Phương pháp quản lý nhà nước là gì

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm quản lý nhà nước & Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế nhé!

Quản lý nhà nước là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “quản lý nhà nước là gì?”, khái niệm mà chúng ta cần làm rõ đầu tiên chính là “quản lý”. Trên thực tế, thuật ngữ quản lý được tiếp cận với nhiều cách thức khác nhau tùy theo từng góc độ khoa học. Mỗi lĩnh vực khoa học sẽ có một cách định nghĩa riêng về quản lý. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Còn về việc tác động theo cách nào sẽ phụ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau, các góc độ khoa học khác nhau, cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Phương pháp quản lý nhà nước là gì

Khái niệm quản lý nhà nước

Khái niệm quản lý nhà nước: Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự pháp luật và các mối quan hệ xã hội để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Xét theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là tất cả hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm: hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp.

Đặc điểm của quản lý nhà nước là gì?

Dựa trên khái niệm, ta có thể dễ dàng rút ra được một số đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước như sau:

  • Mang tính quyền lực tối cao, tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Được thiết lập dựa trên cơ sở mối quan hệ “ủy quyền” và “sự phục tùng.
  • Mang tính khoa học, tính kế hoạch: Đặc điểm này đòi hỏi nhà nước cần có sự tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng bị quản lý phải nhất quán, cụ thể dựa trên những kế hoạch đã được vạch ra từ trước và phải được nghiên cứu một cách khoa học.
  • Mang tính tổ chức và điều chỉnh: Tính tổ chức ở đây có thể được hiểu là khoa học về cách thức thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người phục vụ cho quá trình quản lý xã hội. Còn tính điều chỉnh chính là cách mà nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải tuân theo những quy luật xã hội khách quan.
  • Mang tính liên tục, ổn định: Hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn bắt kịp với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh. Điều này giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định.

>>> Xem thêm:

Kho 500 Đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 2020

Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động mang tính tổ chức và pháp quyền của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực kinh tế, các cơ hội để đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế quốc gia đặt ra.

Vì sao nói quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một môn khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp?

Quản lý Nhà nước về kinh tế là một bộ môn khoa học bởi nó có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế của xã hội. Tính khoa học có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cá nhân hay một cơ quan Nhà nước nào mà phải dựa trên các phương pháp, nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. 

Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh, phẩm chất và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế; khả năng thích nghi, phương pháp và hình thức tổ chức của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. Tính nghệ thuật thể hiện ở việc linh hoạt xử lý các tình huống thực tiễn kinh tế xảy ra trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Bởi bản thân khoa học không thể đưa ra sự giải đáp cho mọi tình huống phát sinh trong hoạt động thực tiễn, nó chỉ có thể chỉ ra các nguyên lý khoa học làm cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế. Còn vận dụng một cách hiệu quả, tối ưu nhất những nguyên lý này vào thực tiễn lại phụ thuộc nhiều vào kiến thức, tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Nó đồng thời cũng là một nghề nghiệp bởi bộ máy quản lý Nhà nước là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều cơ quan, nhiều bộ phận, cá nhân có những quyền hạn, chức năng khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế. 

Sự cần thiết và vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế

Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng để tự giải quyết các vấn đề của chính mình nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy cần đến sự tác động của Nhà nước nhằm điều chỉnh, giải quyết các “ách tắc”, trở ngại trong hoạt động của doanh nghiệp. Một vài vấn đề chủ yếu như: 

  • Hợp đồng, giải quyết hợp đồng
  • Môi trường kinh doanh: Nhà nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh thuận lợi, không xâm hại lẫn nhau và đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. Sự can thiệp của Nhà nước còn nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân, đảm bảo thị trường được vận động ổn định, phát huy tối đa vai trò tự chủ, năng động của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, quản lý nhà nước đóng vai trò hạn chế, ngăn ngừa những các lỗ hổng tiêu cực, các mặt trái của nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn như:

  • Thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
  • Lạm phát, suy thoái, khủng hoảng kinh tế
  • Ranh giới giàu nghèo rõ rệt, bất công xã hội
  • Mất ổn định, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác

Như vậy, Nhà nước cần tạo ra những công cụ điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô để sửa chữa và khắc phục, những “khuyết tật” tồn tại và kiềm chế tính tự phát của nền kinh tế thị trường. 

Thứ ba, đối với đặc thù riêng của nền kinh tế của Việt Nam: Việt Nam đang là một quốc gia có xuất phát điểm thấp và phát triển trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Do đó, việc thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế – xã hội là một tất yếu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Nhà nước. Thể hiện rõ nét ở các điểm chính như:

  • Thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  •  Tạo hành lang pháp luật an toàn bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi thành phần kinh tế tham gia.
  • Hỗ trợ người dân trong làm ăn kinh tế.
  • Can thiệp vào những lỗ hổng của thị trường
  • Bảo vệ môi trường sinh thái

Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là toàn bộ những cách thức tác động có ý đồ lên hệ thống kinh tế nhằm mục đích đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Để quản lý hiệu quả, nhà quản lý phải biết lựa chọn phương pháp quản lý đúng đắn, biết cách kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối tượng, từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế. Các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế chủ yếu:

  • Các phương pháp kinh tế
  • Các phương pháp hành chính
  • Các phương pháp giáo dục
  • Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế
  • Nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước

Trên đây là toàn bộ những kiến thức hữu ích liên quan đến quản lý nhà nước về kinh tế Luận Văn 2S. Mong rằng bài viết hữu ích và giải đáp được tất cả các câu hỏi mà bạn đang khúc mắc.

Phương pháp quản lý nhà nước là gì

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Vậy các phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì? Nội dung như thế nào?

Phương pháp quản lý nhà nước là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác cho ta thấy rõ thực chất của tác động có mục đích lên các đối tượng quản lý.

Theo nghĩa hẹp, phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

Theo nghĩa rộng, phương pháp quản lý nhà nước còn bao hàm 2 nội dung khác là :

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức tổ chức hoạt động của chính chủ thể quản lý.
Ví dụ : cách thức phối hợp hoạt động giữa các cán bộ, công chức ở những vị trí khác nhau, làm những phần việc khác nhau nhưng cùng hướng tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý.
Ví dụ : trong việc ban hành quyết định quản lý, quyết định của tập thể hay cá nhân hay là có sự phối hợp của nhiều chủ thể.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước cụ thể

Quản lý là sự tác động đến nhận thức và hành vi con người. Trên thực tế, có hai khả năng tác động

(i) Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau (được phép) để đảm bảo đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác.

(ii) Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau (được phép) để bắt buộc đối tượng có liên quan thực hiện hành vi xử sự cần thiết.

Kết hợp 2 khả năng này dẫn đến hình thành những phương pháp quản lý như: phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước

Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

Lợi ích khi sử dụng phương pháp thuyết phục

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý về cơ bản là nhất trí, hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, phương pháp quản lý chủ yếu là phương pháp thuyết phục. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng. Hoạt động quản lý chỉ có thể có hiệu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy hành chính nhà nước. Sự trùng hợp về nguyên tắc lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích của đối tượng quản lý tạo cơ sở vững chắc cho ưu thế củ phương pháp thuyết phục. Như vậy, những phương pháp không sử dụng phương tiện bắt buộc là cơ sở quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ cương nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. các tổ chức xã hội là chỗ dựa vững chắc của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân, trong việc đảm bảo và mở rộng dân chủ.

Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng,… Những biện pháp này được quy định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước mà không giới hạn phạm vi áp dụng.

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp cưỡng chế là cách thức tác động mang tính chất bắt buộc, có thể gây thiệt hại về vật chất, tinh thần hay các quyền, lợi ích khác của đối tượng quản lý nhằm thực hiện các yêu cầu quản lý đặt ra.

Phương pháp này được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục và những hậu quả pháp lý. Trong việc áp dụng phương pháp cưỡng chế, cần chú ý những điểm sau :

Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương pháp thuyết phục không mang lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả;
Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng;
Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt được hoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được;
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội;
Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định cho từng trường hợp cụ thể.
Trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bị cưỡng chế.

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.

Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành những chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới. Phương pháp hành chính cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả và đảm bảo kỷ luật nhà nước. Phương pháp nà áp dụng khi có mối quan hệ trực thuộc (cấp trên – cấp dưới, thủ trưởng – nhân viên,…)

Một vài biểu hiện của phương pháp hành chính là quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cơ quan đó; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết,…

Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người như quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thuế suất, lãi suất tín dụng, ưu đãi về đầu tư,….

Nội dung của phương pháp kinh tế chính là sự quan lý bằng lợi ích và thông qua lợi ích của con người. Lợi ích là điểm trung tâm của phương pháp kinh tế, là cơ sở của sự phát triển. Do tác động của lợi ích mà hoạt động quản lý hàng ngày thay đổi về cơ bản bởi nó được thực hiện không phải thông qua những chỉ thị trực tiếp, mà thông qua sự quan tâm trực tiếp của người dân vào kết quả lao động của mình.

Xem thêm các nội dung liên quan tại Luật Hành chính Việt Nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Với mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .