Quy định về đèn chiếu sáng xe máy

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ chính thức bỏ quy định phải bật đèn xe máy cả ngày

[NLĐO]- Dự thảo lần 2 Luật Giao thông đường bộ [sửa đổi] đã tiếp thu ý kiến và chính thức bỏ quy định phải bật đèn xe máy hoặc đèn nhận diện cả ngày khi tham gia giao thông.

  • Không quy định bắt buộc bật đèn xe máy ban ngày

  • Xe máy bật đèn ban ngày để làm gì?!

  • Tiếp thu, điều chỉnh đề xuất xe máy phải bật đèn cả ban ngày

  • Bộ GTVT đề xuất xe máy phải bật đèn suốt cả ngày

Bộ Giao thông vận tải [GTVT] đang lấy ý kiến Dự thảo [lần 2] Luật Giao thông đường bộ [sửa đổi]. Điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là ban soạn thảo đã bỏ quy định phải bật đèn xe máy cả ban ngày khi tham gia giao thông.

Dự thảo lần 2 Luật Giao thông đường bộ [sửa đổi] chính thức bỏ quy định phải bật đèn xe máy cả ngày

Cụ thể, theo Điều 27 Dự thảo [lần 2] Luật Giao thông đường bộ [sửa đổi] Quy tắc sử dụng đèn của phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông, quy định:

Phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm [từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau] hoặc khi trời tối hoặc khi có sương mù, thời tiết xấu bị hạn chế tầm nhìn phải bật sáng những đèn sau: Đèn chiếu xa hoặc đèn chiếu gần; đèn sương mù trong điều kiện sương mù [đối với xe có trang bị đèn sương mù theo thiết kế của nhà sản xuất]; đèn chiếu hậu; đèn định vị được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất.

Phương tiện phải tắt đèn chiếu xa và bật đèn chiếu gần trong các trường hợp: Khi lưu thông trên các đoạn đường qua khu dân cư có bố trí hệ thống chiếu sáng và đang hoạt động; khi xe xin vượt chuẩn bị vượt xe phía trước; để không chói mắt người điều khiển phương tiện theo chiều ngược lại.

Như vậy, so với dự thảo lần 1, dự thảo lần 2 đã bỏ quy định tại khoản 3, Điều 27: "Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện, khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau".

Đại diện Bộ GTVT cho biết quy định xe máy bật đèn nhận diện [đèn position light hay gọi là đèn đờmi] cả ngày được áp dụng theo khoản 6 Điều 32 Công ước Vienna về giao thông đường bộ. Trong đó, Việt Nam cam kết thực hiện các quy định chung của Công ước. Vì vậy, quan điểm xây dựng dự Luật giao thông đường bộ phải nội luật hóa các luật chung này.

Quy định này cũng nhằm nâng cao an toàn khi các phương tiện bật đèn sẽ dễ dàng nhận diện cho người điều khiển giao thông khác. Việc bật đèn nhận diện khi tham gia giao thông cũng không ảnh hưởng lớn tới xã hội do các phương tiện đều được trang bị đèn. "Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của người dân, dự thảo đã được chỉnh lý như trên" - đại diện Bộ GTVT cho hay.

Văn Duẩn

Hệ thống đèn xe là bộ phận quan trọng giúp người lái xe có thể dễ dàng quan sát khi đi trời tối, nhưng lại không được để ý nhiều nên hầu như ai cũng đều mắc phải ít nhất một trong 5 lỗi vi phạm đèn xe dưới đây.

Đây là lỗi rất phổ biến, người điều khiển phương tiện thường quên bật đèn chiếu sáng khi trời tối. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP các phương tiện phải bật đèn chiếu sáng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau; khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Trường hợp vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Phương tiện vi phạm

Mức phạt lỗi không bật đèn từ 19 giờ hôm trước đến 05 giờ hôm sau

Căn cứ

Ô tô

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm g khoản 3 Điều 5

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Điểm l khoản 1 Điều 6

Xe máy chuyên dùng, máy kéo

400.000 - 600.000 đồng

Điểm e khoản 3 Điều 7


2. Lỗi bật đèn pha trong thành phố

Đèn chiếu trước của xe bao gồm 2 chế độ: Đèn pha [chiếu sáng xa] và đèn cốt [chiếu sáng gần] đều dùng để chiếu sáng nhưng cách dùng của 2 chế độ này lại khác nhau. Nếu sử dụng hệ thống đèn không đúng, người điều khiển phương tiện rất dễ dính phạt.

Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm:

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

Như vậy, khi lưu thông trong thành phố, người điều khiển phương tiện bị nghiêm cấm sử dụng đèn chiếu xa. Hành vi bật đèn pha trong thành phố bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Phương tiện vi phạm

Mức phạt lỗi bật đèn pha trong thành phố

Căn cứ

Ô tô

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm b khoản 3 Điều 5

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Điểm n khoản 1 Điều 6

Xe máy chuyên dùng, máy kéo

400.000 - 600.000 đồng

Điểm d khoản 3 Điều 7



3. Lỗi quên không bật xi nhan

Theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008, người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan trong trường hợp chuyển làn đường hoặc khi chuyển hướng xe.

Ngoài ra, trong thực tế, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã ba chữ Y,… để đảm bảo an toàn giao thông.

Nếu không tuân thủ quy định nói trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt như sau:

Hành vi

Phương tiện

Ô tô

Xe máy

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước

400.000 - 600.000 đồng

[Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

100.000 - 200.000 đồng

[Điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

800.000 - 01 triệu đồng

[Điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

400.000 - 600.000 đồng

[Điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

Xem chi tiết: Lỗi quên bật xi nhan bị phạt bao nhiêu?


4. Lỗi không có đèn chiếu hậu

Đèn chiếu hậu hay còn gọi là đèn báo hãm, một trong những điều kiện bắt buộc đảm bảo tham gia giao thông của xe cơ giới là có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

Theo Điều 16 và Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp chạy xe không có đèn báo hãm [kể cả trường hợp bị đèn bị cháy mà vẫn tham gia giao thông], người lái xe sẽ bị xử phạt như sau:

Phương tiện vi phạm

Mức phạt lỗi không bật đèn báo hãm

Căn cứ

Ô tô

300.000 - 400.000 đồng

Điểm a khoản 2 Điều 16

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Điểm a khoản 1 Điều 17


5. Lỗi không sử dụng đèn khi sương mù, thời tiết xấu

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc phải bật đèn chiếu sáng khi trời tối, các phương tiện cũng buộc phải bật đèn khi di chuyển trong hầm đường bộ, khi có sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Đây không chỉ là cách để tạp ra ánh sáng giúp tài xế cải thiện tầm nhìn mà việc bật đèn xe còn giúp những người tham gia giao thông đi ngược chiếu có thể nhận biệt sự tồn tại của xe khác khi lưu thông trên đường, tránh xảy ra va chạm, tai nạn giao thông không đáng có.

Nếu vi phạm, tài xế điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Phương tiện vi phạm

Mức phạt lỗi không sử dụng đèn khi sương mù, thời tiết xấu

Căn cứ

Ô tô

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm g khoản 3 Điều 5

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Điểm l khoản 1 Điều 6

Xe máy chuyên dùng, máy kéo

400.000 - 600.000 đồng

Điểm e khoản 3 Điều 7

Trên đây là thông tin về 5 lỗi vi phạm đèn xe phổ biến mà hầu như ai cũng từng mắc phải. Nếu bị xử phạt không đúng quy định nêu trên, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ về việc thủ tục khiếu nại Cảnh sát giao thông.

Video liên quan

Chủ Đề