Nối gân ngón tay bao lâu thì khỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Em bị tai nạn đứt 6 sợi gân tay và mạch máu, đã mổ nối gân. Vậy bao giờ em có thể hồi phục và có bị dị tật hay không ạ?
 

Nối gân ngón tay bao lâu thì khỏi

Nối gân tay. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Chào em,Ngày nay, kỹ thuật khâu nối và phương pháp phục hồi chức năng sau tổn thương đứt gân ngày càng được hoàn thiện. Khi kết thúc thời gian cố định sau mổ (thường khoảng 4 tuần), em sẽ được hướng dẫn tập để phục hồi chức năng của bàn tay. 

Quá trình này có thể kéo dài nhiều tháng và mức độ hồi phục phụ thuộc vào khả năng tập luyện của từng người, nếu vật lý trị liệu tiến triển tốt có thể trở về bình thường trong khoảng từ 3-6 tháng em nhé!

Gân là phần chuyển tiếp của cơ, từ đó bám vào các mấu xương, các vị trí để khi cơ co - dãn sẽ hình thành động tác cụ thể cho từ vị trí. Nếu chỉ đứt gân đơn thuần (không kèm theo tổn thương xương, mạch máu, thần kinh) thì sẽ chỉ có các triệu chứng như: Không gấp, duỗi được ngón chân,…

Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác đó có phải là đứt gân hay không và mức độ đứt nặng nhẹ thế nào thì cần có sự thăm khám trực tiếp của các bác sỹ chuyên khoa.Vết thương sẽ để lại sẹo xấu và ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu không được bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình điều trị và tư vấn cách chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật, hoặc có thể dẫn đến biến chứng bị viêm dính gân và khó phục hồi. 

Hầu hết trường hợp đứt gân cần phải phẫu thuật, dùng chỉ y tế khâu cá đầu gân lại với nhau, nẹp cố định khu vực bị ảnh hưởng 4 - 6 tuần sau khi phẫu thuật.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quyết - Bác sĩ Ngoại khoa phẫu thuật chi trên - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Đôi bàn tay được chúng ta sử dụng trong hầu hết mọi hoạt động hàng ngày. Vì thế, nguy cơ gặp các chấn thương ở tay dẫn đến đứt gân duỗi ngón tay cái, tổn thương gân gấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng ta không cẩn thận. Cùng tìm hiểu liệu đứt gân tay có nguy hiểm và có những phương pháp điều trị nào phổ biến.

Ngón tay do được cử động trong nhiều thao tác như: nấu ăn, gọt dũa, lao động... nên rất dễ bị tổn thương nếu chúng ta bất cẩn. Những chấn thương ở ngón tay, đặc biệt là đứt gân ngón tay cái có thể gây ra các rối loạn cử động từ nhẹ đến nặng.

Gân là những dải mô chắc khỏe có vai trò liên kết các cơ với xương. Đứt gân ngón tay cái nói riêng và đứt gân ngón tay nói chung có các dấu hiệu:

  • Vết đứt nhẹ ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài hoặc cả những phần dưới da như mạch máu, thần kinh và gân.
  • Rách da làm một phần da hoặc mô mềm đứt lìa.
  • Chi hoặc mô mềm bị cắt lìa hoàn toàn khỏi ngón tay - đây là dấu hiệu đứt gân ngón tay rõ ràng nhất.
  • Gãy hoặc nứt xương ngón tay thường đi liền với tổn thương gân, dây chằng và các mô mềm khác.
  • Tác động mạnh vào ngón tay cũng có thể gây ra dấu hiệu đứt gân ngón tay. Tổn thương gân có thể bao gồm tổn thương sợi gân, hoặc tổn thương màng gân. Gân có thể bị rách, đứt tại vị trí gần với xương hoặc vị trí gân bám vào xương.
  • Có thể kèm theo tổn thương thần kinh sẽ làm giảm khả năng cảm thụ của ngón tay, gây tê một bên ngón tay vùng mà thần kinh đó chi phối.

Các tai nạn do vật sắc nhọn gây ra có thể gây những tổn thương sâu, phức tạp,. Đặc biệt, nếu tai nạn xảy ra ở vùng gan tay rất dễ gây đứt gân, đứt mạch máu, đứt dây thần kinh.

Khi xảy ra bất kỳ tai nạn nào người bệnh cần khám về tầm vận động và cảm giác của bàn tay, ngón tay để kiểm tra xem gân, dây chằng, dây thần kinh có bị tổn thương không. Có thể cần chụp X-quang để kiểm tra xem mức độ ảnh hưởng đến xương.

Khi bác sĩ đánh giá có tổn thương đứt gân ngón tay cái, chỉ định khâu nối gân ngón cái là bắt buộc. Bên cạnh đó, chỉ định nối mạch máu, thần kinh (nếu có đứt) có thể được đưa ra để đảm bảo phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Mức độ hồi phục chức năng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào:

  • Mức độ tổn thương: Có tổn thương thần kinh, mạch máu kèm theo không.
  • Thời điểm thực hiện khâu nối: Quy trình xử trí phẫu thuật càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vì nếu để lâu gân sẽ bị co rút ngắn lại rất khó xử lý, trường hợp xấu nhất gân bị co rút không thể nối được sẽ phải thực hiện phẫu thuật chuyển gân rất phức tạp.
  • Việc tập phục hồi chức năng: Ngay sau khi vết thương liền bệnh nhân cần kiên trì tập phục hồi chức năng với chuyên gia trị liệu để tăng cường vận động ngón tay.

Nối gân ngón tay bao lâu thì khỏi

Người bị đứt gân ngón tay cái cần được điều trị sớm

Nếu bệnh nhân quyết định không phẫu thuật thì đứt gân ngón tay cái tuy không gây ảnh hưởng gì lớn đối với sức khỏe nhưng sẽ làm mất khả năng hoạt động của ngón tay cái. Đây lại là ngón tay có nhiều công dụng nhất trên bàn tay cho nên bệnh nhân có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc.

Ngoài ra còn có một số biện pháp để bệnh nhân chủ động chăm sóc hậu phẫu nối đứt gân ngón tay cái, đó là:

  • Hạn chế sử dụng bàn tay, ngón tay cho những thao tác nặng nhọc (bưng bê, vác đồ, cầm ném...).
  • Giữ bàn tay luôn ở vị trí cao hơn tim (khi có thể).
  • Chườm đá giảm sưng khoảng 1-2 tiếng/lần, với 15 phút mỗi lần. Để tránh bỏng lạnh nên đặt một miếng khăn mỏng giữa vật lạnh và làn da.
  • Đeo nẹp ngón tay tùy trường hợp và tùy chỉ định của bác sĩ.

Nhìn chung, các tổn thương ở ngón tay có thể cần đến vài tuần hoặc vài tháng để dần khôi phục (tùy vào mức độ tổn thương). Mức độ hồi phục cũng phụ thuộc vào từng người, ví dụ như trẻ em khỏe mạnh có tốc độ hồi phục nhanh hơn. Người lớn hoặc người cao tuổi việc điều trị đứt gân ngón tay cái có thể lâu hơn và có thể có di chứng về vận động, chức năng, rối loạn cảm giác.

Nếu bệnh nhân bị đau nhiều hoặc có tổn thương nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau mạnh để hỗ trợ. Nếu tổn thương nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng các thuốc giảm đau phổ biến hơn để kiểm soát cơn đau. Các thuốc giảm đau không cần kê đơn bao gồm Ibuprofen, Acetaminophen, và Naproxen.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp cùng các bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý cơ xương khớp. Khi thăm khám tại Hệ thống y tế Vinmec, Quý khách hàng sẽ được:

  • Đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân.
  • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa.
  • Đảm bảo trọn vẹn sự an toàn và riêng tư cho khách hàng.
  • Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại, hiệu quả tối ưu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Thời điểm bạn có thể trở về nhà sau khi mổ đứt gân bàn tay sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương của tay bạn. Tập cử động sau nối gân tay là một phần quan trọng khác sau đó, giúp người bệnh sớm quay lại cuộc sống bình thường và hạn chế biến chứng cứng gân sau nối.

Nếu được gây mê toàn thân khi mổ đứt gân bàn tay, bệnh nhân sẽ tỉnh lại trong phòng hồi sức sau ca phẫu thuật. Bạn có thể vẫn tiếp tục được thở oxy qua mặt nạ và cảm thấy hơi buồn ngủ.

Nếu được gây tê vùng hoặc cục bộ khi mổ đứt gân bàn tay, người bệnh sẽ có thể trở lại phòng điều trị sớm hơn, nhưng cánh tay bên tổn thương vẫn còn cảm giác tê và sưng trong vài giờ.

Việc kê cao bàn tay của bạn trong một chiếc địu (một loại băng lớn, hỗ trợ) để giúp giảm sưng là điều bình thường.

Sau khi phẫu thuật, bàn tay của bạn có thể bị bầm tím và sưng lên, và khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ rất đau. Lúc này, việc cử động sau nối gân tay rất hạn chế vì vết thương còn mới và người bệnh đau nhiều.

Bạn có thể cần dùng một số các thuốc giảm đau thông thường, chẳng hạn như ibuprofen, paracetamol hoặc codeine, trong tối đa 2 tuần.

Trước khi xuất viện, bạn sẽ được khuyên giữ tay cao hơn tim bất cứ khi nào có thể để giúp giảm tình trạng sưng tấy. Ví dụ, bạn có thể được khuyên nâng cao cánh tay trên đệm khi ngồi hoặc giữ cánh tay của bạn lên vai bên kia khi đứng và đi bộ.

Bạn sẽ không thể lái xe trong vài tuần sau khi phẫu thuật, vì vậy bạn sẽ cần phải sắp xếp để có người đón và đưa bạn từ bệnh viện về nhà. Nếu bạn sống một mình và đã được gây mê toàn thân, bạn có thể được khuyên ở lại bệnh viện qua đêm. Bạn cũng có thể phải ở lại qua đêm nếu bạn cần điều trị các liệu pháp dành riêng cho bàn tay trong bệnh viện trước khi về nhà.

Nối gân ngón tay bao lâu thì khỏi

Sau khi mổ đứt gân bàn tay, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau để giảm bớt đau đơn

Trước khi xuất viện, bác sĩ phục hồi chức năng trị liệu tay có thể thay thế thanh nẹp thạch cao cứng (một giá đỡ được thiết kế để bảo vệ bàn tay) được trang bị trong quá trình phẫu thuật bằng một thanh nhựa dẻo và nhẹ hơn. Thanh nẹp này có tác dụng giúp các gân đã được phẫu thuật sửa chữa không bị kéo căng quá mức. Thông thường, bạn sẽ được khuyên đeo nẹp mọi lúc trong vòng 3 đến 6 tuần, sau đó có thể giảm thời gian sử dụng, chỉ đeo vào ban đêm trong vài tuần tiếp theo. Bác sĩ phục hồi chức năng bàn tay sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc thanh nẹp đúng cách và sẵn sàng giải đáp những bất kỳ thắc mắc nào của người bệnh. Điều quan trọng là tránh để thanh nẹp bị ướt. Vì vậy bạn nên dùng túi ni lông bọc nó trong khi tắm.

Để tránh cứng gân sau nối, việc phục hồi hồi chức năng sau mổ đứt gân bàn tay nên được tiến hành sớm ngay sau phẫu thuật và kéo dài đều đặn đến 12 tuần sau mổ. Người bệnh sẽ được hướng dẫn một số bài tập cử động sau nối gân tay khác nhau. Các bài tập sẽ giúp ngăn chặn các gân đã khâu nối bị dính vào các mô xung quanh, làm giảm phạm vi cử động của bàn tay. Những trường hợp dính gân sau mổ nghiệm trọng mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng thường yêu cầu phẫu thuật lại lần hai để giải phóng gân dính. Cần liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ phục hồi chức năng bàn tay nếu nhận thấy cử động sau nối gân bàn tay bị hạn chế, và đau.

Kế hoạch phục hồi chức năng sau mổ nối gân tay có thể chia thành nhiều giai đoạn như sau:

Tuần 1 - 3: Vật lý trị liệu ban đầu sẽ xoay quanh việc theo dõi vết thương cẩn thận và kiểm soát cơn đau. Giai đoạn ban đầu này là cần thiết để ngăn ngừa tái đứt gân và thúc đẩy quá trình lành lại của gân. Điều trị ban đầu sẽ bao gồm:

  • Phương pháp áp lạnh (Nước đá).
  • Quản lý cơn đau.
  • Điện trị liệu.
  • Nẹp tay.
  • Các cử động thụ động có kiểm soát của cổ tay và ngón tay.
  • Các cử động tích cực của khuỷu tay và vai để tránh bị cứng, mất khả năng vận động và sức mạnh.
  • Giám sát sự lành vết thương

Tuần 4 - 6: Sau ba tuần vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sẽ tập trung vào việc tiếp tục và cải thiện các bài tập để tăng phạm vi chuyển động, giải phóng các cấu trúc và phát triển sức mạnh ở các ngón tay của bạn. Điều trị sẽ bao gồm:

Đau và quản lý vết thương

  • Quản lý sẹo
  • Nẹp tay.
  • Cử động mô mềm.
  • Tăng cử động thụ động của cổ tay và bàn tay.
  • Phạm vi cử động của gân bị ảnh hưởng được hỗ trợ tích cực.

Tuần 7 - 12: Trong giai đoạn sau của quá trình phục hồi chức năng, người bệnh sẽ dần cảm thấy những cải thiện rõ rệt về chuyển động và sức mạnh. Bây giờ cần tăng cường các phiên luyện tập để tối đa hóa khả năng vận động của tay và khôi phục các chức năng trước mổ nối gân tay. Điều trị sẽ bao gồm:

  • Khởi động bài tập củng cố
  • Tập các bài tập vận động thụ động
  • Tăng phạm vi hoạt động của các bài tập chuyển động
  • Các bài tập tăng cường cổ tay và ngón tay
  • Tăng cường sức mạnh độc lập của các gân đã sửa chữa.
  • Sự khéo léo của bàn tay
  • Mát xa mô mềm
  • Bài tập hoạt động chức năng

Sau 12 tuần phục hồi chức năng sau mổ nối gân tay, bạn sẽ đạt được những cải thiện đáng kể về phạm vi vận động và sức mạnh của bàn tay.

Các bài tập cụ thể do bác sĩ trị liệu bàn tay hoặc bác sĩ phẫu thuật đề xuất sẽ thay đổi tùy theo loại phẫu thuật nối gân tay mà bạn được thực hiện.

Nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn nên dừng lại. Hút thuốc có thể làm giảm lưu thông máu ở tay và làm chậm thời gian hồi phục của bạn.

Nối gân ngón tay bao lâu thì khỏi

Hút thuốc lá có thể làm ảnh hường đến thời gian hồi phục của bạn sau khi mổ đứt gân bàn tay

Thời gian mà người bệnh có thể trở lại làm việc và tiếp tục các hoạt động bình thường hàng ngày sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc, cũng như loại và vị trí thương tích tại bàn tay.

Trung bình, gân bàn tay được phẫu thuật sửa chữa thường sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 12 tuần, nhưng có thể mất đến 6 tháng để lấy lại toàn bộ khả năng vận động.

Trong một số trường hợp, có thể không bao giờ cử động được ngón tay hoặc ngón cái bị ảnh hưởng nhiều như trước khi ngón tay bị tổn thương. Cứng gân sau nối có thể là một nguyên nhân.

Nhìn chung, hầu hết mọi người có thể:

  • Thực hiện các thao tác hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như sử dụng bàn phím hoặc viết bằng bút, sau 6 đến 8 tuần
  • Tham gia lái ô tô, mô tô hoặc xe tải chở hàng nặng sau 8 đến 10 tuần
  • Thực hiện các hoạt động cường độ trung bình, chẳng hạn như nâng vật nhẹ hoặc xếp hàng lên kệ, sau 8 đến 10 tuần
  • Thực hiện các hoạt động nặng nhọc, chẳng hạn như nâng vật nặng hoặc công việc xây dựng, sau 10 đến 12 tuần
  • Tham gia các hoạt động thể thao sau 10 đến 12 tuần

Bác sĩ trị liệu bàn tay hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ có thể cung cấp cho bạn ước tính chi tiết hơn về thời gian phục hồi khả năng của riêng bạn, sau khi đã được cá thể hóa theo từng trường hợp.

Điều quan trọng là bạn phải tuân theo tất cả các hướng dẫn và lời khuyên được đưa ra cho bạn về việc cử động sau nối gân tay trong thời gian hồi phục và theo dõi.

Nếu bạn cố gắng sử dụng các gân đã sửa chữa trước khi chúng lành hẳn, nó có thể khiến chỗ nối gân bị rách hoặc đứt trở lại. Sau khi mổ nối gân bàn tay, nên cẩn thận khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như:

  • Nặn tuýp kem đánh răng hoặc lấy chai dầu gội đầu
  • Bước ra khỏi bồn tắm
  • Dùng tay mở cửa
  • Mặc quần áo và cởi quần áo, khi tay bạn có thể bắt được quần áo của bạn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM: