Quý iii/2023 vành đai 3

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương tập trung cao độ cho đường vành đai 3 TP HCM, triển khai đồng thời các bước chuẩn bị để trong vòng một năm, đến tháng 6/2023 có thể khởi công dự án.

Xem ngay: Vành đai 3 TP HCM

Ngày 20/6, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có buổi kiểm tra hiện trường tại dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tuyến đường được khởi công tháng 10/2014, trong quá trình thực hiện, dự án gặp vướng mắc về vốn đầu tư dẫn đến dừng thi công từ giữa năm 2019.

Công trình có chiều dài 57,8 km, đi qua tỉnh Long An [2,7 km], TP HCM [26,4 km] và tỉnh Đồng Nai [28,7 km]. Tổng mức đầu tư là 31.320 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ADB, JICA.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành có một đoạn dài khoảng 38 km [từ nút giao cao tốc TP HCM - Trung Lương đến đoạn nút giao vành đai 3 TP HCM tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai] sẽ kết hợp cùng đường vành đai 3 TP HCM tạo thành vành đai hoàn chỉnh.

Toàn tuyến có 11 gói thầu xây lắp chính, sản lượng thi công đạt khoảng 78,96% [10.858 tỷ đồng/13.751 tỷ đồng tổng giá trị các hợp đồng].

Ngoài ra, hiện còn vướng mặt bằng liên quan 18 hộ chưa được giải phóng mặt bằng, gồm 17 hộ tại đoạn phía tây thuộc huyện Bình Chánh, TP HCM và một hộ tại đoạn tuyến phía đông thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Hai địa phương khẳng định sẽ hoàn thành xong trong tháng 7/2022.

Báo cáo tại cuộc họp, các địa phương cho biết đã thúc đẩy triển khai các bước cho dự án đường vành đai 3 TP HCM vừa được Quốc hội thông qua.

Dự kiến tháng 6/2023 khởi công đường vành đai 3 TP HCM. [Đồ họa: Đức Bùi].

  • Vành đai 3 đoạn qua TP HCM: Đi qua loạt dự án BĐS, KCN, CCN tại Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh [phần 2] 18/06/2022 - 11:30

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương tập trung cao độ cho đường vành đai 3 TP HCM, triển khai đồng thời các bước chuẩn bị để trong vòng một năm, đến tháng 6/2023 có thể khởi công dự án.

Đối với dự án Bến Lức - Long Thành, Phó Thủ tướng cho rằng, hiện nay đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng, cơ bản hình thành tuyến đường. Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương đẩy nhanh tiến độ, trước mắt là giải phóng để bàn giao dứt điểm mặt bằng, TP HCM và Đồng Nai cần tập trung xử lý dứt điểm, hoàn thành trong tháng 7/2022.

Ngày 16/6, Quốc hội thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 3 TP HCM.

Tuyến đường dài hơn 76 km đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Tổng vốn đầu tư dự án là 75.378 tỷ đồng, được chia thành 8 dự án thành phần, theo hình thức đầu tư công. HĐND 4 tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua đã thông qua nghị quyết bố trí vốn đầu tư cho dự án này.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án là hơn 640 ha. Thời gian chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm nay, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng. 

Công trình không chỉ giúp cho TP HCM và các tỉnh trong khu vực dự án tháo điểm nghẽn giao thông, mà còn tạo ra động lực mới cho phát triển cả vùng Đông Nam Bộ. Đây sẽ là trục giao thông chiến lược, là vành đai phát triển đô thị, công nghiệp và kết nối vùng.

Ngày 16-10 tại huyện Hóc Môn, UBND TP HCM đã tổ chức lễ ký kết giao ước thi đua thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP HCM giữa Sở Tài nguyên và Môi trường [TN-MT] cùng TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

Sắp hoàn tất 1.901 cọc mốc

Tham dự lễ ký kết có Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Trần Kim Yến, đại diện Sở TN-MT cùng 4 địa phương nêu trên. Tại đây, các địa phương giao ước đến tháng 6-2023 sẽ bàn giao 70% mặt bằng sạch, đủ điều kiện để khởi công dự án và phấn đấu trong quý III/2023 bàn giao 100%.

Thông tin về tiến độ dự án, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM [gọi tắt là Ban QLDA], cho biết sau khi thành phố duyệt ranh, Ban QLDA đã phối hợp với Sở TN-MT, Sở Giao thông Vận tải [GTVT] cùng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng [GPMB] và 13 xã, phường thuộc TP Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh khẩn trương triển khai cắm mốc, bàn giao ranh GPMB cho các địa phương.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cùng 4 địa phương ký kết giao ước thi đua chiều 16-10

Đến nay, 1.802/1.901 cọc mốc GPMB đã được cắm tại 4 địa phương có 47 km đường Vành đai 3 đi qua [đạt 95% tổng khối lượng công việc]. Hiện chỉ còn 4/13 xã, phường do địa hình phức tạp nên dự kiến đến ngày 20-10 hoàn tất 100% cọc mốc. Riêng 2 km thuộc khu vực nút giao Vành đai 3 với cao tốc TP HCM - Mộc Bài sẽ phê duyệt ranh trước ngày 24-10 và hoàn thành cắm mốc, giao ranh trước ngày 30-10.

"Việc hoàn thành công tác phê duyệt ranh dự án và cắm mốc bàn giao ranh mốc ngoài thực địa cho tất cả 13 phường, xã thuộc 4 địa phương là dấu ấn quan trọng trong tổng tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 3. Từ dấu ấn này, tiến độ triển khai dự án thành phần 1, đặc biệt là dự án thành phần 2 sẽ có thêm điều kiện đẩy nhanh hơn, bảo đảm mục tiêu ngày 30-11-2022 phê duyệt 2 dự án thành phần để khởi công dự án vào ngày 30-6-2023" - ông Lương Minh Phúc cho hay.

Áp giá tốt nhất cho người dân

Ông Võ Trung Trực, Phó Giám đốc Sở TN-MT TP HCM, cho biết thời gian qua, sở này cùng các sở, ngành và 4 địa phương tập trung mọi nguồn lực cho khâu bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận để cơ quan chức năng đo đạc, kiểm đếm trước thời gian ban hành thông báo thu hồi đất đã đạt được kết quả khả quan.

Thời gian tới, Phó Giám đốc Sở TN-MT TP HCM cho biết sẽ cùng lãnh đạo các địa phương hỗ trợ tối đa cho người dân trong việc đăng ký kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng đối với phần đất còn lại sau khi thu hồi. Đồng thời, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký biến động giảm diện tích để người dân được sớm nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có thể thực hiện được ngay các quyền của người sử dụng đất theo quy định. Cùng với đó, hỗ trợ để người dân không phải nộp phí và lệ phí khi thực hiện các thủ tục liên quan.

Tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nhận định dự án đường Vành đai 3 khi hình thành sẽ tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn cho các địa phương. Với sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành và địa phương, đến nay, việc triển khai những bước đầu của dự án cơ bản bảo đảm tiến độ.

Theo ông Phan Văn Mãi, TP HCM vẫn xác định việc thu hồi đất, bồi thường GPMB của dự án sẽ gặp khó khăn, đòi hỏi các địa phương quyết tâm hơn. Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu các sở, ngành và 4 địa phương lấy việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án đường Vành đai 3 làm kiểu mẫu cho các dự án tiếp theo.

Để làm kiểu mẫu, các sở, ngành, địa phương phải thực hiện những nhiệm vụ như: rà soát kỹ từng trường hợp ảnh hưởng bởi dự án; điều tra xã hội học nhằm nắm bắt tâm tư, tình cảm của người dân; áp giá tốt nhất cho bà con; kiên trì mục tiêu làm sao sau khi giao đất cho dự án, người dân có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn trước. Theo Chủ tịch UBND TP HCM, trong quá trình triển khai, cần hạn chế thấp nhất khiếu nại của người dân…

"Ngoài ra, dự án Vành đai 3 cũng là kiểu mẫu về tiến độ khi các công tác chuẩn bị kỹ lưỡng… Hôm nay, các địa phương ký kết thi đua với nhau phải phấn đấu bàn giao mặt bằng nhanh hơn mốc thời gian đặt ra, rút ngắn trong quý III/2023 bàn giao 100% mặt bằng thay vì đến cuối năm 2023" - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi yêu cầu. 

Khen thưởng đặc biệ tnếu vượt tiến độ

Chủ tịch UBND TP HCM hoan nghênh Sở TN-MT, Sở GTVT, Ban QLDA và 4 địa phương đã nỗ lực cắm cọc mốc, hoàn tất 100% trong tháng 10-2022.

Ban Quản lý dự án cùng các địa phương cắm cọc mốc cho dự án đường Vành đai 3 - TP HCM

Để triển khai các công việc tiếp theo của dự án, ông Phan Văn Mãi yêu cầu các sở, ngành và 4 địa phương đẩy mạnh phối hợp. Sở GTVT được giao nhanh chóng triển khai phần mềm dự án nhằm giảm thời gian hội họp, báo cáo. Cùng với đó, Ban Thi đua - Khen thưởng có chế độ khen thưởng đặc biệt cho địa phương nào vượt tiến độ trong công tác bồi thường GPMB.

Chủ Đề