Phần biệt học viên và sinh viên

Nhiều người ví von hài hước, Đại học như một cái nhà vệ sinh, người ở ngoài thì gấp gáp muốn vào, kẻ ở trong thì nhấp nhổm muốn ra. Đến khi ra rồi thì lại muốn được quay trở lại. Được đỗ vào một trường đại học là ước mơ hoài bão và bao nỗ lực cố gắng của học sinh cấp 3. Cuộc sống của sinh viên đại học và học sinh cấp 3 sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời khác nhau mà ai cũng phải gật gù rằng: Không có gì vui hơn.

Môi trường đại học tự do học tập, tự giác là chính

Ở trường cấp 3, kỷ luật và giờ giấc rất chuẩn xác. Học sinh lên lớp là để học. Muốn nghỉ học phải có xin phép từ phụ huynh. Thế còn đại học thì sao, bạn đi muộn, đến lớp hay không,… chẳng giảng viên nào quan tâm, chỉ tính theo số buổi học yêu cầu. Nghĩa là học sinh có thể nghỉ một số buổi học mà vẫn có thể tham dự kỳ thi cuối kỳ. Nhiều giảng viên thậm chí còn cho sinh viên không cần lên lớp chỉ cần qua được bài thi cuối kỳ.

Trốn tiết, bùng học là điều quá bình thường và quen thuộc với sinh viên

Trong lớp học, học sinh cấp 3 phải ngồi nghe giảng ngay ngắn, ghi chép bài đầy đủ, kiểm tra bài tập và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Còn đai học thì, lên lớp mà sinh viên như ngồi ở trên mây, người thì ngủ gật, người thì ngồi chơi nghịch điện thoại, rì rầm buôn chuyện hay chạy lén lút khỏi lớp học. Nhiều sinh viên đến lớp với tư tưởng để điểm danh.

Cũng chính vì vậy, môi trường đại học mang tính thử thách cao về sự tự học. Do môi trường thoải mái, sinh viên có thể học bất cứ thứ gì mình muốn, tuy nhiên nhiều bạn sinh viên lại không hiểu được điều này. Sinh viên dành phần lớn thời gian cho việc giải trí hay vui chơi, ngủ nghỉ mà lơ là việc bài vở trên trường. Dẫn tới cuối kỳ bị trượt và phải học lại với khoản phí tín chỉ đắt đỏ.

Trang phục học sinh đi học thời THPT và sinh viên đại học

Nếu học sinh cấp 3 phải ngày ngày tới trường với bộ đồng phục áo trắng quần xanh đen và giầy, dép có quai thì sinh viên lại chẳng cần phải mặc chúng. Lên đại học, học sinh có thể mặc quần áo bình thường hàng ngày, thể hiện phong cách và cá tính bản thân.

Tự do thoải mái là thế nhưng nhiều giảng viên cũng phải nhắc nhớ sinh viên khi lên lớp cần phải mặc các trang phục đứng đắn không quá phản cảm, đặc biệt là nhiều sinh viên nữ mặc váy ngắn khi tới lớp.

Thời gian biểu học khác nhau

Học sinh THPT với lịch học kín mít từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, chủ nhật đi học thêm, lấp kín lịch học. Sinh viên đại học lịch học lại khá dễ thở. Lịch học dựa trên các môn học, phân chia theo các ngày. Có ngày thì học 3-4 ca học, ngày lại được nghỉ. Thời gian biểu ở trường đại học linh động, sinh viên có thể lựa chọn theo từng môn cho các tín chỉ các học để phù hợp với lịch làm thêm, lịch học thêm bên ngoài của mình.

Ở đại học thầy cô giảng viên rất thoải mái, như bạn bè với sinh viên

Nếu thời ấp 3, các thầy cô luôn rất giám sát chặt chẽ cả về kiến thức lẫn kỷ luật của học sinh. Chỉ cần có bất cứ sự thay đổi hay vi phạm nào, thầy cô giáo sẽ liên hệ để báo cao với phụ huynh học sinh. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên THPT rất khăng khít. Lên đại học thì khác, sinh viên là người chủ động cho tất cả các môn học và giảng viên. Sinh viên có thể trao đổi thêm với giảng viên và xin hỗ trợ thêm cho các bài luận của mình. Giảng viên cũng chẳng quan tâm đến kỷ luật hay việc theo dõi bài giảng của sinh viên. Tự giác của sinh viên là chính

Môi trường học của sinh viên và học sinh khác nhau như vậy đó!

Trung tâm gia sư uy tín Đức Minh với kinh nghiệm 15 năm tư vấn kết nối giữa các gia sư giỏi với con em của các bậc phụ huynh. Gia sư ôn thi đại học là lựa chọn đầu tư hoàn hảo của phụ huynh cho con em mình, chuẩn bị hành trang kiến thức với kỳ thi đại học quan trọng và kiến thức sau này khi đến trường đại học.

