Phi công việt nam anh là ai

Sau hơn 40 năm nhìn lại, chúng ta tiếp tục tìm hiểu vì sao một lực lượng với lực lượng không quân mới với đội ngũ phi công ít tuổi đời ,non tuổi nghề lại có thể chiến thắng lực lượng hùng mạnh của Mỹ. Đối đầu với Không quân và Không quân Hải quân Mỹ, phi công Việt Nam có 6960 lần xuất kích, với khoảng 360 trận không chiến, bắn rơi 320 máy bay, con số này chưa bao gồm 8 chiếc máy bay mà phía Mỹ thừa nhận bị MIG bắn hạ. Trong khi các tài liệu Mỹ công bố bắn hạ 197 máy bay MIG, nhưng có tới 65 chiếc trong danh sách này thực tế không hề xuất kích hoặc đã trở về an toàn. Những phi công Việt Nam lúc đó họ đã phải vượt qua những khó khăn gì, họ đã chiến đấu với tâm thế như thế nào? Câu trả lời sẽ phác họa cho chúng ta thấy chân dung của những phi công Việt Nam.

Đây là danh sách các phi công của cả Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam đạt được cấp Ách [Ace] - danh hiệu cho các phi công quân sự bắn hạ được từ 5 máy bay của đối phương trở lên từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đa số các phi công Ách đều là người thuộc Không quân Nhân dân Việt Nam, ngoài ra có 2 phi công là của Hoa Kỳ.

Tuy trong chiến tranh Việt Nam, Không lực Việt Nam Cộng hòa được Mỹ viện trợ cả về vật chất lẫn việc đào tạo phi công rất nhiều, trở thành 1 lực lượng không quân quy mô rất lớn, nhưng họ lại không có phi công nào từng bắn rơi máy bay đối phương do không tham gia vào các mặt trận trên không ở miền Bắc Việt Nam, còn ở miền Nam Việt Nam thì Không quân Nhân dân Việt Nam hoàn toàn không có máy bay. Không lực Việt Nam Cộng hòa chỉ tham gia vào một số nhiệm vụ không kích các mục tiêu trên mặt đất ở vùng Bắc Trung Bộ và khu vực phi quân sự DMZ quanh Sông Bến Hải và Cầu Hiền Lương từ năm 1965-1971, một số nhiệm vụ phối hợp cùng các phi đội không quân F-105, F-4 Phantom II và A-4 Skyhawk của Không quân Hoa Kỳ. Năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa gần như bị sụp đổ hoàn toàn và cơ sở vật chất của họ bị tấn công thiệt hại nặng bởi các toán Đặc công của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Danh sách gồm 19 phi công Việt Nam, 2 phi công Mỹ [cùng với 3 sĩ quan kiểm soát hệ thống vũ khí hoặc thuộc WSO].

Về phía Liên Xô, một số nguồn từ Mỹ cho rằng Vadim Petrovich Shcherbakov là 1 phi công Ace. Theo một báo cáo ngoại giao Hoa Kỳ ngày 23/4/1993 về vấn đề tìm kiếm quân nhân mất tích và tù nhân chiến tranh trong thời kỳ chiến tranh lạnh [POW/MIA] của phái đoàn liên hiệp Nga - Mỹ làm việc tại Cộng hòa Liên bang Nga, có một dòng nói về Shcherbakov. Theo tài liệu này, Thượng úy Vadim Petrovich Shchbakov là cố vấn quân sự cho Không quân Việt Nam từ năm 1966. Ông tham chiến 10 trận, bắn hạ 6 máy bay đối phương. Trong hồ sơ có 1 bức ảnh của ông đề tháng 5/1991 [bản báo cáo không chụp lại ảnh]. Ngoài thông tin ít ỏi duy nhất do phía Mỹ đưa ra, không còn thông tin gì khác về phi công này. Cũng không có tài liệu nào của cả Việt Nam và Liên Xô về phi công này và hoạt động của ông tại Việt Nam. Về sau, người ra khám phá ra rằng do nhầm lẫn dịch thuật nên tài liệu phía Mỹ đã tưởng rằng Shcherbakov là phi công, trong khi thực ra ông là sĩ quan điều khiển tên lửa phòng không SA-2[1].

Tên Quốc gia Lực lượng phục vụ Số máy bay tiêu diệt Điều khiển loại máy bay
Nguyễn Văn Cốc Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 11 [3 F-4, 5 F-105, 1 F-102, 2 UAV tầng cao AQM-34A] MiG-21
Mai Văn Cương Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 8 [có 6 chiếc F-4 và F-8] MiG-17, MiG-21
Nguyễn Hồng Nhị Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 8 MiG-21
Phạm Thanh Ngân Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 8 MiG-17, MiG-21
Đặng Ngọc Ngự Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 7 [có 1 F-4C và 2 F-4E] MiG-21
Nguyễn Văn Bảy [Bảy A] Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 7 MiG-17
Lê Hải Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 MiG-17
Lê Thanh Đạo Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 MiG-21
Lưu Huy Chao Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 MiG-17
Nguyễn Đăng Kính Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 [có 1 EB-66E] MiG-21
Nguyễn Đức Soát Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 MiG-21
Nguyễn Ngọc Độ Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 MiG-21
Nguyễn Nhật Chiêu Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 MiG-17, MiG-21
Nguyễn Tiến Sâm Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 MiG-21
Vũ Ngọc Đỉnh Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 6 [3 chiếc F-105D, 1 chiếc F-4D và 1 chiếc trực thăng MH-53, 1 chiếc tác chiến điện tử EB-66] MiG-21
Đại úy Charles B. "Chuck" DeBellevue Hoa Kỳ Không quân Hoa Kỳ 6 F-4D/E
Lê Quang Trung[2] Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 5 MiG-17, MiG-21
Nguyễn Văn Nghĩa Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 5 MiG-21
Thượng úy Nguyễn Phi Hùng[3][4] Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 5 MiG-17
Thượng úy Võ Văn Mẫn[3][4] Việt Nam Không quân Nhân dân Việt Nam 5 MiG-17
Trung úy Randy Cunningham Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ 5 F-4
Trung úy William P. Driscoll Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ 5 F-4J
Đại úy R. Stephen Ritchie Hoa Kỳ Không quân Hoa Kỳ 5 F-104, F-4
Đại úy Jeffrey S. Feinstein Hoa Kỳ Không quân Hoa Kỳ 5 F-4

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Task Force Russia 18th report, 23 APRIL 1993
  2. ^ Toperczer, István [ngày 20 tháng 10 năm 2016]. MiG-17/19 Aces of the Vietnam War [bằng tiếng Anh]. Bloomsbury Publishing. tr.52. ISBN9781472812568.
  3. ^ a b Hi sinh trong không chiến
  4. ^ a b Đỗ Công. “Danh hiệu "ACE" cho phi công tài ba”. PetroTimes. ngày 1 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2019.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Toperczer, Istvan, MiG-21 Units of the Vietnam War, Osprey Combat Aircraft #29, 2008; ISBN 978-1-84176-263-0
  • Michel III, Marshall L, Clashes, Air Combat over North Vietnam 1965-1972, Naval Institute Press, 1997; ISBN 978-1-59114-519-6

Video liên quan

Chủ Đề