Rượu ngâm thuốc bắc có tác dụng gì

Hoặc có thể sử dụng hoa, quả, hạt,... để ngâm rượu. Rượu là một vị thuốc, nhất thiết phải dùng đúng liều lượng, không được dùng quá liều, vì trong rượu vẫn có độc tính gây hại cho sức khỏe con người.

Rượu có vị cay nóng, hơi đắng, ngọt, tính ôn, đi vào 12 kinh lạc có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, dẫn thuốc đi vào một số tạng phủ để chữa bệnh, dùng ngoài để xoa bóp tiêu sưng giảm đau...

Rượu được nấu bằng gạo nếp với men rượu là thứ rượu tốt có nhiều chất bổ dưỡng. Để bồi bổ sức khỏe cho người đang ở lứa tuổi trung niên thận dương hư, thận khí kém... có thể dùng rượu ngâm với một số bài thuốc Đông y như sau

Bài Thập bổ hoàn: Lộc nhung loại tốt 1 cặp, câu kỷ tử 160g, đỗ trọng [sao muối] 160g, mạch môn 80g, ngũ vị tử 40g, ngưu tất 160g, hoài sơn 160g, sơn thù 160g, thỏ ty tử 160g, thục địa 320g. Lộc nhung tươi đã bào chế thái lát ngâm với 3 lít rượu [ngâm riêng]; thuốc Đông y ngâm với 5 lít rượu [ngâm riêng]. Sau 60 ngày lấy 2/3 rượu thuốc, 1/3 rượu nhung trộn lẫn với nhau. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20- 30ml lúc ăn trưa và ăn tối [không uống vào buổi sáng].

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, người mắc chứng cường dương không được dùng. Người gan nóng, huyết nhiệt thì không được ngâm rượu mà làm viên hoàn mật ong dùng [uống liên tục trong cả mùa đông và mùa xuân].

Thục địa trong bài Thập bổ hoàn ngâm rượu, vị thuốc bổ thận dưỡng huyết.

Bài Thập toàn đại bổ còn gọi là Bát trân thang gia vị, Thiên kim tán: Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, chích hoàng kỳ 12g, đương quy 16g, nhục quế 4 g, phục linh 12g, thục địa 16g, xuyên khung 8g, đại táo 12g. Bài thuốc có tác dụng tiêu thực, bồi bổ khí huyết. Cách dùng: Mỗi lần dùng 3 thang ngâm với 3 lít rượu, ngâm sau 30 ngày là dùng được. Ngày uống 30 ml vào buổi tối trước khi ăn.

Kiêng kỵ: Người gan nóng hay mẩn ngứa, người huyết nhiệt, huyết áp cao không được dùng. Người không có bệnh uống để bồi bổ sức khỏe có thể uống đều trong năm.

Bài Thập tinh hoàn: Lộc nhung 1 bộ, ba kích 60g, bá tử nhân 30g, nhân sâm 100g [nên dùng sâm cao ly để đảm bảo an toàn], thạch hộc 60g, bạch truật 80g, cúc hoa 20g, ngũ gia  bì 60g, nhục thung dung 80g, thỏ ty tử 80g. Bài thuốc có tác dụng: bổ thận tráng dương sinh tinh ích khí bổ huyết, dùng điều trị chứng thận khí hư, tâm huyết và can huyết kém, chứng mỏi mệt ăn ngủ kém, dương sự yếu, di tinh hoạt tinh, kinh nguyệt không đều, tinh huyết suy sinh ra chứng hoa mắt...

Lộc nhung tươi sau khi bào chế ngâm với 2 lít rượu. Bài thuốc ngâm với 3 lít rượu sau 30 ngày rót ra trộn lẫn 1/3 rượu nhung, 2/3 rượu thuốc, uống  trước khi ăn hoặc uống trong bữa ăn mỗi lần 10-15ml. Đối với phụ nữ và người không uống được rượu thì tán bột làm viên hoàn mật ong mỗi viên 5g, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.

