Phun thuốc diệt muỗi tại nhà có độc hại không

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà có độc hại không

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà có độc hại không

Ruồi muỗi ở trong nhà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia đình, vì vậy chúng ta cần diệt sạch côn trùng có hại trong nhà vệ sinh, phòng khách, phòng ngủ... Sử dụng thuốc diệt muỗi là một biện pháp tốt, nhưng mùi hôi khó chịu và dung dịch phun ra có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn, tất cả mọi người không nên ở trong nhà khi đang sử dụng thuốc diệt muỗi. Đối với người trực tiếp thao tác thì chắc chắn không thể thiếu được những dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay.... Chúng sẽ giúp ngăn cản việc cơ thể bạn tiếp xúc với các hóa chất gây hại.

Khi sử dụng xong, bạn cần đốt thêm nhang muỗi và đi ra ngoài trong vòng ít nhất 30 phút. Sau đó bạn mới có thể quay trở lại để tránh hơi thuốc vẫn còn ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu phun các loại hóa chất khác ở khắp nhà thì tốt nhất là cả gia đình không nên quay lại trước 2 tiếng. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Ngoài ra, khi sử dụng loại thuốc diệt côn trùng, bạn phải che chắn thức ăn, nước uống cẩn thận. Cách tốt nhất là cất hết vào trong tủ. Nếu thực phẩm đã dính thuốc, bạn nên bỏ chúng đi ngay. Vì những hóa chất có trong thuốc xịt có thể gây nguy hiểm, bạn cũng nên tính toán bao lâu phun thuốc diệt muỗi một lần cho phù hợp.

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà có độc hại không

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà có độc hại không

Sức đề kháng của trẻ đang còn rất yếu ớt, không thể chống lại những ảnh hưởng mạnh của hóa chất. Chính vì vậy, nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn không nên sử dụng thuốc diệt muỗi để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Đặc biệt, không để thuốc xịt muỗi tiếp xúc trực tiếp với trẻ trong mọi trường hợp. Dù nhà sản xuất đảm bảo về mức độ an toàn của các sản phẩm, nhưng bạn cũng cần hạn chế tối đa việc này xảy ra. Các hóa chất khi đi vào cơ thể trẻ có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là ảnh hưởng lâu dài và nguy hiểm. 

Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng các cách đuổi muỗi an toàn cho nhà có trẻ nhỏ có nguyên liệu từ thiên nhiên để vừa an toàn, vừa đạt hiệu quả cao. Bạn có thể trồng sả, cây hương thảo, cúc vạn thọ....ở trong nhà để đuổi côn trùng. Sử dụng vỏ cam thay cho thuốc xịt muỗi cũng là một cách rất hữu hiệu cho việc chống muỗi.

Thuốc diệt muỗi thông thường đã không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, sẽ tệ hơn nếu bạn mua phải sản phẩm kém chất lượng. Các hóa chất có bên trong hàng giả chắc chắn sẽ nguy hiểm và độc hại hơn rất nhiều. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ hoặc đến những cửa hàng uy tín để tìm mua sản phẩm chính hãng chất lượng cao. Nếu mua phải thuốc diệt muỗi nhái, nên bỏ chúng ngay lập tức. Nếu sử dụng thêm, sức khỏe của cả gia đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Trên mỗi chai thuốc xịt muỗi hay thuốc xịt côn trùng đều có phần hướng dẫn chi tiết cách dùng. Đây là phần bạn cần đọc kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Nếu sử dụng sai cách, bạn sẽ là người đầu tiên chịu ảnh hưởng xấu do tiếp xúc gần với các hóa chất. Bên cạnh đó, hơi độc lan ra trong không khí sẽ tác động đến sức khỏe của tất cả thành viên trong gia đình. Hậu quả của việc này chắc chắn bạn cũng có thể hình dung được. 

Dùng thuốc xịt muỗi, côn trùng, diệt mối, diệt gián không đúng cách sẽ tiềm ẩn những nguy cơ tai hại cho sức khỏe. Mong rằng với 3 lưu ý trên, bạn sẽ sử dụng thuốc xịt muỗi một cách an toàn và hiệu quả hơn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 26 tháng 9 năm 2019

Có. Chính xác thì thuốc diệt muỗi có độc.

Đã là hóa chất có tác dụng diệt côn trùng thì chắc chắn chúng có độc. Tuy nhiên, mức độ độc thế nào, phương thức gây độc ra sao và có thể sử dụng được không, xin Bạn hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây:

Về nguồn gốc

Trải qua 4 giai đoạn phát triển, thuốc diệt côn trùng hiện nay có gốc Cúc tổng hợp. Các hoạt chất được phát triển trên cơ sở nhóm pyrethroid tổng hợp được chiết xuất từ hoa cây Cúc trừ sâu (Chrysanthemum cinerariaefolium Vis.). Điều đó có nghĩa, đa số các loại hóa chất diệt muỗi, côn trùng hiện nay có nguồn gốc thực vật.

Cúc trừ sâu là loài cây họ Cúc (Compositae), dạng cỏ, sống dai, cao 50 – 60cm. Thân, cành lá phủ lông mềm. Hoa màu vàng. Cúc trừ sâu phân bố ở các dãy núi Alps và Balkan, hiện được nhiều nước như Pháp, Nga, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản trồng để khai thác. Thường trồng tới năm thứ ba mới hái hoa và trồng 1 lần thu hoạch trong 10 – 20 năm. Cụm hoa phơi hay sấy khô có tác dụng trừ sâu.

Hoạt chất chính của Cúc trừ sâu là pyrethrin. Hoạt chất này gây độc mạnh với côn trùng, chủ yếu tác động hệ thần kinh làm liệt cơ, ít độc với người và động vật máu nóng.

Về mức độ độc hại

Tại Việt Nam, chúng ta phân chia hóa chất thành 4 nhóm độc với các biểu tượng cụ thể trên bao bì.

Theo đó, hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng đều thuộc nhóm 3 - Độc trung bình hoặc nhóm 4 - Độc nhẹ.

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà có độc hại không

Nhóm 3 - Độc trung bình: Chữ "Nguy hiểm" màu đen trên dải xanh nước biển và biểu tượng vạch đen không liên tục trên nền trắng. Độc tính LD50 đường miệng là >500 - 2.000 mg/kg ở thể rắn và >2.000 - 3.000mg/kg ở thể lỏng.

Nhóm 4 - Độc nhẹ: Chữ "Cẩn thận" màu đen trên dải xanh lá cây và không có biểu tượng - độc tính LD50 đường miệng là >2.000 mg/kg ở thể rắn và >3.000 mg/kg ở thể lỏng.

Về cơ sở pháp lý

Các loại hóa chất diệt côn trùng tốt nhất hiện nay được sản xuất bởi các hãng uy tín trên thế giới như Bayer, BASF (CHLB Đức), Syngenta, Novartis (Thụy Sỹ), Ensystex (Hoa Kỳ), Sumitomo (Nhật Bản), Hockley, Alderelm (Vương quốc Anh),…Để được đưa vào sử dụng, chúng đều đã phải trải qua các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt bởi Phòng thí nghiệm của các hãng, các Viện nghiên cứu và Tổ chức Y tế thế giới.

Tại Việt Nam, sau khi qua các cuộc khảo nghiệm, từng loại thuốc sẽ được Bộ Y tế cho phép sử dụng bởi một Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.  

Về cơ chế tác động

Như Bạn biết, muỗi và côn trùng là những động vật máu lạnh (hay còn gọi là động vật không xương sống). Còn chúng ta – con người – là động vật máu nóng (động vật có xương sống). Thuốc diệt côn trùng có tác động độc với động vật không xương sống và ít độc cho động vật có xương sống.

Thuốc tác động đến côn trùng qua tiếp xúc và vị độc. Côn trùng chỉ có thể bị tiêu diệt khi chúng đậu (bò, trườn) trên bề mặt đã phun thuốc và đưa thuốc vào miệng (vòi), qua đó tác động tới hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Vì thế, thuốc sẽ gây độc nếu chúng ta uống (nuốt) phải hoặc sẽ gây kích ứng khi dính vào mắt, da.

Thuốc không diệt côn trùng qua đường hô hấp. Điều đó có nghĩa trong không gian khu vực được phun thuốc không có khí độc.

Cơ chế gây độc là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định tính an toàn của hóa chất.

Về phương pháp sử dụng

Thông thường, thuốc sẽ được pha với nước sạch để phun. Với nồng độ sử dụng được quy định cụ thể, dư lượng thuốc tồn lưu trên bề mặt sau khi phun là rất nhỏ. Dư lượng ấy chỉ đủ để diệt côn trùng khi côn trùng tiếp xúc trực tiếp với thuốc chứ không gây độc cho người sử dụng, ngay cả trẻ nhỏ.

Đồng thời, khi phun thuốc Bạn cần lưu ý không để thuốc rơi vào đồ ăn, đồ uống, dụng cụ ăn uống. Bạn cũng nên che phủ, tránh để thuốc dính trên khăn mặt, khăn tắm, đồ dùng và đặc biệt là đồ chơi của trẻ nhỏ. Những lưu ý này sẽ giúp Bạn luôn an toàn, không bị dị ứng, mẩn ngứa khi phun thuốc muỗi.  

Đến đây, chắc Bạn đã hiểu hơn về thuốc diệt muỗi, côn trùng. Bạn không thể ăn nó, uống nó nhưng để phun diệt muỗi, côn trùng thì Bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Để biết thêm thông tin về các loại hóa chất và dịch vụ phun thuốc diệt muỗi, Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tổng Giám đốc của AN SINH PEST CONTROL – ông Nguyễn Quang Huy – qua số máy 0982 366 788.

Nếu Bạn là phụ nữ và chuẩn bị đón một thiên thần chào đời, có thể Bạn sẽ cần thêm thông tin dưới đây:

• Nhà có phụ nữ mang thai có phun thuốc diệt muỗi được không?