Phần trung tâm của cụm từ là gì

- Cụm danh từ [còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ] là một tập hợp tự do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành [Từ ngữ phụ thuộc được gọi là phụ ngữ].

- So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp giống như danh từ [làm chủ ngữ, phụ ngữ động từ...].

- Quan hệ giữa dành từ trung tâm với các phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ.

Ví dụ: học sinh [danh từ] —> tất cả học sinh lóp 6A [cụm danh từ].

2. Cấu tạo của cụm danh từ

- Về cấu tạo, cụm danh từ có thể có cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ

+ Dạng cấu tạo dẩy dủ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

một

ngôi nhà

vững chãi

+ Dạng cấu tạo đầy đủ:

Phần trước Phần trung tâm
một ngôi nhà
Phần trung tâm Phần sau
ngôi nhà vững chãi

- Chú ý:

+ Phần trung tâm còn được gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính,...

+ Phụ ngữ trước còn được gọi là: phụ tố trước, phụ ngữ trước,...

+ Phụ ngữ sau còn được gọi là: phụ tố sau, phụ ngữ sau,...

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc kĩ từng câu, gạch dưới các danh từ trong từng câu đó. Sau đó, xem danh từ nào có những từ ngữ phụ thuộc nó đi kèm [đứng trước và sau nó]. Tập hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ đi kèm đó chính là cụm danh từ. Cụ thể như sau:

a] Vua cha yêu thương Mi Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Như vây : một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.

b] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

Cụm danh từ : một lưỡi búa của cha để lại

c] Đai bàng nguyên là một con vêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Cụm danh từ: một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. - Ở từng cụm danh từ tìm được, em xác định đâu là phần trung tâm, đâu là phần trước, phần sau. Sau đó, dựa vào mô hình cụm danh từ trong SGK, trang 118, em điền từng cụm danh từ tìm được vào vị trí thích hợp trong mô hình.

- Cụ thể, các cụm danh từ này được điền vào mô hình như sau:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

một

người

chồng

thật xứng đáng

một

lưỡi

búa

của cha để lại

một

con

yêu tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ

3. - Phần trích trong đề bài có ba chỗ trống, Ở mỗi chỗ trống, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ chính. [Danh từ chính ở cả ba trường hợp này đều là từ thanh sắt. Như vậy, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ thanh sắt, sao cho phù hợp với nội dung câu vãn, đoạn văn; nhất là phù hợp với logic phát triển nội dung câu chuyện].

- Điền các phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống, ta được :

+ Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

+ Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

+ Lần thứ ha, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.

Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố được biên soạn nhằm giúp các em HS nắm rõ hơn về 3 loại cụm từ này. Từ đó học tập tốt hơn bộ môn Ngữ Văn lớp 6. Mời các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các vị phụ huynh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

  • A. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
    • 1. Cụm danh từ
    • 2. Cụm động từ
    • 3. Cụm tính từ
  • B. Luyện tập cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  • C. Đáp án bài tập cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

A. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

Chú ý: tuy các cụm từ [cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ] có ý nghĩa đầy đủ và phức tạp hơn từ loại nhưng khi ở trong câu chúng vẫn hoạt động như từ loại.

1. Cụm danh từ

- Khái niệm: Cụm danh từ [CDT] là loại tổ hợp từ do danh từ cùng với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cấu tạo:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

[bổ sung ý nghĩa về số và lượng cho Danh từ]

[bổ sung ý nghĩa về đặc điểm, vị trí, không gian, thời gian cho Danh từ]

→ Lưu ý: Các bộ phận trước và sau [t1, t2, s1, s2] không bắt buộc phải luôn xuất hiện cùng nhau, chỉ cần ít nhất 1 trong 4 thành phần ấy xuất hiện thì sẽ tạo nên Cụm danh từ.

- Ví dụ:

STT

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

VD1

x

các

con

x

kia

→ Cụm danh từ: các con gà kia

VD2

tất cả

những

bông

hoa

x

x

→ Cụm danh từ: tất cả những bông hoa

2. Cụm động từ

- Khái niệm: Cụm động từ [CĐT] là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cấu tạo:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Phụ ngữ trước

Động từ

Phụ ngữ sau

[bổ sung ý nghĩa về: thời gian, sự tiếp diễn, sự khuyến khích hoặc ngăn cản, sự khẳng định hoặc phủ định… đối với Động từ chính]

[bổ sung ý nghĩa về đối tượng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức… của Động từ chính]

→ Lưu ý: Cụm động từ có thể cùng lúc có cả phận trước và phần sau, nhưng cũng có thể chỉ có một trong 2 bộ phận này.

