Phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

Phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

Do môi loại hình vận tải có đặc điểm khác nhau nên chi phí vận tải của những loại hình vận tải khác nhau cũng khác nhau. Đôì vói vận tải ô tô thường bao gồm các chi phí sau:

  • Tiền lương lái xe và phụ xe; tiền lương nhân viên quản lý đội xe,…
  • Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên tiền lương của lái xe và phụ xe.
  • Nhiên liệu, vật liệu dùng cho xe, chi phí xăng xe, dầu máy,…
  • Chi phí công cụ, dụng cụ.
  • Chi phí săm lô’p.
  • Chi phí sửa chữa phương tiện.
  • Chi phí khâu hao phương tiện.
  • Chi phí dịch mua ngoài.
  • Chi phí bằng tiền khác dùng cho phương tiện.
  1. 2.Đối tượng và phương phấp tập hợp chi phí dịch vụ vận tải

a) Đối tượng tập họp chi phí dịch vụ vận tải

  • Đôì tượng tập hợp phí vận tải là phạm vi, giới hạn mà các loại chi phí vận tải cần được tập hợp tương ứng với từng loại hình vận tải, từng cách thức tổ chức quản lí hoạt động trong từng doanh nghiệp vận tải. Mỗi loại hình vận tải có những nét đặc thù riêng nên đối tượng tập hợp chi phí cũng không giông nhau. Đối vói vận tải ô tô, đôì tượng tập hợp chi phí có thê’ là:

+ Từng đoàn xe, đội xe;

+ Từng loại hình vận tải hàng hóa, hành khách;

+ Từng đơn đặt hàng…

Như vậy việc xác định đô’i tượng tập hợp chi phí vận tải chính là xác định phạm vi và giới hạn tập họp đôì với các khoản chi phí vận tải tương ứng của từng loại hình vận tải, tùng doanh nghiệp vận tải.

Đối với vận tải ô tô có thê’ tập hợp chi phí vận tải theo tùng đoàn xe;

ối với vận tải đường sắt do quy trình công nghệ phức tạp, một khôi lượng vận tải hoàn thành có liên quan đến râ’t nhiều bộ phận nghiệp vụ, kỹ thuật như bộ phận vận chuyển, bộ phận đầu máy, toa xe, bộ phận cầu đường, bộ phận thông tin tín hiệu…

Vì vậy chi phí vận tải đường sắt cần phải được tập hợp riêng theo tùng bộ phận và theo điều khoản chi phí của ngành đường sắt quy định.

Đôì với vận tải hàng không cũng mang tính châ’t đặt thù riêng, để hoàn thành khối lượng công việc vận tải cũng liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, nên chi phí vận tải hàng không cũng có thể tập hợp theo các bộ phân riêng biệt đó.

b) Phương phấp tập hợp chi phí kỉnh doanh dịch vụ vận tải

Đê’ tập hợp chi phí vận tải cho đôì tượng tập hợp chi phí, kế toán có thê’ lựa chọn sử dụng phương pháp tập hợp trực tiêp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Trường họp sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp thì tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đôì với dịch vụ vận tải thường là tổng chi phí trực tiếp (gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) hoặc phân bổ theo tiêu chuẩn doanh thu vận tải.

Về mặt lý thuyết có thể lựa chọn mỗi nội dung chi phí một tiêu chuẩn phân bổ khác nhau, vì mỗi nội dung chi phí có tính châ’t, tác dụng không giông nhau nên không lựa chọn một tiêu chuẩn phân bổ chung. Tuy nhiên việc làm này rất phức tạp và có thể không đạt hiệu quả mong muôh. Vì vậy, để đơn giản quá trình tính toán, thường sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ chung cho tâ’t cả các khoản mục chi phí thuộc loại phân bổ gián tiêp.

3. Kếtoán tập hợp chi phí dịch vụ vận tải

Để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi phí kinh doanh dịch vụ vận tải, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

  • Hóa đơn GTGT;
  • Hóa đơn bán hàng;
  • Phiêu xua’t kho;
  • Bảng tính và phân bổ tiền lương, BHXH;
  • Bảng tính và phân bổ khâu hao TSCĐ;
  • Các chứng tò thanh toán: Phiếu thu, phiêu chi, Giây báo nợ, báo có của ngân hàng,…
  • Các chứng từ tự lập khác…

Để phản ánh chi phí kinh doanh dịch vụ vận tải, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu như sau:

  • Để kê’ toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kê’ toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”.

