Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện như thế nào

Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu dài hạn đặt ra trong từng thời kỳ. Nó cũng là tập hợp các quyết định và hiến pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu dài hạn của mình.

Quản trị chiến lược được thực hiện theo ba giai đoạn: xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện và đánh giá & điều chỉnh chiến lược.

Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện như thế nào
Các giai đoạn của quản trị chiến lược

Các cấp quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược được tiến hành tại nhiều cấp khác nhau trong một doanh nghiệp. Cấp quản trị chiến lược là những cấp, đơn vị trong hệ thống tổ chức có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến lược riêng của mình, và nhằm đảm bảo góp phần thực hiện chiến lược tổng quát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia quản trị chiến lược theo ba cấp:

Cấp doanh nghiệp 

Chiến lược Cấp doanh nghiệp thường là những chiến lược tổng quát và hướng tới việc phối hợp các chiến lược kinh doanh trong mối tương quan với những mong đợi của những người chủ sở hữu. Với một triển vọng dài hạn, chiến lược cấp doanh nghiệp luôn hướng tới sự tặng trưởng và phát triển trong dài hạn.

Cấp cơ sở

Cấp này còn gọi là SBU – Đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược cấp cơ sở xác định những căn cứ để chúng có thể hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình, đóng góp cho hoàn thành chiến lược chung của công ty trong phạm vi mà nó đảm trách.

Cấp chức năng

Đây là nơi tập trung hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh. Cấp này xây dựng các chiến lược cụ thể theo từng chức năng và lĩnh vực quản trị.

Các cấp quản trị chiến lược tại các đơn vị kinh doanh đa ngành và đơn ngành được sơ đồ hóa như sau:

Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện như thế nào
Các cấp quyết định trong quản trị chiến lược

Hình trên cho ta thấy nội dung cơ bản ở các cấp chiến lược đều giống nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt của nó thể hiện ở phạm vi nội dung thực hiện và mức độ ảnh hưởng của các quyết định mà nó đưa ra. Các nhà quản trị chiến lược cấp cao coi mọi cơ sở kinh doanh là một đơn vị kế hoạch, trong khi đó, các nhà quản trị cấp chức năng coi mọi sản phẩm hoặc phân khúc thị trường là một đơn vị kế hoạch chủ yếu.

Chiến lược doanh nghiệp phải được đề ra định hướng phát triển cho các đơn vị kinh doanh đơn ngành cũng như đa ngành. Các đơn vị kinh doanh đơn ngành giới hạn lĩnh vực hoạt động của nó trong một ngành công nghiệp hoặc thương mại chính. Các đơn vị kinh doanh đa ngành hoạt động trong hai ngành trở lên, vì vậy họ gặp phải nhiệm vụ phức tạp hơn là quyết định tiếp tục các ngành hiện tại, đánh giá khả năng xâm nhập vào các ngành mới, và quyết định mọi đơn vị nghiệp vụ đã lựa chọn phải tiến hành như thế nào.

Chiến lược cấp cơ sở cũng cần được đề ra đối với các đơn vị kinh doanh đơn ngành và đối với mọi cơ sở trong kinh doanh đa ngành. Nó phải chỉ rõ ra các đối thủ nào cũng tham gia cạnh tranh, mức độ cạnh tranh ra sao, kỳ vọng của các đối thủ tham gia như thế nào. Chiến lược kinh doanh cấp cơ sở có mức độ quan trọng như nhau đối với các công ty kinh doanh đơn ngành và từng doanh nghiệp tách biệt trong các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành.

Chiến lược kinh doanh cấp chức năng dựa trên tổ hợp các chiến lược đã được đề ra ở các cấp đơn vị. Đối với nhiều doanh nghiệp, chiến lược marketing là cốt lõi của chiến lược cấp cơ sở kinh doanh, giữ vai trò liên kết cùng với các chiến lược cấp chức năng khác. Đối với nhiều doanh nghiệp thì vấn đề sản xuất hoặc nghiên cứu phát triển lại có thể là vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết. Một chiến lược cấp cơ sở cần phù hợp với chiến lược cấp công tất yếu và hài hòa với các chiến lược cấp cơ sở khác của doanh nghiệp.

Đối với các đơn vị kinh doanh đa ngành, mỗi cơ sở kinh doanh trong các đơn vị kinh doanh đa ngành, chiến lược cấp chức năng là tương tự như nhau, tuy chiến lược cấp chức năng đối với từng doanh nghiệp trong các doanh nghiệp đa ngành có sự khác biệt.

Quản trị chiến lược với vấn đề đạo đức kinh doanh

Có khá nhiều vấn đề về chiến lược động chạm đến khía cạnh đạo đức kinh doanh. Lý do rất đơn giản. Bất cứ chương trình hành động nào của công ty cũng đều có tác động đến quyền lợi của các nhóm đối tượng hữu quan như nhân viên trong công ty, khách hàng, các nhà cung ứng, cổ đông, cộng đồng địa phương và công chúng nói chung. Một chiến lược có thể làm tăng phúc lợi cho một nhóm người này nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm người khác. Chẳng hạn như trong tình huống dư thừa công suất và giảm mạnh nhu cầu, một doanh nghiệp khai thác than có thể phải quyết định đóng cửa một bộ phận sản xuất, vốn là nguồn công ăn việc làm chủ yếu của một thị trấn nhỏ. Mặc dù biện pháp này là phù hợp với mục đích tối đa hóa lợi ích của cổ đông, nhưng nó có hệ quả là hàng ngàn người bị thất nghiệp và gây cơn sốc mạnh cho loại thị trấn nhỏ như vậy. Liệu một quyết định như thế có hợp với đạo đức kinh doanh hay không? Đó có phải là việc nên làm hay không, nếu như cân nhắc tới tác động của nó với nhân viên và với cộng đồng địa phương? Bởi vậy, các nhà lãnh đạo công ty cần cân đối giữa lợi nhuận và chi phí xã hội. Họ cần phải xem xét có nên thực thi chiến lược dự định hay không không chỉ dựa vào những yếu tố kinh tế mà cón tính đến cả những khía cạnh nhân bản nữa.

Chủ đích của khía cạnh đạo đức kinh doanh nêu ở đây không hướng tới việc phân giải giữa cái đúng và cái sai, mà với ý đồ cung cấp những công cụ để xác định và tư duy về những khía cạnh đạo đức nảy sinh trong các quyết định chiến lược. Những giá trị này định hướng cách thức tiến hành công việc kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức. Ở đây họ nhấn mạnh đến việc cần thiết phải tôn trọng và tin tưởng giữa con người với nhau, việc giao tiếp cởi mở và mối quan tâm đến từng cá nhân trong doanh nghiệp. Sau đó các giá trị đạo đức kinh doanh phải được thể hiện trong bản tuyên bố nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh việc thiết lập một bầu không khí nhân bản trong doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải biết tư duy một cách có hệ thống về quan hệ mật thiết của khía cạnh này trong các quyết định chiến lược.

Mục lục [Hiện]

  1. Quản trị chiến lược là gì?
  2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược
  3. Các hình thức quản trị chiến lược
    1. Quản trị chiến lược theo mô hình SWOT
    2. Quản trị chiến lược theo thẻ điểm cân bằng BSC
  4. Quy trình quản trị chiến lược hiệu quả
    1. Bước 1: Phân tích
    2. Bước 2: Xây dựng chiến lược
    3. Bước 3: Triển khai chiến lược
    4. Bước 4: Theo dõi và kiểm soát

Quản trị chiến lược là một trong những phương pháp được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhằm mục đích thiết lập, quản lý và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Vậy quản trị chiến lược là gì?

Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu tầm quan trọng cũng như cách để quản trị chiến lược một cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo kiến thức này tại đây.

Quản trị chiến lược là gì?

Quản trị chiến lược (strategic management) được hiểu là một nghệ thuật về triển khai chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng các phương hướng hay mục tiêu kinh doanh, kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở là các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp để giúp đạt được mục tiêu đề ra. Theo các chuyên gia kinh doanh, thì khái niệm này được định nghĩa như sau.

Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện như thế nào

Quản trị chiến lược là gì?

Tầm quan trọng của quản trị chiến lược

Theo các số liệu thống kê từ các nhà phân tích, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay trên thị trường Việt Nam đều không có một kế hoạch quản trị chiến lược nào cả. Họ thường xuyên bị cuốn vào trong vòng xoáy của việc liên quan đến quá trình sản xuất, bán hàng, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, quản lý hàng hóa…

Hầu hết các vấn đề phát sinh đều được giải quyết bộc phát, vấn đề đến đâu thì giải quyết đến đó chứ không được hoạch định một cách có hệ thống và đánh giá khoa học. Điều này là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Nếu không có việc hoạch định quản trị chiến lược, các doanh nghiệp sẽ chẳng khác nào mò mẫm đi trong rừng mà không có một định hướng, đường lối nào. Chình vì vậy, việc quản trị chiến lược sẽ mở ra con đường cho doanh nghiệp, giúp các tổ chức này xác định rõ ràng được mục tiêu , con đường phát triển hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để có thể đảm bảo được mục tiêu mà doanh nghiệp vạch ra.

Quy trình quản trị chiến lược bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện việc phân tích và dự báo các vấn đề xảy ra trong tương lai gần và xa. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động trong các cơ hội cũng như thách thức, nguy cơ khi đã vạch ra các chiến lược trong tương lai. Nó cho phép doanh nghiệp nắm thế chủ động, tiên phong và gây ra những ảnh hưởng nhất định trong môi trường mà nó hoạt động.

Các hình thức quản trị chiến lược

Sau đây là những hình thức quản trị chiến lược phổ biến được nhiều doanh nghiệp triển khai cho hoạt động xây dựng chiến lược cho riêng mình.

Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện như thế nào

Các hình thức quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược theo mô hình SWOT

SWOT là một trong những mô hình được áp dụng vô cùng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của cuộc sống. Mô hình này cho phép mọi người có thể điều tra tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài tồn tại và gây ảnh hưởng cho tổ chức.

Các yếu tố bên trong bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu còn tồn đọng trong tổ chức và có thể bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Yếu tố bên ngoài đề cập đến các cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp không thể thay đổi hoặc bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau.

Quản trị chiến lược theo thẻ điểm cân bằng BSC

BSC là một phương pháp quản lý hiện đại dựa trên các mục tiêu, từ đó định hướng phát triển theo các chỉ tiêu mà doanh nghiệp xây dựng một cách cân đối và hài hòa theo mục tiêu quan trọng của tổ chức. Áp dụng phương pháp này vào trong quản trị chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tìm thấy các khía cạnh cần cải thiện dựa vào cách chia nhỏ quy trình đánh giá hiệu suất theo 4 hướng như sau: học hỏi và trưởng thành, quan điểm khách hàng, quy trình kinh doanh và dữ liệu tài chính.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp tạo ra các cơ chế báo cáo kịp thời. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt toàn bộ các số liệu, thông tin liên quan đến sự phát triển của công ty.

Quy trình quản trị chiến lược hiệu quả

Để quản trị chiến lược một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai quy trình với các bước như sau.

Bước 1: Phân tích

Đây là bước đầu tiên trong quy trình mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp từ các yếu tố tồn tại bên trọng cho đến các tác động từ bên ngoài từ đó dễ dàng đưa ra đánh giá về tiềm năng phát triển cũng như các rào cản trong tương lai. Các yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng đến là yếu tố về chính trị, môi trường, khoa học - công nghệ hay pháp luật…

Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện như thế nào

Phân tíchquản trị chiến lược hiệu quả

Khi tiến hành phân tích, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra số liệu chính xác và cụ thể về tình hình hoạt động của công ty. Việc phân tích cặn kẽ các vấn đề tồn đọng, yếu kém trong doanh nghiệp sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về khả năng phát triển trong tương lai.

Bước 2: Xây dựng chiến lược

Sau khi đã có dữ liệu thống kê và phân tích, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra được những chiến lược dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cao cấp nhất của tổ chức để hướng đến việc tạo ra giá trị tốt đẹp hơn trong tương lai. Ngoài ra. việc đưa ra chiến lược cũng cần phải đảm bảo tính khả thi của dự án cũng như bám sát vào xu hướng kinh doanh của thị trường.

Bước 3: Triển khai chiến lược

Giai đoạn này sẽ bao gồm các hành động triển khai trực tiếp từ doanh nghiệp. Ví dụnhư các quy trình, ngân sách, chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đưa ra.

Bước 4: Theo dõi và kiểm soát

Đưa ra những đánh giá về kết quả triển khai và hiệu chỉnh cần thiết khi dự án gặp vấn đề, phát sinh ngoài ý muốn.

Với kiến thức mà Bizfly chia sẻ trên đây về khái niệm, tầm quan trọng vàcác hình thức triển khai cũng nhưquy trình quản trị chiến lượchiệu quả. Đểquản trị chiến lượctốt nhất và mang vềgiá trị, các nhà quản trị cần trau dồi kinh nghiệmvànắm bắt các phương pháp để mang lại lợi nhuận caocho doanh nghiệp của mình.