà thực hiện lời hứa với con

- Khi bị thương nặng ông đã dồn tất cả tàn lực của mình trao chiếc lược ngà cho ông Ba như một lời chăng chối cuối cùng

⇒ Tình cảm cha con trong lòng ông Sáu là một tình cảm bất diệt, chiến tranh có thể hủy diệt thân xác ông nhưng không thể hủy diệt tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu kết tinh trong chiếc lược ngà.

III. Kết bài

- Vài nét về giá trị nghệ thuật tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc...

- Qua truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh.

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Dung [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Trang trước Trang sau

Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Chiếc lược ngà - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Chiếc lược ngà siêu ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm

  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm
Bài khác

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khóa 4.

- Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014.

2. Sự nghiệp văn học

- Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.

- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Quang Sáng:

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Ý nghĩa nhan đề

Chiếc lược ngà” là mộtnhan đềhay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủđềcủa tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu,chiếc lược ngàlà kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

b. Tóm tắt

Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.

c. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 [khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ] và được đưa vào tập truyện cùng tên.

d. Bố cục [3 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến "chị cũng không muốn bắt nó về"]: Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.

- Phần 2 [tiếp theo đến "vừa nói vừa từ từ tuột xuống"]: Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.

- Phần 3 [đoạn còn lại]: Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí:

– Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

– Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí:

+ Bé Thu đã lâu ngày không gặp cha. Hình ảnh của người cha trong tâm trí nó chỉ được khắc ghi qua tấm ảnh đã cũ rồi. Người cha trong nó hiền lành lắm! Còn ông Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh quá!

+ Điều này gây bất ngờ với bé Thu vì gương mặt ông Sáu giờ đã quá xa lạ. Và phản ứng không nhận cha của Thu cũng gây bất ngờ cho ông Sáu bới nó hoàn toàn trái ngược với những mong muốn và tưởng tượng của ông Sáu về cuộc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách. Nhưng nó cũng rất tự nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ.

+ Tình huống càng trở nên éo le, khiến người đọc phải hồi hộp theo dõi từng trang truyện vì thời gian ông Sáu ở nhà không nhiều và dù chỉ còn một ngày nữa, đứa bé vẫn quyết không nhận cha.

– Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.

=>Tình huống truyện giúp nhà văn thể hiện rõ nét tình thương con sâu sắc của anh Sáu và nét tính cách đặc biệt của bé Thu:

- Trong phút đầu gặp lại con sau nhiều năm xa cách, anh Sáu đã không kìm được nỗi vui mừng nhưng trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của anh, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh.

- Trong ba ngày ngắn ngủi, anh Sáu càng muốn được gần con, khao khát được nghe con gọi tiếng “ba” thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và kiên quyết không gọi anh là ba.

- Cách ứng xử của bé Thu với anh Sáu như vậy chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong giờ phút chia tay, tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

- Tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu được biểu hiện tập trung và sâu sắc lúc anh ở khu căn cứ. Lời dặn của con đã thúc đẩy anh nghĩ đến việc làm chiếc lược ngà cho con. Có chiếc lược, anh nguôi ngoai nỗi nhớ con và càng mong sớm gặp lại con. Nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà ấy cho con gái.

b. Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh:

Tình cảm cha con được thể hiện qua cả hai nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông Sáu. Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong cuộc đời ông Sáu mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc đời ông.

Nhân vật bé Thu

– Ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: không chịu vâng lời ông Sáu nói, không gọi “ba”, nói trống không, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà ngoại khi giận ông Sáu…

– Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Tiếng thét của bé Thu “Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cô bé nhất định “không cho ba đi nữa”, “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”…

– Lớn lên, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng chiến, tiếp bước con đường của cha cô, để lí tưởng của cha còn sáng mãi. Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân hành”.

Nhân vật ông Sáu

* Người cha những ngày ở nhà:

– Tâm trạng háo hức, niềm xúc động khi được gặp con: cái thẹo trên má anh đỏ ửng lên, giần giật; giọng run run.

– Nỗi đau khổ khi bị con gái cự tuyệt: mặt sầm lại trông rất đáng thương, hai tay buông xuống như bị gãy.

– Cố gắng tìm mọi cách để chuyện trò, vỗ về con: gắp trứng cá cho con.

– Cơn giận và việc đánh con cũng xuất phát từ nỗi đau khổ của một người cha bị con cự tuyệt.

– Phút chia tay, niềm hạnh phúc khi được bé Thu gọi “ba” khiến anh bật khóc.

* Người cha ở chiến khu:

– Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi: “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.

– Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông ttrong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con – một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt.

– Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

c. Giá trị nội dung

- Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

d. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em.

Sơ đồ tư duy về tác phẩm "Chiếc lược ngà":

Loigiaihay.com

  • Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

  • Cảm nhận của em về nhân vật Thu - cô nữ giao liên trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

  • Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

  • Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng. ngữ văn lớp 9

  • Cảm nhận về truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Đề đọc hiểu Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng]

THPT Sóc Trăng Send an email

0 6 phút

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo soạn bài Chiếc lược ngà cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

Bài viết gần đây

  • Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

  • Phân tích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

  • Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

  • Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

  • 1 Đọc hiểu Chiếc lược ngà
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3

Nội dung văn bản Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì?


Câu 94195 Nhận biết

Nội dung văn bản Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì?


Đáp án đúng: a


Phương pháp giải

Vài nét cơ bản về tác phẩm Chiếc lược ngà --- Xem chi tiết

...

Video liên quan

Chủ Đề