Bài Thập cửu vị hoàn gia giảm: Nhân sâm 12g, chỉ thực 8g, đại hoàng 8g, đan sâm 12g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, khương hoạt 8g, mạch môn [bỏ lõi] 8g, mộc hương 6g, ngưu tất 8g, ngũ gia bì 12g, phục thần  12g, quế tâm 8g, bạch thược 12g, tùng tử nhân 12g, ý dĩ 12g, từ thạch 8g, binh lang 12g. Bài thuốc có tác dụng điều trị người mắc chứng phong hàn đau khắp mình mẩy, đau nhức các khớp, cơ thể nặng nề mệt mỏi, ăn ngủ kém, hay đi tiểu ban đêm.

Các vị thuốc ngâm với 2 lít rượu, sau 30 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Kiêng kỵ: Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người gan nóng hay nổi mụn ngứa, người cơ thể kém, gầy yếu suy nhược không được dùng.


Rượu là một vị thuốc Đông y nhưng đa phần là dùng làm chất xúc tác để sao tẩm những vị thuốc đi vào phần huyết, làm tăng tính nhiệt của một số vị thuốc để trừ hàn, cần đưa thuốc lên các bộ phận phía trên cơ thể [thượng tiêu]… Còn các bài thuốc ngâm rượu là do từng thầy thuốc định ra để điều trị một số bệnh, cần dùng rượu để làm dung môi dẫn thuốc.

Khi dùng các loại cao động vật hoặc cao thực vật để điều trị, phải ngâm với rượu. Nhưng loại cao đó để chữa bệnh gì, ở phủ tạng nào thì phải dùng bài thuốc phù hợp ngâm với rượu để đi vào phủ tạng đó. Cao ngâm riêng, sau đó trộn lẫn vào với  rượu thuốc đã ngâm riêng cho bệnh nhân uống. Vậy rượu là chất dẫn thuốc không có tác dụng chữa bệnh như người ta tưởng. Thuốc Đông y ngoài nhân sâm dùng độc vị thì không có vị thuốc nào dùng độc vị điều trị bệnh có kết quả.

Một số vị thuốc thường dùng để ngâm rượu thuốc

Rượu ba kích: ba kích là vị thuốc trong Đông y dùng để bổ thận tráng dương nhưng vai trò chủ yếu của ba kích là cố tinh. Khi dùng ba kích để cố tinh thì phải dùng bài thuốc sinh tinh, khi tinh dồi dào thì mới dùng vị ba kích để cố, không cho xuất tinh sớm, khi bạn tình chưa đạt đỉnh cực khoái, không có bài thuốc bổ thận tráng dương sinh tinh thì túi tinh rỗng, lấy gì mà cố. Như vậy bài thuốc ngâm với ba kích phải có vị thuốc kiện tỳ, bổ thận tráng dương sinh tinh, ngâm với ba kích thì dùng ba kích mới phát huy được tác dụng. Còn dùng một vị ba kích thì không có tác dụng gì.

Rượu chỉ là một dung môi dẫn thuốc, không có tác dụng cường tráng hay chữa bệnh.

Rượu rắn: Một số địa phương ngâm rắn với rượu uống để điều trị bệnh nọ bệnh kia, thậm chí còn rao bổ thận tráng dương. Nhưng cách ngâm rượu rắn của họ thì hết sức kinh hoàng. Rắn còn bẩn thỉu như vậy họ đổ rượu vào ngâm - đó là điều không tưởng. Không biết có chữa lành bệnh hay không mà lại sinh ra bệnh khác. Muốn ngâm rượu rắn trước hết là phải giết rắn bằng rượu. Rắn đang sống đổ rượu vào đậy lại cho rắn quậy, thải hết chất bẩn và chất độc trong rắn, bỏ rượu đó đi, bổ rắn ra, bỏ hết phủ tạng [chỉ để lại cái mật], cho rượu khác vào ngâm. Và ngâm một bài thuốc Đông y riêng, bài thuốc Đông y phải có nội dung để hướng dẫn các chất của rắn vào phủ tạng, kinh lạc mà cần để chữa bệnh ở đó. Nếu chỉ uống một mình rượu rắn thì không có tác dụng chữa bệnh mà có khi mang bệnh vào người.

Rượu ngâm lá và rễ cây: Hiện nay, một số địa phương hái lá rừng, đào rễ cây trong rừng [chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng], khi uống vào đã bị ngộ độc phải cấp cứu, có trường hợp mất cả tính mạng. Nhân đây, tôi xin nhắc lại 2 vụ ngộ độc rượu thuốc cách đây gần 30 năm: một vụ ở Đak Lak ngâm rượu rễ cây trong rừng uống, một số người tử vong trong đó có cả thầy thuốc Đông y. Hay như ở Quảng Ngãi ngâm bài “thập toàn đại bổ” nhưng uống vào bệnh nhân chết tại trận. Khi Hội Đông y đến kiểm tra trong bài thuốc ấy có vị rễ cây ngón là loại cây cực độc gây chết người. Những năm tôi đang công tác ở Hội Đông y Việt Nam, khi đi về địa phương có người bảo tôi đang ngâm rượu bài “Lục vị hoàn để bổ thận”. Tôi nói ngay: “Bài lục vị” là bài thuốc bổ thận âm [bổ thủy] để sinh ra huyết và dịch sao lại ngâm rượu, rượu là vị thuốc cay nóng, đại nhiệt làm tổn thương huyết dịch lại đi ngâm rượu là không đúng”. Thầy đỏ mặt không nói gì… Trong Đông y, các vị thuốc cay nóng hoặc có chất độc như phụ tử cũng cấm không được dùng ngâm rượu để uống. Nói tóm lại không phải bài thuốc nào, vị thuốc nào cũng ngâm rượu được, đó là điều cần lưu ý.

Ai không uống được rượu thuốc?

Như đã nói ở trên, rượu là một vị thuốc nhưng để làm chất dung môi dẫn thuốc, không có tác dụng chữa bệnh, trừ trường hợp cá biệt. Người huyết nhiệt khi uống rượu vào thấy mặt đỏ, mệt mỏi… nếu uống rượu tiếp sẽ làm huyết nhiệt thêm dẫn đến tổn thương tim mạch. Rượu nóng làm huyết nóng lỏng ra, lưu thông mất cân bằng, sự vận hành của huyết trong tim mạch bị hạn chế làm tổn thương đến sự lưu thông của khí huyết dẫn đến cơ thể gầy yếu, ăn uống kém, sinh lý kém, thường hay bị ho khan nhưng không rõ nguyên nhân. Đối với người gan nóng, khi uống rượu vào thường thấy đau đầu choáng váng, rối loạn tiêu hóa, da bị sạm, nổi mẩn ngứa... đây là biểu hiện sự đào thải của gan kém, nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Đối với người thận âm kém, uống rượu vào thấy đau lưng, khô họng, nóng trong bụng khó chịu, đi tiểu tiện ít hoặc nước tiểu đỏ là không tốt. Thận âm chủ thủy, sinh ra huyết dịch, khi thận âm kém mà uống rượu càng làm tổn thương thận thủy, làm cho huyết dịch bị tổn thương, không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, làm cơ thể khô kiệt, tinh dịch không đủ để nuôi sống tinh trùng làm tinh trùng chết dẫn đến mắc chứng vô sinh nam giới.

Như vậy, rượu không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ là một dung môi để dẫn thuốc, phần nhiều dùng trong trường hợp điều trị một số chứng bệnh thuộc hàn chứng hoặc người có cơ địa hàn đang mắc chứng hàn tích đau nhức mỏi. Rượu không có tác dụng bồi bổ cơ thể,  không có tác dụng làm cho cơ thể cường tráng như người ta đồn thổi...


Đối với người không biết uống rượu, Các Bạn có thể vô tư dùng thoải mãi không sợ tính cay nóng của rượu bằng biện pháp để rượu ngâm thuốc bắc với thời gian lâu hơn từ 30 – 90 ngày hoặc hạ thổ sẽ khiến rượu thuốc dễ dùng hơn êm ái hơn và nhẹ nhàng hơn.

>> Xem thêm:

Cách ngâm rượu Bọ Cạp

Cách làm cơm rượu nếp cẩm

Thuốc bắc là các bài thuốc quý thường được Đông Y thu thập và dùng chữa bách bệnh. Ở bài này chuyên mục tư vấn của Rượu Ông Đường sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu thuốc bắc đơn giản mà hiệu quả.

Trong Đông Y rượu thuốc bắc có thể dùng để chữa được nhiều bệnh

Nguyên liệu:

  • 01 thang thuốc Bắc, tùy từng công dụng mà chúng ta có thể chọn những vị thuốc khác nhau để cải thiện sức khỏe cho từng bộ phận, cơ quan trên cơ thể
  • Rượu nếp trắng từ 38 – 42 vol

Chuẩn bị rượu nếp trắng từ 38 – 42 vol để có thể làm chín các vị thuốc

>> Xem thêm: Giá bán rượu nếp trắng dùng để ngâm

Có 2 cách ngâm rượu thuốc hiệu quả nhất, dễ làm nhất và thường được áp dụng nhất:

– Ngâm lạnh:

Cách này thì đại đa phần chúng ta vẫn thường ngâm không chỉ với rượu thuốc bắc mà còn ngâm nó với những động thực vật, thảo dược khác.

Chỉ cần chuẩn bị 1 bình rượu và 1 thang thuốc cho vào bình rồi đổ Rượu Quê Kim Sơn lên là xong. [tỷ lệ khuyến cáo thông thường cứ 1 thang thuốc với 10 lít rượu nồng độ 38 – 42 độ là ổn].

Thời gian từ 10 -21 ngày là có thể sử dụng được trong điều kiện nhiệt độ từ 20-25 độ.

– Ngâm nóng:

Đây là phương pháp ngâm với những dược liệu, thảo dược có cấu tạo rắn chắc khó chiết xuất , khả năng chịu nhiệt cao. Về phương pháp ngâm thì phải đổ rượu và toa thuốc bắc vào trong dụng cụ thích hợp rồi cho lên bếp đun cách thủy khi nào Sôi thì chuyển sang bình ngâm và bịt kịt.

Thời gian cũng từ 10 -21 ngày, trong điều điện nhiệt độ từ 20 -25 độ.

Cách dùng rượu ngâm thuốc bắc

Vì rượu ngâm thuốc bắc có toa được cắt phụ thuộc vào sức khỏe từng người chính vì thế hãy hỏi kỹ thầy thuốc đông y về liều lượng dùng như thế nào nhưng mình cũng có 1 số lời khuyên nhỏ:

– Đối với người không biết uống rượu, Các Bạn có thể vô tư dùng thoải mãi không sợ tính cay nóng của rượu bằng biện pháp để rượu ngâm thuốc bắc với thời gian lâu hơn từ 30 – 90 ngày hoặc hạ thổ sẽ khiến rượu thuốc dễ dùng hơn êm ái hơn và nhẹ nhàng hơn.

Thứ hai, phải chọn được loại rượu nếp cái hoa vàng càng chuẩn càng tốt vì rượu chuẩn không phải cứ nồng độ cao là gắt sốc bốc lên đầu như Bạn vẫn tưởng tượng đâu nhé. Rượu chuẩn luôn êm kể cả khi mới ra lò và ấm nóng tỏa đan điền về sau Bạn sẽ cảm nhận được điều đó.

– Đối với Bạn uống rượu tốt hoặc chí ít cũng uống được rượu nếu các thầy thuốc Đông y quên không căn dặn Bạn có thể uống từ 1-2 chén mỗi bữa cơm. Duy trì cho hết bình rượu thuốc là ổn.

Nếu có dấu hiệu gì bất thường trong khi toa thuốc cắt bổ dưỡng lại không bổ dưỡng…. Bạn cần dừng lại và kiểm tra lại toa thuốc đang sử dụng.

Ngoài ra, bình ngâm rượu thủy tinh thuốc bắc còn được dùng vào nhiều cách khác nhau không nhất thiết là uống. Nếu Bạn bì đau tay do bong gân thì sẽ có loại thuốc phù hợp xoa bóp, đắp rửa, ngâm… phù hợp tùy thuộc vào tình trạng của Bạn tại thời điểm đó.

Công dụng của các vị thuốc bắc

Sâm hoa kì

Sâm hoa kì cũng là nhân sâm thuộc nhóm bổ khí nhưng khác với Sâm Hàn quốc ở chỗ không mãnnh liệt và nóng táo mà bình hòa ôn bổ, chính vì tính bình nên được chọn làm món canh ăn mỗi tuần để không bị nóng như khi dùng Sâm Hàn quốc.

Là vị thuốc vi quân chủ dược [vị thuốc chính yếu] trong bài thuốc, có tác dụng bổ nguyên khí, kiện tỳ [mạnh tiêu hóa], ích vị [ bổ dạ dày], nâng cao khí lực cho cơ thể, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đường tiêu hóa, tăng quá trình trao đổi chất cho cơ thể, từ đó có tác dụng bổ tổng trạng.

Tuy nhiên vị thuốc này tương đối mắc, nên ngoài thị trường thường thay thế Đảng Sâm với lượng gấp đôi, nhưng chắc chắn xét về công dụng bổ tổng trạng thì không bằng. Xin nói thêm là ngoài họ Nhân Sâm ra thì các loại dược liệu khác có tên sâm như Đảng Sâm, Lộ Sâm, Đan Sâm, Sa Sâm, Sâm Đất, Sâm Cuốn Chiếu, Sâm Cau… đều không có tác dụng bổ “Nguyên khí”. Đây chính là điểm mấu chốt tại sao Nhân Sâm lại đứng đầu trong các vị thuốc bổ.

Bắc hoàng kỳ

Là vị thuốc bổ khí đứng đầu trong nhóm thuốc bổ trong Đông y, vị ngọt hơi ôn [ hơi nóng],có tác dụng bổ khí thăng dương[trị sa nội tạng], ích vệ cố biểu [tăng khả năng chống chọi với ngoại cảm tà khí], tác dụng chính là tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm mạnh các nhóm cơ nâng nên trị sa tử cung, sa dạ dày, trĩ rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng hạ áp, trị lở loét.

Ngoài thị trường thường dùng vị Hoàng kỳ [không có chữ Bắc] nhỏ hơn, nhưng chất lượng không bằng.Nếu đã mua nguyên liệu nấu gà ác tiềm nên chọn Bắc Hoàng Kỳ để có tác dụng bồi bổ tốt nhất.

Đương quy

Đương quy là vị thuốc được dùng để bổ máu nhiều nhất trong Đông y, là vị thuốc bổ tốt nhất cho phụ nữ, vị đắng cay, mùi hăng, mùi của Đương quy làm nhiều người không dùng được canh gà ác tiềm thuốc bắc, nên nếu muốn nấu canh gà tiềm cho dễ ăn thì dùng lượng ít.

Tác dụng của Đương qui là bổ huyết, hoạt huyết [giúp máu lưu thông tốt hơn], chỉ huyết [cầm máu], là vị thuốc chủ dược để bổ huyết điều kinh cho phụ nữ, trị ứ huyết bầm dập, giảm đau sau phẫu thuật, cải thiện tuần hoàn não, tăng hồng cầu, giảm loét dạ dày…

Trong phạm vi bài canh bổ này thì Đương quy đóng vai trò bổ máu, tăng nhanh phục hồi hồng cầu sau phẫu thuật hay các bệnh làm giảm hồng cầu khác như ung thư, nhiễm sán, suy dinh dưỡng…. Lưu ý là phải xài Đương quy loại tốt, thường thì nguyên củ rồi cắt ra, tránh trường hợp mua dạng lát ép mỏng sẵn, nhìn to, đẹp nhưng thực chất tác dụng không bằng và thậm chí đã bị chiết xuất.

Thục địa

Thục địa là vị thuốc dùng để bổ thận rất được các vị Lương y tin dùng, nó có vị ngọt đắng, có tác dụng bổ thận âm, dưỡng tinh, ích tủy, có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng không làm teo vỏ thượng thận [ kiểu kháng viêm giảm đau không gây tác dụng phụ như thuốc tây]. Trên lâm sàng thường được dùng trị bệnh huyết hư [thiếu máu], kinh nguyệt không đều, trị các chứng thận âm hư như đau lưng, mỏi gối, ù tai, nóng trong xương, tóc bạc, da khô nhợt nhạt.

Vị Thục địa dùng trong món canh bổ gà ác tiềm thuốc bắc nhằm phối hợp với các vị thuốc bổ khí huyết khác giúp cơ thể bệnh nhân mau chóng phục hồi, bổ máu và tăng sức. Tuy nhiên theo phương pháp bào chế của Đông y, củ Sinh địa phải được tẩm rượu, thêm Sa nhân, Trần bì, Gừng “cửu chưng, chửu sái” [chưng và phơi 9 lần] thì mới cho ra Thục địa. Ngoài thị trường, để tăng lợi nhuận, người bán thường chỉ chưng có 1 lần đem phơi rồi bán luôn dẫn đến tình trạng có cái hình mà không có công dụng bồi bổ và còn làm tiêu chảy nữa.

Hoài sơn bắc

Hoài sơn bắc có vị ngọt, tính bình, có công dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận. Là vị thuốc bổ cho tiêu hóa rất tốt vì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có tác dụng kích thích tiêu hóa nên dùng cho người bệnh, kém ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường rất tốt. Vị thuốc này thường được chọn nấu gà ác tiềm thuốc bắc vì ăn luôn xác được và ăn rất ngon.

Tuy nhiên Hoài sơn bắc lại là vị thuốc bị làm giả nhiều nhất trên thị trường, thường người ta lấy khoai mì làm giả lấy tên là Hoài sơn nam, Hoài nam. Hoặc có thuốc thật đi chăng nữa cũng là thuốc loại 2, loại 3 vì có vị chua và không có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon. Khi mua nên chọn loại tốt, phiến nhỏ, màu trắng sáng và cạo vào thấy ít bột [nhiều bột là khoai mì].

Ngọc trúc

Ngọc trúc vị ngọt tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo,sinh tân, chỉ khát.Vị thuốc này dùng rất tốt trong trường hợp lao tâm lao lực, phế âm hư do hút thuốc nhiều, cơ thể nóng hâm hấp sau khi phẫu thuật, sốt, cổ họng đau, nóng trong dạ dày…

Ngọc trúc được phối hợp trong món canh bổ gà ác tiềm thuốc bắc nhằm giúp quân bình âm dương, giảm cái tính háo nóng thái quá của các vị Sâm, Truật, cùng phối hợp với Hoài sơn bắc để ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường, cùng phối hợp với vị Bạch chỉ nhằm tăng tác dụng tiêu đờm, khánh viêm.

Bạch chỉ

Bạch chỉ có mùi hăng, vị đắng, nếu ai không chịu được mùi thuốc bắc thì không dùng vị Bạch chỉ trong thang gà ác tiềm thuốc bắc cũng được. Bạch chỉ có tác dụng giải biểu tán hàn,thông khiếu, bài nùng [giảm sưng tấy], dùng trị các chứng đau đầu do lạnh, viêm xoang, mụn nhọt mưng mủ rất tốt.

Bạch chỉ trong bài canh bổ này có tác dụng đề phòng viêm nhiễm.sưng mủ sau phẫu thuật, phòng tránh cảm nhiễm phong hàn tà xâm nhập do lúc cơ thể đang yếu do mất khí huyết nhiều. Đây là vị thuốc có tính ngăn chặn các tác nhân xấu xâm nhập cơ thể lúc suy yếu nên người bệnh không nặng và sức đề kháng còn tốt không dùng cũng được.

Theo Rượu Ông Đường

Video liên quan

Chủ Đề