- Ví dụ:

STT

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

VD1

x

học

môn Toán

[bổ sung ý nghĩa về đối tượng của Động từ]

→ Cụm động từ: học môn Toán

VD2

đang

chạy

x

[bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn của động từ]

→ Cụm động từ: đang chạy

3. Cụm tính từ

- Khái niệm: Cụm tính từ [CTT] là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cấu tạo:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Phụ ngữ trước

Tính từ

Phụ ngữ sau

[bổ sung ý nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hoặc phủ định… về tính từ]

[bổ sung ý nghĩa về vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân… của tính từ]

→ Lưu ý: Trong cụm động từ, có thể chỉ có 1 trong 2 bộ phận [phụ ngữ trước hoặc phụ ngữ sau], hoặc đồng thời xuất hiện cả 2.

- Ví dụ:

STT

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

VD1

rất

xinh đẹp

x

[bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ]

→ Cụm tính từ: rất xinh đẹp

VD2

x

tròn trịa

như quả bóng

[bổ sung ý nghĩa về sự so sánh cho tính từ]

→ Cụm tính từ: tròn trịa như quả bóng

B. Luyện tập cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông. Chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

[theo Ma Văn Kháng]

1. Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.

2. Tìm các danh từ xuất hiện trong đoạn văn.

3. Chọn ra 5 danh từ trong các danh từ em vừa tìm được ở câu 2, phát triển thành các cụm danh từ tương ứng.

4. Phân tích cấu tạo các cụm danh từ tạo được ở câu 3.

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

[trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Tập 1]

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu đặc trưng của thể loại đó.

2. Liệt kê các danh từ từ có xuất hiện trong đoạn văn.

3. Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên.

4. Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ vừa tìm được.

Câu 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

[trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Tập 1]

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Tác giả là ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì?

2. Tìm cụm động từ xuất hiện trong đoạn văn.

3. Tìm các tính từ có trong đoạn văn trên. Chọn 3 trong các tính từ vừa tìm được để phát triển thành cụm tính từ.

Câu 4. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm.Người ta kể rằng, những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì bị ngựa phun lửa cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp.

[trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Tập 1]

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu đặc trưng của thể loại đó.

2. Các cụm từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc loại cụm từ nào?

3. Phân tích cấu tạo của các cụm từ in đậm trong đoạn văn.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Tâm đã bước xa rồi, hàng tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa gỗ chưa đóng. Cô xoay đầu đòn gánh đẩy cửa rồi bước vào. Tất cả cái tối tăm rét mướt, và cánh đồng hoang vắng cô để lại ở ngoài. Ðây là nhà rồi.

[Cô hàng xén - Thạch Lam]

1. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

2. Em hãy phân tích cấu tạo của câu “Cánh cửa gỗ chưa đóng”.

3. Em hãy phát triển danh từ “cánh cửa” thành một cụm danh từ.

4. Em hãy cho biết “đã bước xa rồi” là loại cụm từ gì? Hãy phân tích cấu tạo của cụm từ này.

Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

[Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính]

1. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

2. Em hãy chỉ ra các cụm danh từ có trong đoạn thơ trên và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ đó.

3. Em hãy chỉ ra một đặc sắc nghệ thuật được sử dụng ở câu cuối của đoạn thơ.

Câu 7: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Khí lạnh bắt đầu bao vây cả người tôi. Tôi mặc thêm cái áo đen dài nữa. Cắm thuyền xong tôi liền bước chân lên một tảng đá lớn. Nước lấp lánh trong khe đá như thủy tinh. Sau một làn sóng dội, nước trong mấy lạch đá cùng một lần hòa nhịp phập phồng theo.

[Làng - Thanh Tịnh]

1. Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

2. Em hãy cho biết các cụm từ sau đây là loại cụm từ nào: “cái áo đen dài”, “một tảng đá lớn”, “một làn sóng”. Hãy phân tích cấu tạo các cụm từ đó.

3. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

C. Đáp án bài tập cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

Câu 1:

1. Câu chủ đề của đoạn văn: "Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông."

2. Các danh từ xuất hiện trong đoạn văn là: hàng cau, làng Dạ, sức mạnh, mùa đông, tàu lá, đuôi én, nền đất, đọt lá, thân

3. Gợi ý mở rộng cụm danh từ:

  • hàng cau - những hàng cau xanh mướt
  • làng Dạ - ngôi làng Dạ phía xa
  • sức mạnh - nguồn sức mạnh ấy
  • mùa đông - mùa đông năm ấy
  • tàu lá - những tàu lá chuối
  • đuôi én - cái đuôi én đó
  • nền đất - nền đất phía dưới
  • đọt lá - cái đọt lá đó
  • thân - cái thân ấy

4. Phân tích cấu tạo cụm danh từ:

STT

Phần trước

Câu 2:

1.

