Ổ trục quạt máy là ứng dụng của

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 8_NH 2011-2012. Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại và phi kim loại; kim loại đen và kim loại màu  Kim loại: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.  Phi kim loại: không dẫn điện, dẫn nhiệt kém nhưng dễ gia công không bị oxi hóa, ít mài mòn.  Kim loại đen: có tính cứng giòn.  Kim loại màu: có tính dẻo, chống ăn mòn cao với sản phẩm. Câu 2: Nêu tính chất cơ bản của VLCK? Tính công nghệ có ý nghĩa gí trong sản xuất? - Tính chất cơ bản của VLCK  Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bến.  Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng….  Tính chất hóa học: tính chịu axit và muối, tính ăn mòn….  Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt… - Ý nghĩa của tính công nghệ: chọn lựa phương pháp gia công phù hợp. Câu 3: Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng hàn ? Mối ghép ở chiếc quai của nồi nhôm là mối ghép gì? Giải thích ví sao phải dùng mối ghép đó? - Đặc điểm:  Mối ghép hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm vật liệu nên giá thành giảm.  Mối hàn dễ bị nứt, giòn chịu lực kém. - Ứng dụng : trong công nghiệp điện tử, trong xây dựng, trong công nghiệp sản xuất đồ dùng gia đình. - Là mối ghép đinh tán. Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn., chịu được nhiệt độ cao, mối ghép đơn giản khi hỏng dễ thay thế. Câu 4: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm từng mối ghép? Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? - Các chi tiết máy thường được lắp ghép với nhau theo hai kiểu ghép: ghép cố định, ghép động. - Đặc điểm :  Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.  Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay ,trượt, lăn và ăn khớp với nhau. - Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công , sử dụng và sửa chữa. Mặt khác , máy có nguyên lý hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được Câu 5: Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren? - Đặc điểm:  Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp , nên dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp. - Ứng dụng :  Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.  Đối với những chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn , người ta dùng mối ghép vít cấy.  Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. Câu 6 : Hãy nêu ứng dụng của mối ghép bằng then và bằng chốt? Những điểm khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt dựa vào vị trí đặt then và chốt? - Ứng dụng :  Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích…. Để truyền chuyển động quay.  Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó. - Điểm khác nhau của mối ghép then và chốt : Ở mối ghép bằng then, then được cài trong rãnh then nằm giữa 2 mặt phân cách của 2 chi tiết được ghép. Còn mối ghép bằng chốt thì chốt xuyên ngang qua mặt phân cách của chi tiết được ghép. Câu 7: Nêu đặc điểm và ứng dụng của khớp động tịnh tiến? - Đặc điểm :  Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau [ quỹ đạo chuyển động, vận tốc,…]  Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau tạo nên ma sát lớn làm cản trở chuyển động. để giảm ma sát, người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được làm nhẵn bóng và thường được bôi trơn bằng dầu, mỡ…. - Ứng dụng :  Khớp tịnh tiến được dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại [ như mối ghép pit-tông, xilanh trong động cơ]. Câu 8: Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán? Thế nào là khớp động ? Nêu công dụng của khớp động? - Đặc điểm :  Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.  Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao[ như nồi hơi].  Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh. - Ứng dụng :  Trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình. - Khớp động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động : - Công dụng của khớp động là ghép các chi tiết thành cơ cấu. Câu 9: Cấu tạo và ứng dụng của khớp quay? Quạt điện là úng dụng của khớp động gì? - Cấu tạo:  Mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn.  Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.  Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay bạc lót. - Ứng dụng :  Bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, …. - Quạt điện là ứng dụng của khớp quay

Bài 27.2 trang 55 Sách bài tập Công nghệ lớp 8: Sắp xếp những vật dụng, máy móc, dụng cụ có ứng dụng khớp quay, khớp tịnh tiến vào đúng ô:

A. Máy khâu           B. Xe đạp           C. Bao diêm

D. Bản lề cửa           E. Bộ xilanh kim tiêm           F. Cần ăng ten

G. Vòng bi           H. Ghế xếp           I. Ổ trục quạt điện

K. Giảm xóc xe máy           L. Ròng rọc           M. Ỏ trục giữa xe đạp

N. Ngăn kéo bàn           O. Gương xe máy           P. Cần cẩu

Q. Êto

Lời giải:

Khớp tịnh tiến Khớp quay

A.Máy khâu

C.Bao diêm

E.Bộ xilanh kim tiêm

K.Giảm xóc xe máy

N.Ngăn kéo bàn

Q.Êtô

A.Máy khâu

B.Xe đạp

D.Bản lề cửa

F.Cần ăng ten

G.Vòng bi

H.Ghế xếp

I.Ổ trục quạt điện

L.Ròng rọc

M.Ổ trục giữa xe đạp

O.Gương xe máy

P.Cần cẩu

Tóm tắt lý thuyết

  • Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau

  • Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.

  • Mối ghép động chủ yếu  để ghép các chi tiết thành cơ cấu.

  • Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu

  • Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp cácđăng…..

Quan sát một chiếc ghế xếp: 

Khi mở ghế ra và gập ghế lại, tại mối ghép A, B, C, D các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau. 

II. Các loại khớp động:

1. Khớp tịnh tiến:

a, Cấu tạo:

  • Mối ghép pít- tông có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng

  • Mối ghép sống trượt có mặt tiếp xúc là sống trượt- rãnh trượt nhẵn.

b. Đặc điểm khớp tịnh tiến:

  • Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau về quỹ đạo, vận tốc...

  • Khi làm việc các chi tiết trượt trên nhau sinh ma sát lớn,làm mòn chi tiết

→ Cần làm giảm bằng cách dùng vật liệu chống mài mòn và bề mặt đươc làm nhẵn bóng và bôi trơn dầu mỡ.

c. Ứng dụng

  • Dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại [như mối ghép pittông-xilanh trong động cơ]

2. Khớp quay

a. Cấu tạo: 

Khớp quay

  • Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn

  • Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục

  • Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục

b. Ứng dụng:

  • Được dùng nhiều trong thiết bị ,máy móc  như bản lề cửa, xe đạp, xe máy , quạt điện,....

Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động? 

Hướng dẫn giải

  • Khớp động là mối ghép có các chi tiết chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hoặc khớp động.

  • Công dụng: mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu, gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu...chúng được dùng rộng rãi trong nhiều máy và thiết bị.

Bài 2:

Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại? 

Hướng dẫn giải

  • Gồm có hai lọai: 

    • Khớp tịnh tiến: Xi lanh, Pit-tông

    • Khớp quay: Ổ trục, Trục, Bạc lót

Bài 3:

Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay? 

Hướng dẫn giải

  • Cấu tạo:

    • Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.

    • Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn

    • Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục

    • Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục

  • Ứng dụng : Khớp quay thường được dùng nhiều trong thiết bị máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Mối ghép động, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Giải thích được khái niệm mối ghép động.

  • Trình bày, mô tả được các loại khớp động.

  • Liệt kê được các ứng dụng của mối ghép động và khớp động trong kỹ thuật và đời sống.

Video liên quan

Chủ Đề