Quản trị theo học thuyết Z là gì

Trở lại những năm 70 và 80 của thế kỷ 20, các tổ chức của Nhật Bản đã được cho là hiệu quả nhất, và giáo sư về quản lý, ông William Ouchi cho rằng các tổ chức phương Tây có thể học hỏi từ đối tác Nhật Bản. Ông đã giới thiệu học thuyết Z – một mô hình kết hợp những điểm tốt trong thực hành quản lý ở phương Đông và phương Tây. Từ mô hình này, các doanh nghiệp Nhật đã đạt được năng suất lao động cao ở người lao động và sự trung thành cao của họ đối với công ty. Các nhà quản trị Nhật cho rằng trong thực tế không có con người lao động nào hoàn toàn có bản chất như thuyết X và thuyết Y nêu lên. Điều mà Mc. Gregor coi là bản chất chỉ có thể là thái độ lao động của con người và thái độ lao động đó tuỳ thuộc vào thái độ và cách thức họ được đối xử trong thực tế.

Qua kinh nghiệm thành công của các công ty Nhật Bản, mọi người lao động đều có thể làm việc một cách hăng hái, nhiệt tình nếu họ được tham gia vào các quyết định quản trị và được công ty quan tâm đến các nhu cầu của họ. Đó chính là tinh thần của thuyết Z.

Quản trị theo học thuyết Z là gì

1 Giới thiệu thuyết Z

Ouchi đã viết về học thuyết Z trong cuốn sách năm 1981 của mình, sau khi tiến hành các nghiên cứu và thiết kế giúp các công ty Mỹ cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong học thuyết này, ông đã kết hợp những triết lý quản lý của Nhật Bản, và triết lý quản lý truyền thống của Mỹ.

Theo Ouchi, những lợi ích của việc sử dụng học thuyết Z bao gồm: giảm tỷ lệ nhân viên bỏ việc, tăng cam kết gắn bó của họ, nâng cao tinh thần và sự hài lòng đối với công việc, tăng năng suất.

Ông lập luận rằng một tổ chức cần thực hiện các bước sau:

Xây dựng văn hóa: Các triết lý công ty và văn hóa cần được hiểu và thực hiện bởi tất cả các nhân viên, và nhân viên cần tin tưởng vào công việc họ đang làm.
Đảm bảo cung cấp việc làm ổn định và lâu dài: Các tổ chức và quản lý cần có biện pháp và chương trình tại chỗ để phát triển nhân viên. Hợp đồng việc làm thường dài hạn, và có tính chất ổn định và đo lường được. Điều này dẫn đến sự trung thành của nhân viên.
Sự đồng thuận trong các quyết định: Các nhân viên được khuyến khích tham gia vào các quyết định của tổ chức.
Nhân viên hiểu về mục tiêu chung: Bởi vì nhân viên có trách nhiệm lớn hơn trong việc đưa ra quyết định, và hiểu tất cả các khía cạnh của tổ chức, họ sẽ có “cái nhìn lớn”. Tuy nhiên, chú ý rằng các nhân viên vẫn còn có mong muôn về nghề nghiệp chuyên môn cá nhân.
Đảm bảo sự thoải mái và phúc lợi cho người lao động: Các tổ chức hiện sự quan tâm chân thành đối với sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên và gia đình của họ. Thiết kế những biện pháp và chương trình tại chỗ để giúp nuôi dưỡng hạnh phúc.
Kiểm soát chính thức với những biện pháp chính thức: Nhân viên được trao quyền để thực hiện các nhiệm vụ theo cách mà họ thấy phù hợp, và quản lý là khá rảnh tay. Tuy nhiên, tổ chức cần chính thức hóa các biện pháp thực hiện trong công tác đánh giá chất lượng công việc và hiệu suất.
Trách nhiệm cá nhân: Tổ chức công nhận sự đóng góp của các cá nhân, nhưng phải xem xét kết quả này trong bối cảnh hoạt động của một nhóm xác định.

2 So sánh với các mô hình khác

So sánh thuyết Z với thuyết X và thuyết Y:

Khi so sánh các học thuyết quản trị, ta thấy chúng giống nhau ở chỗ: các học thuyết này đều xoay quanh việc điều chỉnh hành vi con người, lấy con người là trọng tâm của mọi học thuyết. Mỗi học thuyết đều cố gắng phân tích để “nhìn rõ” bản chất con người và đưa ra những phương pháp điều chỉnh phù hợp. Các học thuyết còn giống nhau ở điểm là cố gắng tạo ra sự công bằng trong đánh giá, xử phạt, bằng các hệ thống chính sách khen, thưởng, kỷ luật của mình.

Học thuyết X nói rằng tất cả các nhân viên vốn không thích làm việc. Họ phải được “dụ dỗ” để làm việc, và cần giám sát ở mọi cấp độ. Như bạn có thể tưởng tượng, tổ chức thuyết X là nặng nề trong quản lý và nhà quản lý rất “nặng đầu”.

Thuyết Y cung cấp một cái nhìn nhân đạo hơn trong quản lý. Nó nói rằng các nhân viên xem công việc như là một phần của cuộc sống. Họ sử dụng sự sáng tạo của họ để giải quyết vấn đề, tìm ra trách nhiệm và nhiệm vụ mới.

Học thuyết Z đôi khi được coi là một sự “pha trộn” của hai mô hình này, và nghiêng nhiều hơn về phía học thuyết Y, vì nó tập trung vào dài hạn và đề xuất bảo đảm ổn định trong công việc, điều khiển không chính thức, và một mối quan tâm sâu sắc đối với hạnh phúc và phúc lợi của người lao động.

3 Áp dụng thuyết Z

Áp dụng tất cả các nguyên tắc của thuyết Z có thể là không thực tế, tuy nhiên, có một số lợi ích từ học thuyết này:

Quản trị theo học thuyết Z là gì

3.1 Văn hóa doanh nghiệp

Tổ chức theo thuyết Z có một văn hóa doanh nghiệp mạnh, giúp tạo ra lòng trung thành và một ý thức về bản sắc trong các thành viên trong nhóm, điều này đặt ra câu hỏi về văn hóa doanh nghiệp tại tổ chức của bạn. Hãy chắc chắn rằng nhóm của bạn biết và hiểu về văn hóa tổ chức và dành nhiều thời gian thảo luận về nền văn hóa này với nhóm của bạn.

3.2 Phát triển nhân viên và việc làm trong dài hạn

Cần xây dựng các chương trình phát triển tại chỗ để giúp nhân viên học hỏi và phát triển chuyên nghiệp; Khám phá tình hình phát triển hiện tại của nhóm; Giúp mọi người của bạn phát triển bằng cách đặt họ trong các chương trình huấn luyện hoặc tư vấn; Lập kế hoạch để xác định, phát triển, và giữ người tài năng nhất.

3.3 Duy trì trạng thái tinh thần tích cực và quan tâm đến phúc lợi của người lao động

Nhân viên của bạn cảm thấy tích cực? Họ đang được đảm nhận những trọng trách phù hợp nhất để tài năng đặc biệt của họ phát triển? Là một nhà lãnh đạo, hãy chắc chắn rằng các thành viên trong nhóm đang hạnh phúc và hào hứng làm việc.

• Tìm hiểu những gì thúc đẩy và khiến các thành viên trong nhóm tích cực hoạt động, để phân công công việc có hiệu quả. • Chế độ khen ngợi và thưởng phù hợp và công bằng. Chế độ lương kích thích. • Áp dụng kỹ thuật quản lý căng thẳng giúp nhân viên giảm bớt áp lực trong công việc, không bị kiệt sức khi làm việc. • Có thể xem xét lịch làm việc linh hoạt, hoặc thời gian nghỉ thêm như một phần thưởng cho hiệu suất tốt.

• Nó cũng quan trọng để tạo một môi trường làm việc vui vẻ và không gian làm việc tươi mới

Bộ đề thi trắc nghiệm Quản trị học (có đáp án). Nội dung bao gồm 319 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng sai được phân thành 9 phần.

Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 2 gồm 31 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.

QTH_1_C2_1: Quản trị theo học thuyết Z là ○ Quản trị theo cách của Mỹ ○ Quản trị theo cách của Nhật Bản ● Quản trị kết hợp theo cách của Mỹ và của Nhận Bản

○ Các cách hiểu trên đều sai

QTH_1_C2_2: Học thuyết Z chú trọng tới ● Mối quan hệ con người trong tổ chức ○ Vấn đề lương bổng cho người lao động ○ Sử dụng người dài hạn

○ Đào tạo đa năng

QTH_1_C2_3: Tác giả của học thuyết Z là ○ Người Mỹ ○ Người Nhật ● Người Mỹ gốc Nhật

○ Một người khác

QTH_1_C2_4: Tác giả của học thuyết X là ● William Ouchi ○ Frederick Herzberg ○ Douglas McGregor

○ Henry Fayol

QTH_1_C2_5: Điền vào chỗ trống “trường phái quản trị khoa học quan tâm đến ________ lao động thông qua việc hợp lý hóa các bước công việc ○ Điều kiện ● Năng suất ○ Môi trường

○ Trình độ

QTH_1_C2_6: Điểm quan tâm chung của các trường phái quản trị là ○ Năng suất lao động ○ Con người ● Hiệu quả

○ Lợi nhuận

QTH_1_C2_7: Điểm quan tâm chung giữa các trường phái quản trị khoa học, quản trị Hành chính, quản trị định lượng là ○ Con người ● Năng suất lao động ○ Cách thức quản trị

○ Lợi nhuận

QTH_1_C2_8: Điền vào chỗ trống “trường phái tâm lý – xã hội trong quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, quan hệ ________ của con người trong xã hội” ● Xã hội ○ Bình đẳng ○ Đẳng cấp

○ Lợi ích

QTH_1_C2_9: Các lý thuyết quản trị cổ điển có hạn chế là ○ Quan niệm xí nghiệp là 1 hệ thống khép kín ○ Chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố con người ● Cả a & b

○ Cách nhìn phiến diện

QTH_1_C2_10: Lý thuyết “Quản trị khoa học” được xếp vào trường phái quản trị nào ○ Trường phái tâm lý – xã hội ○ Trường phái quản trị định lượng ● Trường phái quản trị cổ điển

○ Trường phái quản trị hiện đại

QTH_1_C2_11: Người đưa ra 14 nguyên tắc “Quản trị tổng quát” là ○ Frederick W. Taylor (1856 – 1915) ● Henry Faytol (1814 – 1925) ○ Max Weber (1864 – 1920)

○ Douglas M Gregor (1900 – 1964)

QTH_1_C2_12: Tư tưởng của trường phái quản trị tổng quát (hành chính) thể hiện qua ● 14 nguyên tắc của H.Faytol ○ 4 nguyên tắc của W.Taylor ○ 6 phạm trù của công việc quản trị

○ Mô hình tổ chức quan liêu bàn giấy

QTH_1_C2_13: “Trường phái quản trị quá trình” được Harold koontz đề ra trên cơ sở tư tưởng của ● H. Fayol ○ M.Weber ○ R.Owen

○ W.Taylor

QTH_1_C2_14: Điền vào chỗ trống “theo trường phái định lượng tất cả các vấn đề quản trị đều có thể giải quyết được bằng ________” ○ Mô tả ● Mô hình toán ○ Mô phỏng

○ Kỹ thuật khác nhau

QTH_1_C2_15: Tác giải của “Trường phái quản trị quá trình” là ● Harold Koontz ○ Henry Fayol ○ R.Owen

○ Max Weber


QTH_1_C2_16: Trường phải Hội nhập trong quản trị được xây dựng từ ● Sự tích hợp các lý thuyết quản trị trên cơ sở chọn lọc ○ Trường phái quản trị hệ thống và trường phái ngẫu nhiên ○ Một số trường phái khác nhau

○ Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

QTH_1_C2_17: Mô hình 7’S theo quan điểm của Mckinsey thuộc trường phái quản trị nào ○ Trường phái quản trị hành chính ○ Trường phái quản trị hội nhập ● Trường phái quản trị hiện đại

○ Trường phái quản trị khoa học

QTH_1_C2_18: Các tác giả nổi tiếng của trường phái tâm lý – xã hội là ● Mayo; Maslow; Gregor; Vroom ○ Simon; Mayo; Maslow; Mayo; Maslow ○ Maslow; Gregor; Vroom; Gannit

○ Taylor; Maslow; Gregor; Fayol

QTH_1_C2_19: Nhà nghiên cứu về quản trị đã đưa ra lý thuyết “tổ chức quan liêu bàn giấy” là ● M.Weber ○ H.Fayol ○ W.Taylor

○ E.Mayo

QTH_1_C2_20: Điền vào chỗ trống “Theo trường phái định lượng tất cả các vấn đề quản trị đều có thể _________ được bằng các mô hình toán” ○ Mô tả ● Giải quyết ○ Mô phỏng

○ Trả lời

QTH_1_C2_21: Người đưa ra nguyên tắc “tổ chức công việc khoa học” là ● W.Taylor ○ H.Fayol ○ C. Barnard

○ Một người khác

QTH_1_C2_22: Người đưa ra nguyên tắc “tập trung & phân tán” là ○ C. Barnard ● H.Fayol ○ W.Taylor

○ Một người khác

QTH_1_C2_23: “Năng suất lao động là chìa khóa để đạt hiệu quả quản trị” là quan điểm của trường phái ○ Tâm lý – xã hội trong quản trị (*) ○ Quản trị khoa học (**) ● Cả (*) & (**)

○ Quản trị định lượng

QTH_1_C2_24: “Ra quyết định đúng là chìa khóa để đạt hiểu quả quản trị” là quan điểm của trường phái ● Định lượng ○ Khoa học ○ Tổng quát

○ Tâm lý – xã hội

QTH_1_C2_25: Các lý thuyết quản trị cổ điển ○ Không còn đúng trong quản trị hiện đại ○ Còn đúng trong quản trị hiện đại ○ Còn có giá trị trong quản trị hiện đại

● Cần phân tích để vận dụng linh hoạt

QTH_1_C2_26: Người đưa ra nguyên tắc thống nhất chỉ huy là ○ M.Weber ● H.Fayol ○ C.Barnard

○ Một người khác

QTH_1_C2_27: Nguyên tắc thẩm quyền (quyền hạn) và trách nhiệm được đề ra bởi ○ Herbert Simont ○ M.Weber ○ Winslow Taylor

● Henry Fayol

QTH_1_C2_28: Trường phái “quá trình quản trị” được đề ra bởi ● Harold Koontz ○ Herry Fayol ○ Winslow Taylor

○ Tất cả đều sai

QTH_1_C2_29: Người đưa ra khái niệm về “quyền hành thực tế” là ○ Faylo ● Weber ○ Simon

○ Một người khác

QTH_1_C2_30: Các yếu tố trong mô hình 7’S của McKíney là ○ Chiến lược; cơ cấu; hệ thống; tài chính; kỹ năng; nhân viên; mục tiêu phối hợp ○ Chiến lược; hệ thống; mục tiêu phối hợp; phong cách; công nghệ; tài chính; nhân viên ● Chiến lược; kỹ năng; mục tiêu phối hợp; cơ cấu; hệ thống; nhân viên; phong cách

○ Chiến lược; cơ cấu; hệ thống; đào tạo; mục tiêu; kỹ năng; nhân viên

QTH_1_C2_31: Đại diện tiêu biểu của “Trường phái quản trị quá trình” là ● Harold Koontz ○ Henry Fayol ○ Robert Owen

○ Max Weber