Nội dung chương trình môn khoa học lớp 4, 5

- Trong chương trình phổ thông mới, môn Khoa học ở lớp 4 và 5 với thời lượng 70 tiết cho mỗi lớp, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội [ở các lớp 1, 2, 3].

Môn học này tích hợp những kiến thức về vật lý, hoá học, sinh học và nội dung giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tò mò khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

Đồng thời góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là: năng lực nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên; tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức khoa học giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp với yêu cầu bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Chương trình môn Khoa học nhấn mạnh đến các quan điểm: Tích hợp kiến thức vật lý, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên; về con người, sức khoẻ và an toàn; Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề, trong từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống, giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai... được đưa vào ở mức độ đơn giản và phù hợp; Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, tìm tòi, khám phá, quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm.

Chương trình gồm 6 chủ đề

Chương trình sẽ bao gồm 6 chủ đề là: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn, virus; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường.

Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. So với chương trình hiện hành, chương trình tinh giản một số nội dung chồng chéo với môn học khác hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp THCS, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Ví dụ, tinh giản các nội dung về vật liệu [các nội dung này sẽ được học trong môn Tin học và công nghệ ở tiểu học, đồng thời sẽ được học kĩ trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6]; đưa vào nội dung học về đất; nấm, vi khuẩn, virus.

Hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức được làm rõ hơn trong chương trình, thể hiện qua các yêu cầu cần đạt trong mỗi mạch nội dung. Các kỹ năng tiến trình [như quan sát, dự đoán, giải thích, trình bày…] được chú trọng hơn. Các yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cũng được tăng cường.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Phương pháp giáo dục trong môn Khoa học chú trọng tới việc khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội làm việc cá nhân và theo nhóm; tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên thông qua quan sát, làm các thí nghiệm, thực hành đơn giản; vận dụng kiến thức vào việc giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Đánh giá bằng nhiều công cụ, hình thức

Để đánh giá được kết quả giáo dục hình thành phẩm chất và năng lực học sinh, giáo viên cần lưu ý không chỉ đánh giá việc hiểu biết kiến thức, mà cần quan tâm đến việc đánh giá các kỹ năng, thái độ của học sinh trong học tập môn Khoa học.

Để đánh giá được quá trình học tập của học sinh, giáo viên cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm... Các hình thức đánh giá gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng [học sinh đánh giá lẫn nhau], đánh giá của cha mẹ học sinh. Qua các hoạt động đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, năng lực giao tiếp, hợp tác. 

Đánh giá tổng kết môn Khoa học được thực hiện sau khi học sinh học xong mỗi chủ đề với mục đích xác định xem học sinh đã học được những gì. Kết quả đánh giá tổng kết môn Khoa học được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên về việc học sinh đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương trình môn học.    

Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Khoa học mới chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc [giữ lại những kiến thức căn bản cốt lõi, tinh giản những kiến thức khó, không phù hợp…]. Thêm vào đó, đa số các giáo viên dạy môn Khoa học ở tiểu học đã được tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trên lớp. Đó là những thuận lợi để hầu hết giáo viên trong cả nước có thể dạy được môn học.

Chương trình môn Khoa học là chương trình mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình. Ngoài ra, chương trình còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường.

Chương trình cũng khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như những phương tiện dạy học hiện đại khác [nếu có].

Tuy nhiên, chương trình mới được xây dựng trên cơ sở tiếp cận hình thành năng lực cho học sinh, bên cạnh đó còn có một số nội dung kiến thức mới được đưa vào chương trình. Vì vậy, giáo viên có thể sẽ gặp một số khó khăn ban đầu và có thể được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên và các hoạt động tập huấn thường xuyên, định kỳ.

Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Khoa học. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.

Thanh Hùng

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc yêu cầu học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lực chuyên môn.

Nội dung chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới sẽ tinh giản nhiều so với chương trình hiện hành, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế.

Ở chương trình phổ thông mới, chương trình môn Vật lý sẽ coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm và các kỹ năng thực hành.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Hóa học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

 
 

Trong chương trình cũ, Khoa học chỉ là một phần trong môn học Tự nhiên và Xã hội, nhưng trong Chương trình tiểu học mới, Khoa học đã tách thành một môn học riêng biệt, được học ở hai lớp 4 và 5. Tuy chỉ được học ở giai đoạn II [lớp 4,5], nhưng nội dung dạy học môn Khoa học là sự phát triển kế tiếp của các kiến thức thuộc các chủ đề Con người và Sức khỏe; Tự nhiên ở giai đoạn I.

Trong chương trình cũ, phần Khoa học được cấu trúc thành 13 chủ đề, nhưng trong chương trình mới môn Khoa học chỉ bao gồm có 4 chủ đề. Tính đồng tâm trong cấu trúc nội dung môn học được thể hiện rất rõ. Ba chủ đề: Con người và Sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật của lớp 4 được mở rộng và đào sâu ở lớp 5. Ngoài 3 chủ đề trên ở lớp 5 có thêm một chủ đề mới là Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên. Tuy là một chủ đề riêng, song Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là kết quả phát triển kế tiếp các nội dung về môi trường và tài nguyên từ 3 chủ đề đã nêu và các chủ đề ở giai đoạn I. Việc tích hợp với nội dung giáo dục sức khỏe làm: tăng tính thiết thực của môn học; chú trọng cả việc giáo dục kĩ năng, thái độ và hành vi cho học sinh; tránh được sự trùng lặp kiến thức như trong chương trình cũ.

Các chủ đề của môn học:

  • Con người và sức khoẻ [lớp 4,5]
  • Vật chất và năng lượng [lớp 4,5]
  • Thực vật và động vật [lớp 4,5]
  • Môi trường và tài nguyên thiên nhiên [lớp 5]
CHƯƠNG TRÌNH CŨ CHƯƠNG TRÌNH MỚI
Lớp 4 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 5
1. Ánh sáng và nhiệt2. Nước3. Không khí4. Đất, đá, quặng5. Thực vật, Động vật6.Cơ thể người 1. Đồ vật thường dùng2. Các chất thường dùng3. Một số loại năng lượng thường dùng4. Sự sinh sản ở thực vật và động vật5. Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người 6. Con người và môi trường
1. Con người và sức khỏe
2.Vật chất và năng lượng
3. Thực vật và động vật
4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề Con người và sức khoẻ bao gồm:

  • Những kiến thức về sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người.
  • Cách phòng chống một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. Cách sử dụng thuốc.

Chủ đề Vật chất và năng lượng bao gồm:

  • Những tính chất và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

Chủ đề Thực vật và động vật bao gồm:

  • Sự trao đổi chất, sự sinh sản của cây xanh và một số động vật.

Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên bao gồm:

  • Ảnh hưởng qua lại giữa con người và môi trường. Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trong môn Khoa học, những nội dung cơ bản của chương trình phân môn Khoa học vẫn được kế thừa, nhưng tinh giản một số nội dung sau:

Ở lớp 4

  • Bỏ nội dung về đất, đá, quặng
  • Nội dung về đá vôi, xi măng được chuyển lên dạy học ở lớp 5
  • Nội dung về hệ thần kinh được chuyển xuống dạy học ở lớp 3

Ở lớp 5

  • Bỏ nội dung về đồ vật thường dùng
  • Tinh giản nhiều nội dung trong chủ đề các chất thường dùng. Cụ thể bỏ các bài dạy học về kẽm, thiếc, chì, kiềm, bạc, thủy ngân, vàng, than mỏ, dầu mỏ.
  • Những nội dung cơ bản về giáo dục sức khỏe vẫn được giữ lại và tích hợp với nội dung của môn khoa học.

Để có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, cần thiết kế các hoạt động học tập sao cho:

  • Học sinh có nhiều cơ hội được tiếp với môi trường xung quanh, với thực tế cuộc sống hàng ngày, với thực tế địa phương nhiều hơn.
  • Tổ chức nhiều hoạt động thực hành và thí nghiệm đễ dẫn dắt học sinh tự tìm tòi và phát hiện ra kiến thức, hạn chế chỉ sử dụng chúng như phương tiện minh họa kiến thức. Đồng thời cũng cần bồi dưỡng cho học sinh khả năng thực hành thông qua việc tự đề ra giả thuyết và tiến hành thí nghiệm.
  • Để bồi dưỡng năng lực phán đoán, đặt vấn đề, nêu giả thuyết và giải quyết vấn đề, cần tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
  • Cần lưu ý hình thành ở học sinh các kĩ năng làm việc với bảng tổng kết, số liệu, biểu, sơ đồ để phát triển khả năng tư duy trừu tượng cho học sinh.

Các phương pháp dạy học thường xuyên sử dụng ở môn học này là: Phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp thực hành, đóng vai và truyền đạt. Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là dạy học theo nhóm, cá nhân, trò chơi học tập...

Bài 67: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước [Khoa học lớp 5]

MỤC TIÊU:

  • Về kiến thức: học sinh biết được những nguyên nhân làm cho môi trường không khí và nước ô nhiễm; biết được tác hại của sự ô nhiễm không khí và nước.
  • Về kĩ năng: học sinh biết phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, liên hệ thực tế với những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương với những hành động sản xuất, sinh hoạt ở địa phương và của cá nhân.
  • Về thái độ: giáo dục ở học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh và hạn chế gây ô nhiễm không khí và và nước.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 138,139 sách giáo khoa Khoa học 5

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

Mục tiêu: Học sinh biết phân tích những nguyên nhân làm cho môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.

Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm những công việc sau:

  • Quan sát các hình 138 sgk và thảo luận theo yêu cầu: Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước.
  • Quan sát các hình 139 sgk và thảo luận theo câu hỏi:

- Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?

- Hãy nhận xét về hình ảnh của con chim kiến trong hình số 4.

- Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 sgk bị trụi lá?

- Hãy tưởng tượng xem những hiện tượng nào sẽ xảy ra sau những cảnh em nhìn thấy ở các bức tranh.

- Nêu sự liên quan giữa sự ô nhiễm của môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.

Bước 2: Làm việc cả lớp

  • Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.

Gợi ý trả lời các câu hỏi:

Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí: khí thải, tiếng ồn do hoạt động của của nhà máy, các phương tiện giao thông, rác thải xử lí không hợp vệ sinh...

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:

  • Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học chảy ra sông biển...
  • Sự đi lại của tầu biển trên sông, biển, thải ra khí độc, chất thải lỏng...
  • Sự cố tràn dầu, đắm tàu...
  • Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa, các chất độc hại đó bị cuốn theo và đổ xuống gây ô nhiễm môi trường đất và nước, khiến cho cây cối ở vùng đó bị trụi lá và chết. [mưa axit]

Kết luận:

Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.

Hoạt động 2: Thảo luận

Mục tiêu:

  • Giúp học sinh liên hệ thực tế để tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
  • Nêu được tác hại của không khí và nước bị ô nhiễm.

Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+ Liên hệ những việc làm của người dân địa phương, gia đình và bản thân dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.

[học sinh có thể nêu những việc làm cụ thể của bản thân, gia đình và người dân địa phương có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và nước như: đun than tổ ong, đổ rác bừa bãi, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng các hóa chất, chất tẩy...Những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường nước và không khí đến cuộc sống và sức khỏe của người dân địa phương...Cần lưu ý nên để học sinh nêu nhiều những việc làm của chính bản thân để tác động đến ý thức và hành vi của học sinh]

Đây là chủ đề duy nhất trong chương trình các môn học về tự nhiên và xã hội được phát triển xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Vì vậy, nội dung của chủ đề Con người và sức khỏe ở môn Khoa học chính là sự phát triển mở rộng và đào sâu thêm những nội dung đã học ở giai đoạn I.

Lớp 4

Bài 1. Con người cần gì để sống?

Bài 2. Trao đổi chất ở người.

Bài 3. Trao đổi chất ở người [tiếp theo]

Bài 4. Các chất dinh dưỡng có trong thứuc ăn.

Vai trò của chất bột đường

Bài 5. Vai trò của chất đạm và chất béo.

Bài 6. Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.

Bài 7. Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

Bài 8. Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?

Bài 9. Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.

Bài 10. Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.

Bài 11. Một số cách bảo quản thức ăn.

Bài 12. Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng

Bài 13. Phòng bệnh béo phì

Bài 14. Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa

Bài 15. Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh

Bài 16. Ăn uống khi bị bệnh

Bài 17. Phòng tránh tai nạn đuối nước

Bài 18-19. Ôn tập: Con người và sức khỏe

Lớp 5

Bài 1. Sự sinh sản

Bài 2-3. Nam hay nữ

Bài 4. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?

Bài 5. Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?

Bài 6. Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì

Bài 7. Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

Bài 8. Vệ sinh ở tuổi dậy thì

Bài 9-10. Thực hành: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện

Bài 11. Dùng thuốc an toàn

Bài 12. Phòng bệnh sốt rét

Bài 13. Phòng bệnh sốt xuất huyết

Bài 14. Phòng bệnh viêm não

Bài 15. Phòng bệnh viêm gan A

Bài 16. Phòng bệnh HIV/AIDS

Bài 17. Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS

Bài 18. Phòng tránh bị xâm hại

Bài 19. Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

20-21. Ôn tập: Con người và sức khỏe

Hãy lựa chọn một bài học nào đó trong chủ đề và lập kế hoạch dạy học.

Lớp 4

  • Bài 20. Nước có những tính chất gì?
  • Bài 21. Ba thể của nước
  • Bài 22. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
  • Bài 23. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
  • Bài 24. Nước cần cho sự sống
  • Bài 25. Nước bị ô nhiễm
  • Bài 26. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
  • Bài 27. Một số cách làm sạch nước
  • Bài 28. Bảo vệ nguồn nước
  • Bài 29. Tiết kiệm nước
  • Bài 30. Làm thế nào để biết có không khí?
  • Bài 31. Không khí có những tính chất gì?
  • Bài 32. Không khí gồm những thành phần nào?
  • Bài 33-34. Ôn tập và kiểm tra học kì I
  • Bài 35. Không khí cần cho sự cháy
  • Bài 36. Không khí cần cho sự sống
  • Bài 37. Tại sao có gió
  • Bài 38. Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
  • Bài 39. Không khí bị ô nhiễm
  • Bài 40. Bảo vệ nguồn không khí trong sạch
  • Bài 41. Âm thanh
  • Bài 42. Sự lan truyền âm thanh
  • Bài 43. Âm thanh trong cuộc sống
  • Bài 44. Âm thanh trong cuộc sống [tiếp theo]
  • Bài 45. Ánh sáng
  • Bài 46. Bóng tối
  • Bài 47. Ánh sáng cần cho sự sống
  • Bài 48. Ánh sáng cần cho sự sống [tiếp theo]
  • Bài 49. Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
  • Bài 50. Nóng, lạnh và nhiệt độ
  • Bài 51. Nóng, lạnh và nhiệt độ [tiếp theo]
  • Bài 52. Vật dẫn nhiệt và vật cách điện
  • Bài 53. Các nguồn nhiệt
  • Bài 54. Nhiệt cần cho sự sống
  • Bài 55-56. Ôn tập: Vật chất và năng lượng

Lớp 5

*Đặc điểm và công dụng của một số chất liêu thường dùng

  • Bài 22. Tre, mây, song
  • Bài 23. Sắt, gang, thép
  • Bài 24. Đồng và hợp kim của đồng
  • Bài 25. Nhôm
  • Bài 26. Đá vôi
  • Bài 27. Gốm xây dụng: gạch, ngói
  • Bài 28. Xi măng
  • Bài 29. Thủy tinh
  • Bài 30. Cao su
  • Bài 31. Chất dẻo
  • Bài 32. Tơ sợi
  • Bài 33-34. Ôn tập và kiểm tra học kì

* Sự biến đổi của chất

  • Bài 35. Sự chuyển thể của chất
  • Bài 36. Hỗn hợp
  • Bài 37. Dung dịch
  • Bài 38-39. Sự biến đổi hóa học

* Sử dụng năng lượng

  • Bài 40. Năng lượng
  • Bài 41. Năng lượng mặt trời
  • Bài 42-43. Sử dụng năng lượng chất đốt
  • Bài 44. Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
  • Bài 45. Sử dụng năng lượng điện
  • Bài 46-47. Lắp mạch điện đơn giản
  • Bài 48. An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
  • Bài 49-50. Ôn tập: Vật chất và năng lượng

Hãy lựa chọn một bài học nào đó trong chủ đề và lập kế hoạch dạy học.

Video liên quan

Chủ Đề