Quân đội thời lý -- Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì

(Bqp.vn) - Nhà Lý suy tàn, nhà Trần nối ngôi lập nên triều đại Trần kéo dài gần 300 năm. Để đối phó với nạn nhiều loạn trong nước có từ cuối đời Lý và mối đe dọa của đế chế Nguyên - Mông, nhà Trần đặc biệt chú ý đến xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị đất nước sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.

Quân đội nhà Trần được cải cách nhanh chóng và kiên quyết. Hầu hết các tướng lĩnh phục vụ trong triều đại Lý đều bị thải loại và thay vào đó là các tướng lĩnh thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Binh sỹ thuộc lực lượng Cấm quân dưới triều Lý cúng được thay thế bằng các đinh tráng đồng hương, thân thuộc nhà Trần để tăng độ tin cậy và sự trung thành với một triều đại mới.

Nhà Trần đã gọi nhiều đinh tráng vào quân đội thường trực làm tăng nhanh lực lượng vũ trang chính quy, tăng khả năng huy động nhân lực cho quân đội khi có chiến tranh.

Về mặt cơ cấu tổ chức, nhà Trần đã dần dần hoàn thiện được cơ cấu tổ chức, biên chế, chất lượng và chú trọng nghiên cứu, phát triển lý luận quân sự, cũng như trang bị kỹ thuật quân sự.

Nhà Trần về cơ bản vẫn duy trì nguyên tắc tổ chức quân đội như thời Lý: Thân quân đối với quân thường trực chuyên nghiệp và Sương quân đối với lực lượng bán chuyên nghiệp, nhưng có những thay đổi quan trọng để phù hợp với tình hình mới dưới triều Trần.

Lực lượng quân thường trực chuyên nghiệp bao gồm quân Cấm vệ, quân Các lộ và quân Vương hầu.

Quân Cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy để làm nhiệm vụ bảo vệ vua, triều đình ở kinh đô và thái thượng hoàng ở quê hương nhà Trần, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước khi có chiến tranh xảy ra.

Bộ phận trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ vua, thái thượng hoàng và triều đình được lựa chọn theo một tiêu chuẩn rất chặt ché và khắt khe để đặc biệt độ tin cậy tuyệt đối với nhà Trần của lực lượng này, thường chỉ tuyển từ các đinh tráng khỏe mạnh nhất, biết võ nghệ thuộc con em họ Trần ở quê hương (lộ Thiên Trường) và ở những địa phương có công giúp họ Trần (các lộ Long Hưng, Trường Khoái, Trường Yên, Kiến Xương).

Bộ phận thứ hai của quân Cấm vệ được gọi là Du quân, có nhiệm vụ canh gác vòng ngoài kinh thành, được tuyển chọn từ những đinh tráng khỏe mạnh ở một số địa phương.

Trong những năm đầu nhà Trần biên chế, tổ chức quân Cấm vệ thành 6 quân, mỗi quân gồm 2 vệ (tả, hữu). Sau đó (khoảng năm 1267), quân Cấm vệ được biên chế thành các quân và đô. Mỗi quân biên chế 30 đô, mỗi đô biên chế 80 người.

Đến đời Phế Đế (1377 - 1388), quân Cấm vệ biên chế tổ chức gồm khoảng 20 quân và 5 đô độc lập.

Chỉ huy mỗi quân, vệ là một võ tướng, mỗi đô là một một chánh (phó) đại đội. Trong mỗi đô có một số chức quan nhỏ để giúp việc như theo dõi tình hình và đặc biệt hậu cần.

Quân Cấm vệ thuộc quyền quản lãnh của Thượng thư sảnh do Đại hành khiển đứng đầu, từ năm 1342, thuộc quyền quản lãnh của Khu mật viện do Hành khiển khu mật viện đứng đầu.

Quân Cấm vệ cũng được thích trên trán ba chữ như dưới triều Lý “Thiên tử quân”, nhưng từ 1323 trở đi thì chỉ có quân sỹ thuộc các đô Cấm vệ độc lập mới được thích trên trán quân hiệu của mình.

Quân Các lộ (quân địa phương) là tổ chức vũ trang mới được hình thành dưới triều Trần, nhiệm vụ chính là bảo vệ địa phương, công cụ quyền lực của bộ máy chính quyền nhà nước ở các lộ. Tổ chức hành chính quốc gia dưới triều Trần gồm 12 lộ có 1 quân và 20 đô phong đoàn để giữ gìn an ninh và trật tự an toàn cho địa phương.

Những vị trí quan trọng, triều đình cho phép biên chế lực lượng vũ trang địa phương được nhiều hơn nơi khác theo quy định chung (ví như lộ Sơn Nam có tới 4 quân, lộ Hải Đông có 2 quân). Đứng đầu tổ chức quân sự của mỗi lộ là một viên Tổng quản.

Quân Vương hầu dưới thời  nhà Trần phát triển mạnh, triều đình cho phép mỗi vương hầu được tổ chức một đội quân riêng lên tới 1000 người (theo quy chế do triều đình ban hành năm 1254, gấp đôi quân số nhà Lý).

Lực lượng bán chuyên nghiệp gọi là Sương quân (còn gọi là quân Tứ sương) được tổ chức ở kinh đô và các địa phương trong cả nước, hệ thống biên chế tổ chức trong các đơn vị Sương quân gồm có các đô, mỗi đô biên chế 10 ngũ, mỗi ngũ có số lính từ 5-8 người. Quân lính biên chế trong lực lượng này sau mỗi thời hạn làm nhiệm vụ canh gác vòng ngoài thành hoặc phục dịch được luân phiên trả về các gia đình để làm ruộng tự túc, khi cần lại gọi vào quân ngũ, như chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý (kết hợp nghĩa vụ binh dịch với sản xuất tự túc của các đinh tráng, khi cần nhà nước phong kiến lại huy động bổ sung vào các sắc lính).

Nhà Trần lần đầu tiên trong lịch sử đã thực hiện chế độ đăng ký đinh tráng (như một kiểu đăng ký nghĩa vụ quân sự ngày nay) cho tất cả các đinh tráng, để khi có chiến sự sẵn sàng huy động được nhanh nhất lực lượng bổ sung cho quân đội.

Đăng ký đinh tráng theo ba hạng: thượng, trung, hạ (tương đương như nhất, nhì, ba) và tùy theo tính chất của mỗi đơn vị và loại quân mà gọi bổ sung. Ví dụ như hạng thượng (nhất) gồm những đinh tráng là người thuộc dòng dõi họ Trần ở quê hương, được gọi bổ sung cho các đơn vị Cấm quân mang phiên hiệu Thiên, Thánh, Thần; đinh tráng đăng ký ở hạng trung (nhì) bổ sung cho các đơn vị thuộc đội quân các lộ, còn đinh tráng đăng ký ở hạng hạ (ba) gọi sung vào quân các đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm hay phục vụ như chèo thuyền, khuân vác…

Nguyên tắc (đường lối chỉ đạo) xây dựng lực lượng vũ trang dưới thời nhà Trần  là “quân quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (số lượng ít nhưng phải tinh nhuệ). Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà Trần đã cho mở các trung tâm huấn luyện quân sự ở nhiều nơi để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, rèn luyện võ nghệ, thường xuyên duyệt đội ngũ, điển hình là trung tâm Giảng Võ đường ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội).

Trước khi đưa quân đội vào chiến đấu, nhà Trần thường triệu tập quân về một nơi để “tổng diễn tập” nhằm thống nhất quân lệnh, cách đánh, hiệp đồng chiến đấu.

Quân đội Trần là quân đội đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam có được một hệ thống lý luận quân sự thống nhất trong toàn quân với các bộ binh thư có giá trị như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư do Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài soạn thảo để toàn quân học tập.

Quân Trần đã có sự phát triển lực lượng thủy binh khá mạnh, với đội thuyền chiến lên tới hàng ngàn, mỗi thuyền chiến biên chế từ 50 - 60 người gồm có lính chèo thuyền và lính trực tiếp chiến đấu.

Quy mô lực lượng thuyền chiến của Quân đội Trần khá lớn, được phân thành các loại, như Đại chiến thuyền (thuyền lầu, thuyền chở quân đổ bộ…); Trung thuyền (các thuyền đối thủy, để chống chọi với thủy quân địch); và Khinh thuyền (các loại thuyền nhỏ làm nhiệm vụ liên lạc).

Trang bị của Quân đội nhà Trần chủ yếu vẫn là “vũ khí lạnh” như cung nỏ, gươm, giáo, lao, mộc đồng thời đã có bước phát triển mới, các đơn vị thủy binh được trang bị hỏa khí hình ống, tương tự như hỏa đồng, hỏa tiễn của thời kỳ sau.

Quân đội nhà Trần đã có sự chuyển hóa thành hai lực lượng (binh chủng) chủ yếu là bộ binh (chiến đấu trên bộ) và thủy binh (chiến đấu trên sông, biển). Nhưng sự chuyển hóa này chưa cao, nhìn chung vẫn là một quân đội tác chiến hỗn hợp thủy - bộ, quân đội cơ động chủ yếu vẫn bằng thuyền.

Quân đội Trần có số quân cao nhất vào thời kỳ có chiến tranh chống quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai (1284) khoảng 300.000 người.

Lực lượng vũ trang thời Trần đã tứng ba lần đánh tan các đạo quân Nguyên Mông xâm lược nước ta vào những năm 1258, 1285, và 1287 - 1288, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân

Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…

Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.

Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)

Đoạn đối thoại trên của ai với ai?

A. Vua Trần và các quan lại.

B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

C. Trần Hưng Đạo và cha.

D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.

Câu hỏi:

  • Quân đội thời lý -- Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì

Quân đội dưới thời Lý Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?

A.
Cấm quân    

B.
Ngoại binh     

C.
Lộ binh      

D.
Kỵ binh

Đáp án đúng: A

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Câu hỏi Trắc nghiệm

Tag: Quân đội dưới thời Lý Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?