Nổi dung nào sau đây không phải là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

JavaScript không được bật trong trình duyệt của bạn, vì vậy không thể mở tệp này. Hãy bật và tải lại.

Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản [hay quý tộc mới] lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. Nó đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội loài người. Mặc dù vậy, những học giả chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.[1]

  • Cách mạng tư sản Hà Lan
  • Cách mạng tư sản Anh
  • Cách mạng tư sản Pháp
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ
  • Cách mạng Tân Hợi
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị

  1. ^ PGS.TS. Phạm, Hùng Việt [2005]. Từ điển bách khoa Việt Nam. Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

  • Cách mạng vô sản
  • Chủ nghĩa tư bản

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cách_mạng_tư_sản&oldid=68486351”

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản [Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII] - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM [6 điểm]

Câu 1. Đầu thế kỉ XVII, tình hình kinh tế nước Anh có điểm gì nổi bật?

A. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đóng vai trò chủ đạo.

B. nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

C. tư bản sản xuất phường hội chiếm ưu thế.

D. cách mạng công nghiệp bùng nổ và lan rộng.

Câu 2. Trong những năm 1649 - 1653, thể chế chính của nước Anh là

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Bảo hộ công.

C. Cộng hòa.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 3. Chỗ dựa của chế độ phong kiến Anh là bộ phận nào?

A. Quý tộc tư sản hóa.

B. Quý tộc, giáo hội Anh.

C. Quốc hội và giáo hội Anh.

D. Địa chủ tư sản hóa, quý tộc.

Câu 4. Tại sao tư bản Anh đầu thế kỉ XVII lại giàu lên nhanh chóng?

A. buôn bán len dạ và nô lệ da đen.

B. cướp bóc của cải của các nước thuộc địa.

C. được nhà vua ưu ái nhiều quyền lợi.

D. nắm trong tay nhiều máy móc.

Câu 5. Đâu là sự kiện châm ngòi cho sự bủng nổ của cách mạng tư sản Anh vào thế kỉ XVII?

A. Vua Anh triệu tập Quốc hội để tăng thuế.

B. Vua Anh yêu cầu giải tán Quốc hội.

C. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội.

D. Vua Anh chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Không xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến.

B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ.

C. Xác lập chế độ đại nghị.

D. Chế độ cộng hòa được xác lập.

II. TỰ LUẬN [4 điểm]

Nêu vai trò của quý tộc mới trong Cách mạng tư sản Anh?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. C

3. B

4. A

5. A

6. D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Đều thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Chỗ dựa của chế độ phong kiến là tầng lớp quý tộc và giáo hội Anh.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XVII, tư bản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương, chủ yếu là buôn bán len dạ và nô lệ da đen.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Tháng 4-1640 do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len, vua Sác-lơ I đã triệu tập quốc hội để bàn về vấn đề tăng thuế. Trước sự phản đối quyết liệt của Quốc hội, nhà vua đã phải chấp nhận nhượng bộ một số yêu sách nhưng vẫn ngầm chuẩn bị lực lượng để chống lại. Sự kiện này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó không xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến mà chỉ cải biến nó cho phù hợp [quân chủ lập hiến]. Vấn đề ruộng đất không được giải quyết theo hướng dân chủ. Ngay bản thân trong chế độ đại nghị được xác lập ở Anh, vua Anh vẫn là người đứng đầu đất nước nhưng quyền hành pháp và lập pháp nằm trong tay chính phủ và quốc hội.

=> Đáp án D: Chế độ cộng hòa được xác lập không phải là lí do để khẳng định cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: Dựa trên diễn biến Cách mạng tư sản Anh, phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Vai trò của quý tộc mới trong Cách mạng tư sản Anh:

- Quý tộc mới vừa lãnh đạo cách mạng vừa hạn chế cách mạng cho phù hợp với lợi ích giai cấp mình. Nó chi phối tiến trình, kết quả, tính chất của cách mạng. Cũng chính vì vậy mà cách mạng mang tính không triệt để.

=> Quý tộc mới đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại chiến thắng của cách mạng tư sản Anh.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề