Rớt bao nhiêu tín chỉ thì bị hạ bằng

Theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định chỉ thực hiện giảm đi một mức bằng tốt nghiệp nếu sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi khi phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định toàn chương trình.

Sau 4 năm nỗ lực học tập, chắc chắn sinh viên sẽ mong muốn mình nhận lại được kết quả xứng đáng. Trên thực tế, có một số sinh viên cứ ngỡ rằng mình đủ điều kiện tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, nhưng cuối cùng lại bị hạ bằng đại học một cách đáng tiếc, chỉ vì chưa nắm rõ các quy định này:

>> Sinh viên rớt môn có bị hạ bằng tốt nghiệp không?

1. Hạ bằng áp dụng với xếp loại tốt nghiệp nào?

Hạ bằng đại học sẽ chỉ áp dụng trong trường hợp sinh viên đạt xếp loại tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc, nhưng vi phạm một số quy định được ban hành [cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu ở các phần tiếp theo]. Còn nếu sinh viên chỉ đạt xếp loại tốt nghiệp ở mức khá hoặc trung bình, thì sẽ không có trường hợp nào bị hạ bằng tốt nghiệp. Vậy nếu đặt mục tiêu rằng mình sẽ tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc loại xuất sắc, thì sinh viên phải đặc biệt lưu ý nắm rõ các quy định liên quan tới việc hạ bằng, để đảm bảo rằng mình không vi phạm chúng và sẽ không bị hạ bằng tốt nghiệp một cách oan uổng trong tương lai.

2. Hạ bằng đại học khi học lại bao nhiêu môn?

Trường hợp đầu tiên và cũng là trường hợp sinh viên bị hạ bằng đại học phổ biến nhất chính là học lại quá nhiều môn, lạm dụng việc học cải thiện để nâng cao điểm trung bình. Nếu như điểm thấp rồi chỉ cần cố gắng học cải thiện để nâng điểm, thì sẽ khá bất công với những sinh viên đạt điểm cao ngay từ lần học đầu tiên. Chính vì thế, có quy định rằng nếu học lại vượt quá số lượng tín chỉ cho phép [bao gồm học lại vì rớt môn và học cải thiện để nâng cao điểm số], thì sinh viên sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp xuống một bậc, tức là từ xuất sắc xuống giỏi, hoặc từ giỏi xuống khá.

Theo quy định, nếu sinh viên học lại vượt quá 5% tổng số tín chỉ của chương trình học thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Tức là số lượng tín chỉ sẽ không cố định, mà nó sẽ phụ thuộc vào từng chương trình học khác nhau. Nếu chương trình học có 105 tín chỉ, thì sinh viên không được học lại quá 5 tín chỉ, còn nếu chương trình học có 125 tín chỉ, thì sinh viên không được học lại quá 6 tín chỉ nếu không muốn mình bị hạ bằng tốt nghiệp. Sinh viên hãy đảm bảo rằng mình nắm rõ những điều này để tập trung học tốt ngay từ đầu, đừng để quá nhiều lần bị rớt môn học lại hoặc bị điểm thấp rồi học cải thiện nhé.

>> Tín chỉ là gì? Một môn học bao nhiêu tín chỉ?

3. Bị hạ bằng đại học khi vi phạm kỷ luật

Bên cạnh lưu ý rằng không học lại quá 5% số tín chỉ của chương trình học, thì sinh viên cần phải lưu ý thêm rằng không vi phạm kỷ luật của nhà trường, đảm bảo rằng mình không bị xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo, để không bị hạ bằng đại học. Hãy tránh xa những hành vi trái với quy định nhà trường, chẳng hạn như gian lận khi làm kiểm tra, làm bài thi học kỳ, thuê người làm giùm khoá luận tốt nghiệp,… Ngoài ra, sinh viên cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật, không vi phạm pháp luật, để tránh bị nhà trường kỷ luật và hạ bằng đại học.

Trên đây là những lưu ý mà sinh viên cần nắm rõ để tránh bị hạ bằng đại học một cách đáng tiếc. Nếu đang đặt mục tiêu rằng mình sẽ tốt nghiệp loại giỏi hoặc loại xuất sắc, thì các em hãy nhớ đừng vi phạm những điều này nhé!

>> Ra trường trễ có bị hạ bằng tốt nghiệp không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

Khi đi học, rớt môn chắc chắn là điều không sinh viên nào mong muốn, vì nó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khác. Chẳng hạn như là phải tốn tiền học lại, phải mất công học lại, sợ phụ huynh phát hiện, ngại với bạn cùng lớp, thậm chí một số sinh viên còn suy nghĩ tiêu cực, tự ti về năng lực bản thân. Song song đó, có một điều mà không ít sinh viên đang băn khoăn, đó chính là “Sinh viên rớt môn có bị hạ bằng tốt nghiệp không?”. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

>> Sinh viên phải làm sao khi bị rớt môn ở đại học?

Rớt môn có liên quan tới xếp loại tốt nghiệp không?

Rớt môn sẽ kéo điểm trung bình của các em xuống và bắt buộc các em phải học lại môn đó, vì khi sinh viên rớt môn sẽ được xem là nợ môn, mà nợ môn thì không thể nào tốt nghiệp ra trường được. Đây là sự liên quan giữa rớt môn và tốt nghiệp, nhưng liệu có sự liên quan nào giữa rớt môn và xếp loại tốt nghiệp không, nếu sinh viên học lại và qua môn, thì có ảnh hưởng gì đến xếp loại tốt nghiệp, có bị hạ bằng tốt nghiệp không? Câu trả lời là có thể, vì còn một mối liên quan khác, đó chính là nếu rớt môn và phải học lại quá nhiều, vượt quá số % tín chỉ cho phép, thì sinh viên sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp.

>> Xếp loại tốt nghiệp ảnh hưởng thế nào đến cơ hội nghề nghiệp?

Học lại bao nhiêu tín chỉ thì bị hạ bằng tốt nghiệp?

Rớt môn thì chắc chắn phải học lại, mà học lại quá số tín chỉ thì sinh viên sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Theo quy định hiện tại, nếu sinh viên học lại quá 5% số tín chỉ của chương trình học thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Tức là sẽ không có con số cụ thể cho số lượng tín chỉ, mà nó sẽ phụ thuộc vào từng chương trình học khác nhau, vì mỗi chương trình học sẽ có số lượng tín chỉ khác nhau. Các em hãy lấy tổng số tín chỉ, nhân với 5%, thì sẽ ra được số lượng tín chỉ mà nếu học lại vượt quá số đó thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp, bao gồm cả việc học lại vì rớt môn và học lại vì muốn cải thiện điểm trung bình.

Chính vì thế, sinh viên cần phải cực kỳ tỉnh táo và tính toán kỹ lưỡng, tránh việc để rớt môn học lại quá nhiều, vì nó sẽ ảnh hưởng đến xếp loại tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, có một điều các em cần lưu ý chính là việc hạn bằng tốt nghiệp chỉ áp dụng trong trường hợp xếp loại tốt nghiệp của các em ở mức xuất sắc hoặc giỏi, còn nếu mình ở các xếp loại thấp hơn thì sẽ không bị hạ bằng tốt nghiệp. Vậy là nếu mục tiêu của các em là ra trường với tấm bằng giỏi hoặc xuất sắc, thì các em cần dành sự quan tâm nhiều tới số tín chỉ mình phải học lại. Còn nếu các em có những mục tiêu thấp hơn, thì không cần quá lo lắng rằng rớt môn sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các em thờ ơ, xem rớt môn là chuyện bình thường, không chịu cố gắng học tập để đạt kết quả tốt. Học tập là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của sinh viên, kiến thức chuyên ngành mà các em tích luỹ được cũng chính là hành trang quan trọng để các em tự tin vào đời và tìm được công việc tốt. Chính vì thế, hãy chăm chỉ và tập trung học tập, cố gắng hạn chế đừng để bị rớt môn ở đại học nhé. Chúc các em học tốt.

>> Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

Chủ Đề