TK này mở chi tiết cho từng hoạt động vận tải (vận tải hành khách, vận tải hàng hóa…), chi tiết cho từng đoàn xe, đội xe. Nhiên liệu, vật liệu xuất dùng cho loại hoạt động vận tải nào, đội xe nào thì tập hợp trực tiêp cho loại vận tải đó, đội xe đó.

  • Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK này mở chi tiết cho từng hoạt động vận tải (vận tải hành khách, vận tải hàng hóa), chi tiết cho tùng đoàn xe, đội xe. Tiền lưong trả cho nhân viên lái xe và phụ xe của loại hoạt động vận tải nào, đội xe nào thì tập hợp trực tiêp cho loại vận tải đó, đội xe đó. Trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng tập họp chi phí thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lí. Cuối kì kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 (nếu DN hạch toán hàng tổn kho theo phương pháp KKTX) hoặc TK 631 (nếu DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK).
  • Để kê’toán chi phí sản xuâ’t chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”, TK này mở chi tiê’t cho từng hoạt động vận tải (vận tải hành kháchvận tải hàng hóa), chi tiết cho từng đoàn xe, đội xe. Trường họp liên quan đến nhiều đôì tượng tập hợp chi phí thì phải tập hợp chung trên TK 627, cuôì kì phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
  • Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như TK111,112, 331,…

c) Kếtoán một sô’nghiệp vụ chủ yêu

(cl ) Trường họp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

(1) Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

  • Khi xuâ’t nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho phương tiện vận tải, căn cứ vào phiếu xuâ’t kho, kê’toán ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

  • Trường họp mua nhiên liệu, vật liệu dùng ngay cho phưong tiện vận tải, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nợ TK 133 – Thue GTGT đầu vào (nêu có) CÓTK111,112…

  • Trường họp DN thực hiện khoán chi phí nhiên liệu, vật liệu cho lái xe hoặc giao tiền cho lái xe để mua nhiên liệu trực tiê’p trên tuyến đường vận tải
  • Khi giao tạm ứng cho lái xe, kế toán ghi:

Nợ TK 141 – Tạm ứng

Có TK111,112.

+ Sau khi hoàn thành chuyến vận tải hoặc cuối tháng, lái xe phải lập bảng kê thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ mua nhiên liệu, kế toán ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ TK 133 – Thue GTGT đầu vào (nêu có)

Có TK 141 – Tạm ứng.

  • Trường họp DN thực hiện khoán định mức nhiên liệu cho lái xe, kế toán căn cứ vào giây đi đường của lái xe, xác định số km chạy, định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại phưong tiện tính cho lkm hoặc lOOkm theo tuyến đường để tính ra tiền chi phí nhiên liệu.

+ Cuôì kì, kê’t chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng hoạt động vận tải, từng đô’i tượng tập họp chi phí, kế toán, ghi:

Nọ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

(2) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

  • Tính lương phải trả của nhân viên trực tiếp ở bộ phận vận tải. Căn cứ vào bảng tính lương, kế toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).

  • Tính các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên trực tiếp ở bộ phận vận tải. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoan trích theo lương, kế toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341)

Có TK 338 – Các khoản trích theo lương.

  • Trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ, lao vụ, kê’toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiê’p

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

  • Cuôì kỳ, kết chuyến chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan theo đổỉ tượng tập họp chi phí để tính giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

(3) Kếtoán chi phí sản xuất chung

  • Tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cap phải trả của nhân viên quản lý ở bộ phận vận tải. Căn cứ vào bảng tính lương, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

  • Tính các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý ở bộ phận vận tải. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán ghi:Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chungNợ TK 334 – Phải trả người lao động

    Có TK 338 – Các khoản trích theo lương.

    • Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả nhân viên quản lý bộ phận dịch vụ, kế toán ghi:

    Nợ TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung

    Có TK 334 – Phải trả người lao động.

    • Tính trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tê’ bảo hiểm thâ’t nghiệp của nhân viên quản lý bộ phận dịch vụ, kế toán ghi:

    Nợ TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung

    Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

    • Xuâ’t vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận vận tải, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:

    Nợ TK 627 – Chi phí sản xua’t chung

    Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Loại phân bổ 100% giá trị).

    + Nếu công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, thì kế toán phải tiên hành phân bổ cho nhiều kỳ kinh doanh, căn cứ vào phiêu xuất kho, kê’toán ghi:

    Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Loại phân bổ nhiều lần).

    + Định kỳ, kế toán tiến hành phân bổ dần giá trị công cụ dụng cụ sử dụng, căn cứ vào bảng phân bổ CCDC, kê’ toán ghi:

    Nợ TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung

    Có TK 242 – Giá trị thực tế CCDC phân bổ.

  • Trích khâu hao TSCĐ sử dụng cho bộ phận vận tải, căn cứ vào bảng tính khâu hao, kế toán ghi:

Nọ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

  • Các chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền của bộ phận vận tải, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khâu từ

Có TK 111,112, 331,141 – Tổng giá trị thanh toán.

  • Cuôì kỳ, tổng hợp chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung.

(4) Kế toán tông hợp chi phí kinh doanh dịch vụ

Chi phí kinh doanh dịch vụ phát sinh trong kỳ khi phát sinh được tập họp trên các TK 621, 623, 627 theo từng hoạt động kinh doanh dịch vụ cuôì kỳ sẽ được tổng hợp và kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm kinh doanh dịch vụ.

Trên cơ sở chi phí kinh doanh dịch vụ đã hạch toán theo từng khoản mục, kế toán phải tổng hợp chi phí làm cơ sở tính giá thành. Hạch toán tống hợp chi phí sản xuất tùy thuộc vào phương pháp hạch toán của hàng tổn kho mà doanh nghiệp áp dụng.

  • Cuối kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuâ’t chung cho kinh doanh dịch vụ vận tải, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuâ’t kinh doanh dở dang

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiêp

Có TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung.

  • Dịch vụ vận tải cung ứng ngay, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vôn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

(c2) Trường hợp doanh nghiệp kếtoán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

  1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tỉêp
  • Đôì vói DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, cuôỉ kỳ (Tc) kiếm kê xác định trị giá nhiên liệu, vật liệu tồn cuôì kỳ, căn cứ vào trị giá nhiên liệu, vật liệu tổn đầu kỳ (Tđ) và mua vào trong kỳ (N) đê’ xác định trị giá nhiên liệu, vật liệu xuâ’t dùng trong kỳ (X) theo công thức cân đôì (X = Tđ + N – Tc), kế toán ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 611 – Mua hàng.

Cuôì kỳ, tính kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng hoạt động vận tải, từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

  1. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
  • Hàng tháng, tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ, lao vụ

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tíêp

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

  • Tính trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ, lao vụ, kê’toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiêp

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

  • Trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ, lao vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả.

  • Cuôì kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp lãng phí, vượt định mức vào giá vôh hàng bán:

Nợ TK 632 – Giá vôh hàng bán

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan theo đổi tượng tập hợp chi phí:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

(3) Kế toán chi phí sản xuất chung

  • Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả nhân viên quản lý bộ phận dịch vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

  • Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý bộ phận dịch vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

  • Xuất nguyên vật liệu dùng chung cho bộ phận dịch vụ, kê’toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 611 – Mua hàng.

  • Xuất công cụ, dung cụ dùng chung cho hoạt động ở
  • Nếu phát sinh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng…

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

  • Cuôì kỳ, tính phân bổ chi phí sản xuâ’t chung được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuâ’t

Có TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung.

(4) Kế toán tông hợp chi phí kinh doanh dịch vụ

Chi phí kinh doanh dịch vụ phát sinh trong kỳ khi phát sinh được tập họp trên các TK 621, 622, 627 theo từng hoạt động kinh doanh, dịch vụ cuôì kỳ sẽ được tổng hợp và kết chuyển vào TK154, 631 để tính giá thành sản phẩm kinh doanh dịch vụ.

Trên co sở chi phí kinh doanh dịch vụ đã hạch toán theo từng khoản mục, kế toán phải tổng hợp chi phí làm cơ sở tính giá thành. Hạch toán tổng họp chi phí sản xuất tùy thuộc vào phương pháp hạch toán của hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng.

  • Đầu kỳ, kế toán kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, kế toán ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuâi

Có TK 154 – Chi phí sản xuâ’t kinh doanh dở dang.

  • Cuôì kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuâ’t chung phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuâ’t

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiêp Có TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung.