Học viện là gì? Có khác biệt về chất lượng giáo dục so với đại học hay không? Nên học tập tại học viện hay đại học? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiện nay, có quá nhiều tổ chức giáo dục khác nhau cùng tồn tại trên thị trường, khiến người ta không khỏi nghi ngại. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng tình trạng của cơ sở giáo dục đại học ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của văn bằng là sai. Thực chất, chất lượng giảng dạy chỉ có sự khác biệt dựa trên chuyên môn và phương hướng phát triển của ngành mà thôi.

Xem thêm: Trung cấp nghề là gì? Những lợi ích khi học trung cấp nghề

Để có những hiểu biết rõ ràng khi lựa chọn trường, chuyên ngành để không mắc sai lầm, hãy cùng tìm hiểu thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé.

Học viện tiếng Anh là “Academy“, có nghĩa là một tổ chức giáo dục cao hơn giáo dục trung học, chuyên về nghiên cứu.

Các tài liệu về thuật ngữ thì nói rằng học viện và viện hàn lâm đều sử dụng chung danh từ “academy” trong tiếng anh chỉ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực nào đó nhằm thúc đẩy sự phát triển trong xã hội. Các lĩnh vực cơ bản chính là khoa học tự nhiên, nghệ thuật, quân sự, âm nhạc hay bất kỳ một lĩnh vực văn hóa và xã hội.

Học viện là gì?

Để biết chính xác học viện khác gì đại học thì chúng sẽ trở nên rõ ràng chỉ trong 2 trường hợp này:

  • Học viện [tiếng Anh là Academy] sẽ bao gồm cả phần dạy và phần nghiên cứu. Học viện thường là đơn vị của ngành. Trong khi đó Đại học [tiếng Anh là University] sẽ chuyên về giảng dạy.
  • Thời gian đào tạo cũng khác nhau trung bình thời gian tại đại học là 4 năm hoặc từng chuyên ngành là 4-6 năm. Còn học viện trung bình là trên dưới 5 năm.
  • Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu. Còn đào tạo của Đại học mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.

Tổ chức tại học viện thuộc chuyên ngành ví dụ như Học viện Quân sự thuộc ngành quân sự, được phép giảng dạy chi tiết và chuyên sâu về lĩnh vực đó.

Còn lại, về cơ bản, Học viện hay Đại học đều yêu cầu bạn phải tốt nghiệp cấp 3 mới có thể tham gia thi. Khi ra trường, theo Bộ GD&ĐT quy định, bằng cấp của Đại học và Học viện đều giống nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học tại đây đều được cấp bằng cử nhân hoặc kỹ sư.

Tại Việt Nam hệ thống giáo dục đều được phân cấp từ bé đến lớn xét toàn bộ tính chất và quy mô đào tạo thì quá trình học sẽ xếp bậc nhỏ đến lớn: Trung cấp, cao đẳng, đại học và học viện. Và có thể nhận thấy đào tạo giáo dục cao nhất tại Việt Nam chính là học viện.

XEM THÊM: Đại học tại chức là gì? Tìm hiểu về giá trị của bằng Đại học Tại chức

Xét cho cùng, điều chính yếu trong giáo dục là mức độ kiến ​​thức mà học sinh nhận được, chứ không phải hình thức hay tình trạng của cơ sở giáo dục.

Hãy tự quyết định điều gì là tốt nhất – trở thành một phần của một trăm nghìn sinh viên của trường đại học danh tiếng nhất cả nước, trong đó chỉ có 20-40% giáo viên được chỉ định theo chuyên môn của bạn, hoặc học trong một học viện chuyên ngành, trong đó 90% giáo viên là chuyên gia trong lĩnh vực bạn mong muốn? Câu trả lời nằm ngay trong đó.

Có một điều bạn có thể yên tâm rằng, không có sự khác biệt về chất lượng giáo dục cũng như uy tín của văn bằng của hai đơn vị giáo dục này. Nhà tuyển dụng cũng không quan tâm bạn đã học ở đâu – tại học viện hay trường đại học. Về bản chất, họ chỉ quan tâm tới mức độ hiểu biết và kỹ năng chuyên ngành của bạn mà thôi. Do đó, biết cố gắng tích lũy kiến thức, không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực thì bạn vẫn có thể thành công.

[TIẾT LỘ] Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên chuẩn cho các sĩ tử

Nên học đại học hay học viện?
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Tài chính
  • Học viện Ngoại giao Việt Nam
  • Học viện Hành chính Quốc gia
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Học viện Cảnh sát nhân dân
  • Học viện Hàng không Việt Nam…

XEM THÊM: Liberal arts là gì? Chìa khóa vạn năng mở cánh cửa thành công

Hy vọng với những chia sẻ trên đây là những kinh nghiệm giúp bạn có thêm hiểu biết về “Học viện là gì?” và những điều khác nhau giữa Học viện với Đại học, từ đó có thể lựa chọn cho mình môi trường học và phát triển thích hợp.

Video liên quan

Chủ Đề