Phương pháp nghiên cứu theo quy trình quy nạp là gì

Trong bài viết này, Luận Văn 99 sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh vấn đề “Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong thực hiện luận văn” Cùng bắt đầu nhé!

Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học

Trước khi tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Chúng ta cần nắm được khái niệm khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là gì?

Khoa học là gì?

Khoa học là cụm từ khá thông dụng hiện nay, khi nhắc đến khoa học người khác thường nghĩ đến một sự chắc chắn có cơ sở đã được chứng mình. Vậy khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu theo quy trình quy nạp là gì

Khái niệm khoa học là gì?

Khoa học (Science) là một cách tiếp cận có hệ thống và logic để khám phá cách mọi thứ tồn tại, hoạt động trong vũ trụ (theo từ điển Merriam-Webster Dictionary). Nói cách khác, khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp gồm hệ thống các tri thức được tích lũy thông qua việc khám phá về tất cả mọi thứ trong vũ trụ và được khẳng định, chứng minh bằng phương pháp nghiên cứu khoa học và theo đó có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận. 

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học (Scientific Research) là một chuỗi các hành động quan sát, thí nghiệm, phân tích,... dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đã được chứng mình trước đó hay do tự mình quan sát, tổng hợp được để phát hiện, tìm ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng. Tìm ra kiến thức mới có ý nghĩa thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong đời sống của con người.

Đối tượng làm nghiên cứu khoa học rất rộng đó là tất cả các sự vật, hiện tượng cần xem xét, làm rõ hoặc chưa được chứng minh trong phạm vi không gian, thời gian gian, trong tất cả những lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? 

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methods in Science) là toàn bộ các công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu hoặc bằng chứng để phân tích nhằm khám phá thông tin mới hoặc tạo ra sự hiểu biết tốt hơn về một chủ đề. Có nhiều loại phương pháp nghiên cứu khoa học. Các phương pháp khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào loại nghiên cứu đang được theo đuổi. Trong phần sau của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp nghiên cứu khoa học thường gặp trong luận văn.

Phương pháp nghiên cứu theo quy trình quy nạp là gì


Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

>>> Xem thêm

Bỏ túi kinh nghiệm viết tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học

Các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức nghiên cứu của một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ có có mục tiêu nghiên cứu cụ thể, thường phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tiễn, hoặc làm tài liệu để phục vụ cho các nghiên cứu sau này.

Dự án khoa học nghiên cứu: Các vấn đề nghiên cứu thường thuộc lĩnh vực kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội phục vụ đời sống.

Chương trình khoa học nghiên cứu: Là tập hợp các đề tài, dự án cùng mục đích hướng tới là một vấn đề nào đó trong xã hội. Các đề tài, dự án được phối hợp để cùng nhau đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đề án khoa học: Có phạm vi nghiên cứu rộng, kết quả của đề án khoa học được trình lên cơ quan cấp cao để thực hiện hoặc tài trợ cho một hoạt động nào đó.

Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận văn thường dùng

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp định tính, phương pháp định lượng, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp lịch sử và logic,...

Phương pháp nghiên cứu theo quy trình quy nạp là gì

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết một số các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng trong làm luận văn:

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính thường được dùng trong phân tích văn hóa, hành vi của con người hoặc một nhóm người. Phương pháp này sử dụng các chiến thuật như tường thuật học, dân tộc học, nghiên cứu tình huống. Những phân tích này thường mang quan điểm cá nhân của nhà nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm, kiến thức để phân loại và đánh giá.

Một số kỹ thuật phân tích định tính thông dụng như: Phỏng vấn, nhóm tập trung, quan sát, phân tích tài liệu, lịch sử truyền miệng hoặc những câu chuyện cuộc sống...

Phương pháp nghiên cứu định lượng thường được dùng để lượng hóa các yếu tố quan hệ, lượng hóa các mô hình hoặc giả thiết, kiểm định tính đúng đắn của giả thiết. Các hiện tượng được giải thích bởi tập hợp các dữ liệu dạng số và phân tích bởi những phương thức  toán học. Kỹ thuật (công cụ) định lượng bao gồm: Các khảo sát hoặc bảng câu hỏi, quan sát, sàng lọc dữ liệu, thí nghiệm…

Phương pháp thực nghiệm 

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin dưới dạng quan sát, ghi nhận số liệu do thay đổi điều kiện xung quanh hay biến đổi đối tượng khảo sát. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phổ biến không chỉ trong nghiên cứu tự nhiên, môi trường, y học mà còn trong xã hội và cả những lĩnh vực khác. Trên thực tế, người ta thường sử dụng phương pháp phi thực nghiệm hơn thực nghiệm.

Luận Văn 99 là đơn vị tiên phong hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ & cung cấp dịch vụ viết thuê tiểu luận, tiểu luận thạc sĩ chất lượng. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn. Chi tiết dịch vụ viết thuê tiểu luận, truy cập: https://luanvan99.com/dich-vu-viet-thue-tieu-luan-bid9.html

Phương pháp phi thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên quan sát sự vật, hiện tượng từ đó rút ra quy luật của chúng

các dạng nghiên cứu phi thực nghiệm như sau:

1. Phương pháp phỏng vấn-trả lời: 

Phỏng vấn là phương pháp người điều tra đưa ra một loạt các câu hỏi cho người trả lời. Phỏng vấn có thể được tổ chức theo cấu trúc có nghĩa là người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi được xác định rõ ràng hoặc tổ chức phi cấu trúc có nghĩa là người phỏng vấn cho phép người trả lời đôi khi trả lời những câu hỏi theo ý kiến của họ

2. Phương pháp điều tra bảng hỏi: 

Bảng hỏi là một loạt các câu hỏi được thiết kế bởi người nghiên cứu  cho đối tượng nghiên cứu trả lời. Cấu trúc bảng câu hỏi thường ở dạng đánh giá mức độ, trả lời theo những câu trả lời đã được phân loại sẵn, người nghiên cứu cũng có thể sử dụng dạng câu hỏi mở để người trả lời điền câu trả lời của mình vào bảng. Đôi khi người nghiên cứu sẽ sử dụng câu hỏi phân loại để phân loại đối tượng nghiên cứu tùy vào mục tiêu nghiên cứu.

3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: 

Trong phương pháp này, người nghiên cứu sẽ đưa chủ đề hoặc đặt câu hỏi cho một nhóm các chuyên gia thảo luận. Ưu điểm của phương pháp này là tính chính xác của nội dung phân tích cao nhưng nhược điểm là người nghiên cứu sẽ nghiêng về ý kiến các chuyên gia mà không nêu bật lên quan điểm của mình. 

4. Phương pháp quan sát: 

Người nghiên cứu tự thu thập số liệu, tư liệu qua quan sát, theo dõi, nghe, nhìn từ đó đem lại cho mình những số liệu và tìm ra được bản chất vấn đề.Nhưng nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thời gian, chi phí và quy mô thực hiện nhỏ.

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu theo quy trình quy nạp là gì

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Khi đứng trước một đối tượng nghiên cứu, để việc phân tích trở nên dễ dàng và đơn giản hơn chúng ta cần xác định:

  • Lựa chọn tiêu chí, cách thức phân chia
  • Xác định điểm xuất phát ban đầu để nghiên cứu
  • Tùy theo mục đích nghiên cứu, phân loại để chọn ra những thuộc tính riêng và chung

Tên phương pháp đã thể hiện rõ cách thức làm việc của nó, bước tiếp theo là tổng hợp.

Tổng hợp là quá trình đi ngược lại với phân tích từ kết quả phân tính những phần, bộ phận sau khi đã bóc tách để nhìn thấy được cái bao quát, cái chung từ đó tìm ra bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là 2 phương pháp không thể tách rời nhau trong nghiên cứu khoa học. Chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này làm tiền đề, cơ sở để hỗ trợ phương pháp còn lại tìm ra bản chất, quy luật của bản thân sự vật.

Phương pháp quy nạp và diễn giải

Phương pháp quy nạp là phương pháp liên kết những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên để tìm ra quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.

Từ những kinh nghiệm, hiểu biết về các sự vật riêng lẻ người ta đúc kết thành những cái chung, cái tổng thể. Tìm ra những nguyên lý chung thông qua sự lặp đi lặp lại của những sự vật, hiện tượng riêng biệt được liên kết từ những kinh nghiệm, lý thuyết thực tiễn có được.

Diễn giải là phương pháp đi ngược lại với phương pháp quy nạp. Phương pháp diễn giải tìm ra các biểu hiện trong sự vận động của đối tượng từ những bản chất, nguyên lý, lý thuyết đã được chứng minh trước đó. Đây là phương pháp vô cùng quan trọng trong nghiên cứu lý thuyết. Người ta sử dụng những giả thuyết để rút ra những kết luận..

Hai phương pháp này tuy ngược nhau nhưng lại hỗ trợ cho nhau. nhờ những lý thuyết , nguyên lý đã được suy luận nhờ phương pháp quy nạp hỗ trợ để suy diễn logic  ra những kết luận. Nhờ có phương pháp diễn giải mà người ta có thể phân tích mở rộng những chứng minh trước đó sử dụng phương pháp quy nạp.

Phương pháp nghiên cứu theo quy trình quy nạp là gì

Phương pháp diễn giải và quy nạp

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic

Phương pháp lịch sử là cách tìm hiểu, xem xét vấn đề một cách cụ thể, các sự kiện diễn ra trong một bối cảnh cụ thể theo trình tự thời gian liên tục kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trong mối quan hệ của nó với sự kiện khác nhằm chỉ ra điểm đặc trưng, khác biệt của nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Khác với phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân tích logic không chỉ quan sát sự biến động của sự vật, hiện tượng theo sự vận động của thời gian mà còn đi sâu phân tích, tổng hợp để tìm ra bản chất, quy luật nằm nằm ẩn giấu trong sự kiện, hiện tượng đó.

Sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic mang lại những ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Nghiên cứu khoa học là thước đo để đánh giá trình độ hiểu biết và kỹ năng của nhà nghiên cứu khoa học. Để có được bài nghiên cứu chất lượng, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học là một việc rất quan trọng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.