Phòng chống lũ lụt bằng cách sống chung với lũ và khai thác lợi thế từ lũ là biện pháp của vùng nào

  

Một góc cụm dân cư vượt lũ ở khu phố thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An. Ảnh: longan.gov.vn

Mùa lũ năm 2011 đang đến gần. Thời gian này các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực đưa dân vào cụm tuyến dân cư vượt lũ để họ không còn thấp thỏm, lo âu khi lũ tràn về. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư khai thác tốt lợi thế mùa nước nổi để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nhàn rỗi... cũng được thực hiện ráo riết

An toàn cho dân – Mục tiêu hàng đầu

Hai địa phương đầu nguồn lũ là An Giang và Đồng Tháp đã thành lập hơn 500 đội cứu hộ cứu nạn với hơn 4.000 người, trong đó có 280 đội cứu hộ tại các nơi xung yếu, sẵn sàng ứng cứu khi tình huống xấu xảy ra. Đặc biệt, hai tỉnh đã chi hàng tỷ đồng mở các lớp tập bơi, tổ chức xuồng, đò đưa đón học sinh an toàn và duy trì hàng trăm điểm giữ trẻ tập trung trong mùa lũ...

Trong khi đó, tại TP Cần Thơ, việc đảm bảo an toàn cho các cồn trên sông Hậu trong mùa lũ được đặc biệt quan tâm. Theo đại diện Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Cần Thơ, đến nay, việc gia cố, nâng cấp hệ thống đê bao xung yếu bảo vệ toàn bộ các cồn trên sông Hậu như: cù lao Tân Lộc, Cồn Sơn, Cồn Khương, Cồn Ấu...; lắp biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đã hoàn tất. Chính quyền địa phương cũng đã củng cố, thành lập mới các đội thanh niên xung kích ứng trực phòng chống thiên tai.

Đến nay, các địa phương vùng ngập lũ gồm: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ đã đưa được hơn 130.000 hộ dân vào sinh sống trong cụm tuyến dân cư vượt lũ [giai đoạn 1]. Đặc biệt, 2 địa phương là An Giang và Đồng Tháp đã đưa 100% số hộ nằm thuộc vùng nguy hiểm di dời vào các cụm tuyến dân cư.

Các địa phương cũng đang gấp rút xây dựng giai đoạn 2 chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ và đã bố trí được hơn 7.600 hộ dân trong tổng số 52.300 hộ trong vùng ngập lũ, sạt lở vào sinh sống.

TP Cần Thơ đang nhanh chóng hoàn thiện 8 cụm tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2 để bố trí hàng ngàn hộ dân vào nơi an toàn.

Chủ động khai thác nguồn lợi từ lũ

Những năm qua, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động khai thác lợi thế mùa nước nổi, tập trung phát triển kinh tế đạt hiệu quả rất tốt. Người dân sống trong các vùng đê bao khép kín, khu dân cư vượt lũ nay không còn “nơm nớp” lo sợ lũ nữa mà họ mong lũ đến để làm ăn.

Mùa lũ 2011 này tỉnh An Giang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án khai thác tài nguyên nước nổi với hơn 30 mô hình sản xuất theo 3 nhóm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và các ngành nghề dịch vụ.

Ngoài việc khai thác nguồn lợi tự nhiên như bắt ốc bươu vàng, cua đồng, đánh bắt cá,..., hàng chục ngàn hộ nông dân được hướng dẫn kỹ thuật đa tận dụng lợi thế lũ để trồng các loại rau màu như bông điên điển, sen, ấu, rau nhút... Đây là những mô hình sản xuất có vốn đầu tư thấp, phù hợp với hộ nghèo, cần ít đất sản xuất và nhanh thu hồi vốn [bình quân các năm trước đây thu lợi từ 30-60 triệu đồng/ha]. Đặc biệt, hàng ngàn hộ dân trồng nấm rơm thu lợi từ 70-80 triệu đồng/ha; trồng ớt đạt hơn 100 triệu đồng/ha. Riêng về nuôi trồng thủy sản, mùa nước nổi năm nay, tỉnh An Giang phát triển hơn 3.000 ha với 11 mô hình được duy trì và hiệu quả kinh tế cao như nuôi tôm càng xanh, nuôi lươn, ếch, cá, cua đồng...

Bên cạnh đó, mặc dù ở đầu nguồn lũ nhưng có hệ thống đê bao tương đối hoàn chỉnh nên An Giang và Đồng Tháp đã phát huy lợi thế trong việc thực thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh sản xuất lúa vụ 3, góp phần tăng lượng gạo xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực.

 Theo thống kê, trong các năm 2000 - 2002, mỗi năm nước lũ gây thiệt hại cho An Giang từ 300-400 tỉ đồng. Nhưng từ năm 2002-2005, nhờ khai thác lợi thế mùa nước nổi, mỗi năm, An Giang đạt giá trị kinh tế 1.300-1.600 tỉ đồng. Đặc biệt, 5 năm qua, việc khai thác nguồn lợi lũ không ngừng được đầu tư, nhân rộng, mang lại hiệu quả rất lớn. Hoạt động sản xuất trong mùa nước nổi trên địa bàn tỉnh hàng năm đã tạo ra giá trị hơn 4.700 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 500.000 lao động.

Trong khi đó, với Đề án “Khai thác lợi thế mùa nước để phát triển nông nghiệp”, từ năm 2000 đến nay, mỗi mùa lũ, nông dân tỉnh Đồng Tháp thu về 500 -1.000 tỉ đồng.

Huy Thanh


[TG] -Lũ quét và sạt lở đất đang gây ra thiệt hại nặng nề cho Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp hiện nay triển khai vẫn chưa đủ để hạn chế sự tàn phá của những loại hình thiên tai này.

Tính chung, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đã xảy ra trên 300 trận lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, làm chết và mất tích gần 1.000 người, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, thuỷ lợi bị hư hỏng nặng nề. Đặc biệt, trong năm 2019, trận lũ quét ngày 3/8/2019 tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa dù chỉ diễn ra trong 15 phút nhưng đã làm 10 người chết và mất tích; 35 nhà sập hoàn toàn; tổng thiệt hại ước tính 120 tỷ đồng.

Các biện pháp phòng tránh lũ quét được phân ra làm hai loại: biện pháp công trình và biện pháp phi công trình.

Các biện pháp công trình

- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.Để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

-Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét.Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ quét.

Khai thông các đường thoát lũ.Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu, các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng.

-Xây dựng đê, tường chắn lũ quét.Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

- Phân dòng lũ.Dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dòng lũ nhằm làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ.

-Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước.Để đề phòng sự cố ở các hồ chứa nước gây ra lũ quét nhân tạo, cần phải gấp rút xây dựng bổ sung các tràn sự cố và xây dựng các phương án phòng chống lụt bão để có thể khắc phục được ngay những sự cố do lũ, bão gây ra.

- Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường giao thông.Do đặc điểm các sông của miền Trung ngắnvà dốc, để tránh tình trạng làm cản dòng lũ gây ra ngập lụt, lũ quét và ách tắc giao thông cần phải tính toán quy hoạch tiêu lũ của các hệ thống cầu cống trên các hệ thống đường sắt và đường bộ.

b] Các biện pháp phi công trình

Các biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm:

- Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét

Từ kết quả nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế hình thành, vận động của lũ quét và khảo sát thực tế, cho phép lập được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét [nguy cơ cao; nguy cơ trung bình và vùng ít có khả năng xảy ra lũ quét]. Bản đồ này là một trong những căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp phòng tránh lũ quét.

- Quản lý sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất hạn chế phát triển trong vùng nguy cơ lũ quét cao.Đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây, cần có quy hoạch lại và tái định cư đưa đân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao.

- Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ

Thực hiện biện pháp "nông, lâm kết hợp" để chống xói mòn, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất.

- Sơ tán khỏi vùng lũ quét

Để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra, đối với các vùng có nguy cơ lũ quét cao, cần có các phương án cụ thể để phòng tránh, cụ thể cần:

+ Xây bản đồ nguy cơ ngập lụt khu chịu lũ, các phương án sơ tán, các tuyến đường sơ tán và vị trí tập kết.

+ Chọn các khu vực, vị trí cao không bị ảnh hưởng của lũ quét, xây dựng một số nhà kiên cố để tập kết các tài sản, lương thực và con người khi có lũ quét.

+ Có phương án sơ tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em.

+ Mỗi người dân cần nắm chắc và sử dụng thành thạo bản đồ nguy cơ ngập lụt, làm chủ các phương án sơ tán và chủ động trong phòng tránh.

+ Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người và bảo vệ tài sản của dân trong thời gian có lũ quét.

Hỏi:Lũ ống là gì,thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ ống, thường xảy ra trên các lưu vực nhỏ, miền núi, nơi có địa hình khép kín bởi các dẫy núi bao quanh và chỉ thông với bên ngoài bằng các hang, khe hoặc suối nhỏ, hẹp có bờ dựng đứng [dạng ống]. Khi có mưa lớn, nước tập trung nhanh về thung lũng, làm nước dâng cao gây ngập lụt vùng thung lũng và lũ lớn tại các cửa hang, khe, suối nhỏ hẹp và chuyển động nhanh chóng về phía hạ lưu.

Lũ ống cũng có thể xảy ra ở những khu vực núi đá vôi, nơi thường có các hang động, hồ chứa ngầm được thông với bên ngoài bằng những cửa hang, khe núi nhỏ, hẹp. Khi có mưa lớn, nước tập trung nhanh về các hồ, động ngầm, làm mực nước dâng cao, có áp lực lớn gây ra lũ ống tại các cửa ra.

Lũ ống gây ngập lụt vùng thung lũng, đặc biệt có sức tàn phá rất lớn khu vực phía dưới cửa ra, quét mọi thứ gặp phải trên đường đi.

Hỏi :Trượt lở là gì và thường xảy ra ở đâu?

Trượt lở là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và xã hội. Các loại hình trượt lở thường gặp nhất bao gồm: trượt lở, sạt lở, lở đá.

- Trượt lở đất: Xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình... Đây là loại hình tai biến thường có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm [2- 5cm/năm] gây chủ quan cho con người, tới cực nhanh [lớn hơn 3m/s] làm cho con người không đối phó kịp. Đất đá trượt lở từ vài chục vạn m3tới 1 - 2 triệu m3, trườn đi xa tới 0,5 - 1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nước, tạo nên lũ quét nghẽn dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạ du.- Sạt lở đấtthường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ. Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông, bờ biển. Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột. Sạt lở bờ thường có xu hướng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hưởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cư, đặc biệt là các cụm dân cư kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, ven biển.

-Sụt lở đất hay xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến đê. Sụt lở đất ở các triền đồi núi thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi, phá hoại cả một tuyến đường, gây ách tắc vận chuyển và hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.

- Lở đá:Là hiện tượng các tảng đá, mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống vùng thấp.Xuất hiện ở các vùng núi bị phong hoá mạnh, tầng đá mặt bị nứt nẻ, kết cấu kém hoặc ở những vùng tầng đất mặt không đồng nhất, xen lẫn giữa đất và đá tảng. Khi có mưa lớn, kéo dài, rửa trôi tầng đất, làm lộ các tảng đá, đến một lúc nào đó, do trọng lực, các tảng đá lở xuống chân sườn dốc.

Trung tâm Dự báo khí tượng quốc gia

Video liên quan

Chủ Đề