  • Kết chuyển chi phí kinh doanh chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ:

Nợ TK 632 – Giá vôh hàng bán

Có TK 627 – Chi phí sản xuâ’t chung.

  • Căn cứ vào kết quả kiểm kê kế toán xác định chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

  • Tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vôh hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản xuâ’t.

(c3) Trình tự kế toán đôĩ với một sô’khoản chi phí có tính đặc thù của dịch vụ vận tải

Chi phí săm lô’p là khoản chi phí mang tính đặc thù của ngành vận tải ô tô. Khoản chi phí này gồm chi phí về mua săm lô’p, hao mòn săm lốp… Trong quá trình sử dụng phương tiện ô tô, săm lô’p bị hao mòn dần phụ thuộc vào sô’km xe chạy, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng. Khi hết thòi hạn sử dụng hoặc khi bị hỏng, săm lốp cần phải được thay thê’để đảm bảo cho phương tiện hoạt động bình thường và an toàn. Để giá thành dịch vụ vận tải không bị tăng một cách đột biến do ảnh hưởng của việc tính toán chi phí săm lốp vào chi phí vận tải, các DN vận tải phải trích trước vào chi phí vận tải hàng tháng. Việc trích trước chi phí săm lốp được thực hiện theo một trong hai phương pháp sau:

  • Phuong pháp (1): Căn cứ vào tổng sô’ tiền ước tính của các bộ phận săm lô’p và thời gian sử dụng của chúng để tính ra chi phí cho một tháng hoặc cho một kì theo công thức:

Phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

* Ví dụ: Giá trị ước tính một bộ săm lô’p dùng cho phưong tiện xe tải là 12.000.000d, thời gian sử dụng ước tính là 2 năm. Chi phí trích trước săm lô’p hàng tháng là:

Phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

Phương pháp (2): Căn cứ vào định mức chi phí săm lô’p cho 100 km hoặc (lOOOkm) xe chạy trên tuyến đường tiêu chuẩn loại 1 và số km xe chạy thực tế trong tháng với hệ số đường qui đổi từ đường loại 1 đê’ áp dụng cho các phương tiện trên các loại đường khác nhau. Công thức tính toán như sau:

Phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

Trong đó định mức chi phí săm lốp tính cho 100 km xe chạy trên đường loại 1 được xác định bằng công thức:

Phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

Trong đó:

  • NGSi là giá trị ước tính của một bộ săm lốp thay thế
  • Gđi là giá trị đào thải ước tính của bộ săm lô’p thay thê’
  • Si là sô’ bộ săm lô’p phải thay thê’
  • ĐM km là sô’ km xe chạy định mức cho 1 bộ săm lốp trên đường loại 1
  • NGSo là giá trị của một bộ săm lô’p đầu tiên
  • Gđo là giá trị đào thải ước tính của bộ săm lốp đầu tiên
  • So là số bộ săm lốp phải đầu tiên
  • K là định ngạch kĩ thuật đời xe

* Ví dụ: Tại một công ty vận tải có tài liệu sau:

  • Giá trị của 1 bộ săm lốp xe 4 chỗ ngồi: 10.000
  • Giá trị đào thải ước tính 2%
  • Định mức số km xe chạy cho 1 bộ săm lốp trên đường loại 1 là 40.000km
  • SỐ bộ săm lô’p sử dụng cho 1 xe 4 bộ
  • SỐ săm lốp đầu tiên của xe 5 bộ, trong đó có 1 bộ dự phòng
  • Định ngạch kĩ thuật đời xe 800.000km
  • Sô’ km xe chạy thực tế trong tháng 7.500km

Căn cứ vào các số liệu trên tính sô’ tiền trích trước chi phí cho 100 km

Phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

Cuô’i tháng, căn cứ vào sô’ đầu phương tiện, sô’ km lăn bánh thực tế của tùng phương tiện, tính toán tổng hợp lại để xác định tổng sô’ trích trước về chi phí săm lốp.

  • Căn cứ vào sô’ liệu tính toán trích trước chi phí săm lô’p, ghi:

Nợ TK 627 (6273): Chi phí công cụ dụng cụ

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

  • Khi thực tế phát sinh về chi phí săm lô’p, ghi

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Nợ TK 133 – ThuếGTGT đầu vào (nếu có)

Có TK111,112…

  • Cuôì kỳz nếu số chi phí trích trước > chi phí thực tế thì phần chênh lệch kế toán ghi tăng hoặc giảm chi phí trên TK 627 (6273)
  • Cuôì kỳ, kết chuyến chi phí săm lởp

Nợ TK 154 – Chi phi SXKD dở dang (nêu DN áp dụng KKTX)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (nếu DN áp dụng KKĐK)
Có TK 627 (6273) – Chi phí công cụ dụng cụ.