- Đoạn văn được trích từ truyện Em bé thông minh.

- Truyện Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích.

- Đặc trưng truyện cổ tích:

  • Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang đường, kì ảo.
  • Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung [sinh ra - biến cố - hóa giải biến cố - kết cục], và thường luôn là kết thúc có hậu.
  • Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

2. Các danh từ có trong đoạn văn: vua, làng, thúng gạo nếp, con trâu đực, con trâu

3. Các cụm danh từ có trong đoạn văn: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng

4. Phân tích cấu tạo:

STT

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

1

làng

ấy

2

ba

thúng

gạo

nếp

3

ba

con

trâu

đực

4

ba

con

trâu

ấy

5

chín

con

6

năm

sau

7

cả

làng

Câu 3:

1.

  • Đoạn văn trích từ văn bản Vượt thác của nhà văn Võ Quảng.
  • Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.

2. Cụm động từ có trong đoạn văn: đang vượt thác

3. Các tính từ có trong đoạn văn: cuồn cuộn, chặt, oai linh, hùng vĩ, nhỏ nhẹ, nhu mì.

4. Gợi ý phát triển các tính từ thành cụm tính từ:

Tính từ

Cụm tính từ

chặt

chặt quá, chặt hơn, chặt lắm…

hùng vĩ

cực kì hùng vĩ, rất hùng vĩ, hùng vĩ vô cùng…

nhỏ nhẹ

rất nhỏ nhẹ, nhỏ nhẹ hơn…

nhu mì

rất nhu mì, nhu mì lắm, nhu mì hơn…

Câu 4:

1.

- Đoạn văn trích từ truyện Thánh Gióng

- Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện cổ tích

- Đặc trưng thể loại truyện cổ tích:

  • Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang đường, kì ảo.
  • Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung [sinh ra - biến cố - hóa giải biến cố - kết cục], và thường luôn là kết thúc có hậu.
  • Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

2. Các cụm từ in đậm trong đoạn văn là cụm danh từ.

3. Phân tích cấu tạo:

STT

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

1

những

bụi

tre

ngà

2

những

vết

chân

ngựa

3

những

ao

hồ

Câu 5:

1. PTBĐ chính là tự sự.

2. CN: cánh cửa gỗ

VN: chưa đóng

3. Gợi ý cụm danh từ có danh từ trung tâm là cánh cửa:

  • Cánh cửa ấy
  • Những cánh cửa đằng kia
  • Tất cả các cánh cửa

4. “đã bước xa rồi” là cụm động từ.

- Cấu tạo:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

đã

bước

xa rồi

Câu 6:

1. PTBĐ chính là biểu cảm.

2. Các cụm danh từ có trong đoạn thơ: những chiếc khăn màu, những bàn tay, những đôi mắt.

- Phân tích cấu tạo:

STT

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

1

những

chiếc

khăn

màu

2

những

bàn

tay

3

những

đôi

mắt

3. Câu cuối đoạn thơ đã sử dụng câu hỏi tu từ “Buồn ở đâu hơn ở chốn này?”. Câu hỏi này được đưa ra không phải để tìm kiếm một câu trả lời. Mà nó là lời thở than, buồn bã, của nhân vật trữ tình. Thể hiện sự xót xa, đau buồn, thương tiếc đối với những cảnh chia ly trên sân ga.

Câu 7:

1. PTBĐ chính là tự sự

2. Các cụm từ “cái áo đen dài”, “một tảng đá lớn”, “một làn sóng” là cụm danh từ.

- Phân tích cấu tạo:

STT

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

1

cái

áo

đen dài

2

một

tảng

đá

lớn

3

một

làn

sóng

3. Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp so sánh. Tác giả đã so sánh dòng nước lấp lánh trong khe đá với thủy tinh. Hình ảnh so sánh giúp khắc họa được vẻ đẹp tinh khiết, tươi mát, trong sạch, sáng rỡ, lấp lánh của dòng nước trong lành trong khe đá. Từ đó, xây dựng hình ảnh thiên nhiên chân chất, trong lành và tuyệt đẹp. Đồng thời, khơi dậy sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Tạo sự gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

---------------------------------------------------------------------------------

Ngoài bài Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi giữa kì 2 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố được biên soạn gồm phần lý thuyết, phần bài tập và đáp án chi tiết về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

Tài liệu tham khảo:

  • Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Cụm danh từ
  • Trắc nghiệm Tính từ và cụm tính từ
  • Phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
  • Soạn bài lớp 6: Cụm danh từ
  • Soạn Văn 6: Tính từ và cụm tính từ
  • Soạn Văn 6: Cụm động từ

Video liên quan

Chủ Đề