Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu là bình thường

Nồng độ cồn trong máu thường tiến triển theo thời gian và đạt đỉnh sau 30 phút- 1 giờ và thải trừ sau 4-5 giờ. Xét nghiệm định lượng ethanol trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý cấp tính liên quan đến ngộ độc rượu cấp.

1. Ethanol là gì?

Ethanol [công thức hóa học: C2H5OH] là thành phần có trong các đồ uống có cồn. Ethanol là chất lỏng không màu trong suốt, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng và vị cay. Khi uống vào cơ thể, khoảng 20% ethanol được hấp thu ở dạ dày và 80% hấp thu ở ruột non. Ethanol được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan. Tại đây, 90% ethanol được chuyển hóa, một phần nhỏ được bài tiết nguyên dạng qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Ethanol được chuyển hóa chủ yếu bởi ADH ở bào tương của tế bào gan tạo thành acetaldehyde.

Ethanol gây độc trên hầu hết các hệ cơ quan, một số triệu chứng nhiễm độc có liên quan đến tác dụng của chất chuyển hóa acetaldehyde. Việc lạm dụng rượu có khả năng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, dạ dày, thực quản, ruột, tụy và não bộ.

Nồng độ Ethanol trong máu tiến triển theo thời gian: tăng rất cao sau 1 giờ và được thải trừ sau 4 - 5 giờ. Trong trường hợp có suy gan: nồng độ Ethanol trong máu tăng cao hơn và nồng độ này giảm xuống chậm hơn bình thường.

Nồng độ Ethanol trong máu xuất hiện chậm hơn và ở mức tăng thấp hơn khi hấp thụ rượu xảy ra trong và sau bữa ăn, hay khi hấp thu rượu cùng với đường.

2. Chỉ định đo nồng độ cồn trong máu khi nào?

Xét nghiệm định lượng ethanol trong máu sẽ được thực hiện trong một số trường hợp như:

  • Chẩn đoán các bệnh lý cấp tính liên quan đến ngộ độc rượu cấp.
  • Người gây ra tai nạn giao thông khi lái xe cần bằng chứng pháp lý về tình trạng sử dụng rượu bia của bản thân.
  • Đánh giá các tình trạng ngộ độc cấp có tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu máu.

3. Xét nghiệm định lượng ethanol được thực hiện như thế nào?

Mẫu bệnh phẩm khi định lượng ethanol sẽ là máu tĩnh mạch được lấy với quy trình sau:

  • Sát trùng vị trí chọc tĩnh mạch lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn không có cồn để tránh làm sai lệch kết quả.
  • 3ml máu tĩnh mạch sẽ được lấy vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin và EDTA.
  • Ống phải đạt tiêu chuẩn và nút đảm bảo chặt, kín.
  • Chuyển mẫu tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút [nếu mẫu còn có tác dụng pháp lý về sau thì khi lấy mẫu cần có người chứng kiến].
  • Máu được ly tâm ngay tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương và có thể ổn định được trong khoảng 2 ngày ở nhiệt độ 15-25°C.
  • Ethanol sẽ được định lượng theo phương pháp động học enzym.

Cần lưu ý rằng, kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu có thể bị sai lệch tăng lên khi bệnh nhân dùng đồng thời với các thuốc như: Barbiturat, diazepam, isoniazid hay opiat, thuốc an thần...

4. Kết quả của xét nghiệm định lượng ethanol trong máu

Nồng độ cồn trong máu thường tiến triển theo thời gian và đạt đỉnh sau 30 phút- 1 giờ và thải trừ sau 4-5 giờ. Bình thường, nồng độ cồn trong máu bằng 0 mg/dL, khi nồng độ trên 25 mg/dL được coi là ngưỡng độc. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác nhau khi nồng độ ethanol đạt tới các ngưỡng khác nhau như sau:

  • 50 mg/dL: Mất phối hợp mức độ nhẹ, giảm ức chế.
  • 100 mg/dL: Phản ứng chậm, biến đổi cảm giác.
  • 150 mg/dL: Biến đổi quá trình suy nghĩ, thay đổi hành vi và nhân cách.
  • 200 mg/dL: Đi đứng loạng choạng, nôn, ý thức lú lẫn.
  • 250 mg/dL: Ngưỡng hôn mê do ngộ độc rượu có thể xảy ra.
  • 300 mg/dL: Nói líu, mất cảm giác, rối loạn thị lực.
  • 400 mg/dL: Hạ đường huyết, co giật, giảm thân nhiệt.
  • 500 mg/dL: Ngưỡng có thể xảy ra tử vong.
  • 700 mg/dL: Giảm hoặc mất phản xạ, suy hô hấp và mất ý thức.

5. Xét nghiệm định lượng Ethanol ở đâu uy tín?

Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế làm xét nghiệm định lượng Ethanol . Alô Xét Nghiệm là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm máu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch khám, Qúy khách hàng có thể liên hệ gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 hoặc nhận tư vấn online tại đây để được các bác sĩ tư vấn và đội ngũ kỹ thuật viên của Alô Xét Nghiệm lấy mẫu trực tiếp tận nhà, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

Để giảm thiểu tình trạng tài xế sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích khi tham gia giao thông, Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, đơn vị bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường thiệt hại với tài xế lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy.

Tài xế được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Gia Chính

Trước quy định này, nhiều công ty bảo hiểm vẫn dựa vào quy định vi phạm nồng độ cồn để từ chối bồi thường bảo hiểm, bất chấp chỉ số nồng độ cồn đã được cơ quan y tế xác định là cồn tự nhiên trong cơ thể.

Lý giải về trường hợp này, Luật sư Lương Huy Hà, Giám đốc Công ty Luật Lawkey cho biết: "Nghị định 03/2021 không có quy định cụ thể tài xế có nồng độ cồn bao nhiêu hoặc nồng độ cồn xuất phát từ nguyên nhân nào sẽ bị từ chối bồi thường bảo hiểm. Đây là vướng mắc cần có hướng dẫn cụ thể hơn từ cơ quan chức năng".

Luật sư Hà nói thêm, theo Danh mục quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh ban hành kèm theo Quyết định số 320 của Bộ Y tế, định lượng nồng độ cồn trong máu có trị số bình thường là ít hơn 10,9 mmol/L. Quy đổi theo quy định về đo nồng độ cồn [etanol] trong máu tại Quyết định 933 của Bộ Y áp dụng trong các bệnh viện tương ứng 50,23 mg/dL, 0.5023 mg/mL.

Trị số bình thường này cũng được ghi nhận trong phiếu trả lời kết quả xét nghiệm mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 26/2014 của Bộ Công an và Bộ Y tế quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Nguyên nhân trong cơ thể một người bình thường dù không uống rượu bia đều có nồng độ cồn trong máu ở mức dưới ngưỡng này được nhiều bác sỹ, chuyên gia khẳng định là do ăn uống, sinh hoạt và các chất tự nhiên trong máu.

"Do đó, nếu tài xế có chỉ số nồng độ cồn vượt ngưỡng trị số bình thường, cơ quan bảo hiểm có đầy đủ cơ sở để từ chối bồi thường bảo hiểm theo quy định tại khoản khoản 5 Điều 13 Nghị định số 03/2021 của Chính phủ", luật sư Lương Huy Hà nêu quan điểm.

Ngược lại, nếu tài xế có chỉ số nồng độ cồn dưới ngưỡng trị số bình thường, cơ quan bảo hiểm khi từ chối bồi thường phải chứng minh được việc tài xế có nồng độ cồn là do uống rượu, bia, đồ uống có cồn và không phải do các nguyên nhân tự nhiên.

Đối với trường hợp tài xế có nồng độ cồn trong máu tự nhiên với ngưỡng trị số bình thường, khách hàng cần căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của mình khi công ty bảo hiểm từ chối bồi thường thiệt hại. Cụ thể, tại điểm a khoản này, quy định không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp "Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý".

Giám đốc Lawkey cũng tư vấn tài xế cần thu thập tài liệu để chứng minh với cơ quan bảo hiểm việc cơ thể có nồng độ cồn không đến từ nguyên nhân sử dụng rượu, bia hay đồ uống có cồn khác. Trường hợp có nồng độ cồn trong máu tự nhiên, tài xế có thể đi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tại các bệnh viện khi tai nạn xảy ra. Sau đó, tài xế cần xét nghiệm lại trong trạng thái cơ thể hoàn toàn bình thường để làm tài liệu so sánh.

Trường hợp không được cơ quan bảo hiểm chấp thuận, tài xế bị từ chối bồi thường bảo hiểm có thể gửi đơn khiếu nại, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm hoặc gửi đơn khởi kiện cơ quan bảo hiểm tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự để được bảo vệ quyền lợi.

Nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu thì bị xử phạt?

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt vi phạm?.

Nồng độ cồn cao là bao nhiêu?

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Chủ Đề