Phân ure phân bón có chứa N bảo quản bằng cách

Phân bón urê là một loại phân rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vậy phân bón ure là gì, thành phần, tính chất của loại phân này ra sao, cách sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Phân bón ure là loại phân giúp cải thiện chất lượng đất, cung cấp nitơ cho cây trồng, giúp thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng để tăng sản lượng vụ mùa. Phân bón ure có rất nhiều lợi ích, song không phải là không có điểm hạn chế. Nếu như bà con hiểu rõ về loại phân này cũng như sử dụng đúng cách thì sẽ tránh được các điểm hạn chế và tận dụng được tối đa những ưu điểm của nó.

Phân urê là gì?

Phân bón ure là loại phân đạm khá phổ biến, được dùng để cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Loại phân này có công thức hóa học là CO[NH2]2, ở dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, chứa 45-47% đạm [N], chiếm hơn 60% các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Đây cũng là loại phân bón có tỷ lệ nitơ cao nhất hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển ở cây trồng.

Thành phần và tính chất của phân bón ure

Thành phần chủ yếu của phân bón Ure đó chính là nitơ và thành phần nitơ chiếm khoảng 50%.

Công thức hóa học phân bón Ure: CO[NH2]2.

Phân bón Ure có ở dạng tinh thể màu trắng, dễ sử dụng, độ hút ẩm mạnh hòa tan nhanh trong nước chuyển hóa thành dạng Nitrat [NO3-] và A môn [NH4+] cho cây dễ hấp thu và sử dụng nên cũng dễ làm mất và hao hụt đạm.

Do loại phân này có tính chất hút ẩm mạnh nên cần chú ý khâu bảo quản. Ngoài ra, loại phân này thể xảy ra hiện tượng tạo thành Blurea trong quá trình sản xuất, đó là hiện tượng 2 phân tử ure vô tình kết dính lại với nhau tạo ra chất có hại cho cây khi phun urê trên lá. Cây trồng có thể bị ngộ độc nếu tỷ lệ chất đó cao vượt mức chuẩn [không quá 1.5% Blurea theo tiêu chuẩn Việt Nam].

Phân urê có những tính chất như sau:

  • Công thức hóa học: CO[NH2]2
  • Độ tinh khiết: ≥ 99.5%
  • Độ ẩm: ≤ 0.5%
  • Độ hòa tan trong nước: 1080g/1 lít nước ở 20°C
  • Nhiệt độ nóng chảy: 133°C
  • Biurea: ≤ 0.99%

Phân loại phân bón urê trên thị trường

Trên thị trường hiện nay phân urê có hai loại đó là: dạng viên như trứng cá và dạng hạt tròn.

Loại dạng viên, nhỏ như trứng cá được nhiều bà con nông dân lựa chọn vì loại này có thêm thành phần chống ẩm nên dễ dàng bảo quản trong khi vận chuyển hay trong môi trường có độ ẩm cao.

Cách sử dụng phân urê để bón cho cây trồng

Phân ure có tính chất dễ tan và khả năng thích nghi cao nên thường được sử dụng để bón thúc. Khi bón, bà con nên vùi phân vào trong lòng đất để tránh tình trạng mất đạm cho quá trình amoni hóa trên mặt đất tạo nên. Ngoài ra, bà con cũng có thể pha loãng với nước tạo thành dung dịch để tưới vào cây cho thấm lâu hơn. Nên bón vào lúc trời mát mẻ để phân bón phát huy được tác dụng cao nhất.

Nên sử dụng phân ure ở giai đoạn đầu khi cây trồng đang phát triển mạnh và tới giai đoạn cây đang thụ quả. Phân urê có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, do đó bà con nên trộn phân ure với các loại phân khác nhằm mục đích cân bằng dinh dưỡng cho cây, bởi nếu cây thừa hoặc thiếu chất đều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất khi thu hoạch.

Phân bón Ure hoàn toàn có thể bón cho đất chua nhưng tuyệt đối không nên bón chung với vôi, vì nếu bón chung với vôi sẽ gây nên phản ứng hóa học là mất tác dụng của phân đồng thời làm đất rắn lại. Tốt hơn hết là bà con hãy bón vôi trước đó rồi sau một thời gian hãy sử dụng phân bón Ure để tránh lãng phí.