* Kế toán chi phí khâu hao phương tiện vận tải

Trong vận tải ô tô, do đặc điểm của từng loại phương tiện hoạt động trên những tuyến đường khác nhau nên DN vận tải có thể xây dựng hệ sô’ tính cho từng loại phương tiện trên tuyên đường theo nguyên tắc:

+ Các loại phương tiện hoạt động trên tuyên đường tô’t (thường là đường loại 1, cao tộc, thành phô’, đổng bằng) có hệ sô’ thấp nhất.

+ Các loại phương tiện hoạt động trên tuyến đường trung bình (thường là đường loại 2, trung du) có hệ sô’ trung bình.

+ Các loại phương tiện hoạt động trên tuyên đường xâu (thường là đường loại 3, miền núi) có hệ số cao nhẵtí

Việc khấu hao phương tiện được tính trực tiếp cho từng xe và tổng hợp theo từng đội xe phù họp với từng loại hoạt động vận tải (vận tải hàng hóa, vận tải hành khách).

  • Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khâu hao TSCĐ, xác định mức khấu hao tính vào chi phí của từng loại hoạt động vận tải, ghi

Nợ TK 627 (6274) – Chi phí khấu hao

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cô’ định.

  • Cuôì kì kê’t chuyển chi phí khâu hao phương tiện để tính giá thành dịch vụ vận tải theo từng hoạt động.

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (nếu DN áp dụng KKTX)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuâ’t (nếu DN áp dụng KKĐK) Có TK 627 (6274) – Chi phí khâu hao.

* Kế toán chi phí sửa chữa phương tiện

Sửa chữa phương tiện vận tải bao gồm cả công việc bảo dưỡng phương tiện hàng ngày, bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, bảo dưỡng kỹ thuật câp 2, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên. Trong vận tải ô tô, chi phí sửa chữa được hạch toán riêng cho từng đội xe, đoàn xe. Đối với chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 khi phát sinh kê’ toán tập hợp trực tiếp vào TK 627 – chi tiết cho từng loại hình hoạt động, từng đội xe, đoàn xe. Đối vói chi phí sửa lớn phương tiện, để tránh biên động lớn của giá thành vận tải, DN phải trích trước chi phí sửa chữa. Mức trích trước sửa chữa căn cứ vào kế hoạch sửa chữa và mức chi phí dự trù cho cả năm đê’ tính.

  • Căn cứ vào số liệu tính toán trích trước chi phí sửa chữa phương tiện, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (6277) – Chi phí dịch vụ mua ngoài

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

  • Khi thực tế phát sinh về chi phí sửa chữa phương tiện, kế toán ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Nợ TK 133 – ThuếGTGT được khâu trừ (nếu có)

Có TK111, 112,152,153…

  • Cuối kỳ, nếu số chi phí trích trước > chi phí thực tế thì

phần chênh lệch kê’ toán ghi tăng hoặc giảm chi phí trên TK 627 (62737)

– Cuôì kỳ, kết chuyển chi phí sửa chữa phương tiện

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (nêu DN áp dụng KKTX)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (nếu DN áp dụng KKĐK) Có TK 627 (6277) – Chi phí dịch vụ mua ngoài.

* Kế toán chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí trên, trong hoạt động vận tải còn gồm các chi phí khác không hạch toán được trực tiêp như chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, quảng cáo…), chi phí cầu, phà, chi phí thiệt hại do đâm đổ, bồi thường tai nạn giao thông… Các khoản chi phí này khi phát sinh tập hợp trên TK 627 (6277, 6278), cuôì kỳ phân bổ cho từng hoạt động vận tải theo tiêu thức thích hợp (cơ thể phân bổ theo chi phí nguyên vật liêu, chi phí nhân công hoặc theo doanh thu từng loại hoạt động), ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (nêu DN áp dụng KKTX)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (nêu DN áp dụng KKĐK) Có TK 627 (6277) – Chi phí dịch vụ mua ngoài.