Trường hợp hàm lượng Blurea trong phân vượt ngưỡng cho phép có thể làm cây trồng bị nhiễm độc. Bà con có thể khắc phục tình trạng này bằng cách trộn với đất bột từ 2 – 3 ngày rồi đem bón, Blurea sẽ thủy phân và trở thành amoni cacbonat.

Lưu ý khi bảo quản: Không để phân bón ure ngoài nắng và bảo quản đựng trong túi polietilen do phân rất dễ bị phân hủy và bay hơi khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng. Khi túi phân đã được mở, bà con cần được sử dụng hết ngay trong khoảng thời gian ngắn.

Tại sao phân urê được sử dụng rộng rãi?

Ứng dụng giải pháp bón phân cho cây trồng bằng máy bay

Công việc bón phân cho cây trồng tốn rất nhiều thời gian, nhất là khi thực hiện trên diện tích lớn. Hiện nay công việc này được thực hiện dễ dàng bằng công nghệ máy bay không người lái. Các dòng máy bay nông nghiệp nổi tiếng có chức năng rải phân bón cho cây trồng như: DJI Agras T40, DJI Agras T20P có công suất lớn, dễ dàng vận hành, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Trên đây là những điều cần biết về phân bón ure. Nắm được các đặc điểm cũng như cách sử dụng phân ure sẽ giúp bà con tận dụng được tối đa lợi ích của loại phân này. Chúc bà con thành công.

Để bảo đảm được chất lượng phân bón và đạt hiệu quả khi dùng cho cây trồng, bà con cần lưu ý đến phương pháp bảo quản phân bón. Đối với mỗi loại phân bón khác nhau có đặc tính khác nhau cần có cách bảo quản khác nhau như vậy mới giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao.

GFC tổng hợp các cách bảo quản cho từng loại phân bón trong bài viết sau:

1/ Nguyên tắc chung khi bảo quản phân bón hóa học

  • Chống lẫn lộn: tránh trộn lẫn các loại phân lại với nhau, đánh dấu các loại phân để tránh nhầm lẫn
  • Chống ẩm: để phân nơi cao ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng [tốt nhất nên đặt trên giá gỗ cách mặt đất]. Cách bảo quản phân bón là trong chum, vại sành hoặc bao nilong được buộc kín
  • Chống axit: Các loại phân có tính axit nên chọn các vật liệu sử dụng, bảo quản có tính chống axit hoặc phải rửa sạch sau khi sử dụng loại phân có tính này.
  • Chống nóng: một số loại phân gặp nóng sẽ xảy ra hiện tượng gây nổ nên không được để phân gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời nên bảo quản nơi thoáng mát.

+ Nếu dư phân lân nên trộn với phân chuồng ủ lại [không quá 2 tháng], giúp phân dễ tiêu, dễ bón vào đất.

2/ Bảo quản phân chuồng

Bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống dùng bùn ao trét kín lại.

3/ Bảo quản phân vi sinh

  • Không trộn phân vi sinh với các loại phân hoá học hay tro bếp.
  • Bảo quản phân vi sinh ở nơi thoáng mát.
  • Về mùa hè, bảo quản được 4 tháng, về mùa đông bảo quản được 6 tháng.
  • Không nên dự trữ phân vi sinh vì đây là sinh vật sống, chúng cần thức ăn và không khí để thở.

-GFC tổng hợp-

Phân bón có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đạm urê bảo quản bằng cách nào?

Câu hỏi:

Đạm urê bảo quản bằng cách nào?

A. Phơi ngoài nắng thường xuyên.

B. Để nơi khô ráo.

C. Đậy kín, để đâu cũng được.

D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát.

Đáp án đúng D.

Đạm urê bảo quản bằng cách đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát, đậy trong chum, vại sạch hoặc bao bọc bằng nilông, không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau để đảm bảo chất lượng, bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là đáp án D do:

Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Căn cứ vào thời kỳ bón: người ta chia ra làm bón lót và bón thúc.

+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

– Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm các cách: Bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc, phun trên lá. Mỗi cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.

+ Bón vãi: dễ thực hiện, ít công thực hiện, chỉ cần dụng cụ đơn giản. Tuy nhiên phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất.

+ Bón theo hàng: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản. Nhược điểm là phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc với đất.

+ Bón theo hốc: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản. Nhược điểm là phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc với đất.

+ Phun trên lá: Cây dễ sử dụng, phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất. Nhược điểm là cần có dụng cụ, máy móc phức tạp.

– Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

+ Đựng trong chum, vại sảnh đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.

+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

– Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề