Sách bài tập kinh tế vĩ mô có đáp an

Kinh Tế Vĩ Mô - Bài Tập Và Đáp Án

Kinh Tế Học Vĩ Mô [Macroeconomics] nghiên cứu vận hành của nền kinh tế tổng thể, sự tương tác giữa các yếu tố như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, lãi suất, tỷ giá hối đoái, xuất khẩu, nhập khẩu... Sự tương tác giữa cơ chế thị trường, chính phủ, và xã hội dân sự [civil society].

Tại sao một số quốc gia trải nghiệm sự tăng trưởng thu nhập nhanh, trong khi các quốc gia khác bị kẹt trong bẫy nghèo đói. Tại sao một số quốc gia bị lạm phát cao, trong khi các quốc gia khác duy trì giá cả tương đối ổn định?

Tại sao một số quốc gia có khả năng chịu đựng các shocks [biến cố] [sự biến động giá các hàng hóa chiến lược, sự biến động về sản lượng, giá cả, niềm tin dân cư, lạm phát,… trong nước] và xử trí tốt hơn các quốc gia khác.

Tại sao các quốc gia đều trải qua các cuộc suy thoái - khủng hoảng, thu nhập giảm và thất nghiệp tăng. Tại sao một số quốc gia bắt kịp [hội tụ] [catch – up, converge] đến mức sống của các nước phát triển, trong khi các quốc gia khác luôn trải qua các chu kỳ suy thoái và bất ổn, không thể cất cánh, thể chế yếu kém, môi trường xuống cấp, bất bình đẳng gia tăng…?

Chính phủ có thể dùng các chính sách như thế nào để giảm bớt tác hại hoặc rút ngắn thời gian suy thoái, và điều tiết nền kinh tế phù hợp sự vận hành của cơ chế thị trường, nhằm đạt hiệu suất cao, lợi thế cạnh tranh, thoát khỏi các tình huống yếu kém [sự bất ổn vĩ mô, bất bình đẳng, quản trị công kém, năng suất thấp, bẫy nghèo đói…].

Kinh tế học vĩ mô luôn trên lộ trình tìm kiếm ngày càng nhiều giải đáp khả dĩ cho các vấn đề quan trọng, sử dụng các lý thuyết, mô hình khác nhau, và vô số các dữ liệu thống kê và các khảo sát [survey] định tính và định lượng khắp nơi trên thế giới.

Cuốn sách được biên soạn một cách cẩn thận, logic và có cấu trúc hết sức khoa học. Thông qua cuốn sách này, bạn đọc dễ dàng nắm vững được các kiến thức cơ bản của Kinh tế vĩ mô và thực hành, xử lí các bài tập một cách nhuần nhuyễn, thành thục.

Mục lục

PHẦN I:   TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT CƠ BẢN

PHẦN II:  CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN

PHẦN III:  BÀI TẬP VÀ ĐÁP ÁN

PHẦN IV:  CÁC ĐỀ THI MẪU

Đề cập các chủ đề:

Chương 1:  Tổng Quan Về Kinh Tế Học Vĩ Mô

Chương 2: Đo Lường Và Xác Định Sản Lượng Quốc Gia

Chương 3: Xác Định Sản Lượng Trong Nền Kinh Tế Mở

Chương 4: Tiền Tệ Và Lạm Phát [Money And Inflation]

Chương 5:  Thất Nghiệp [Unemployment

Chương 6:  Mô Hình IS - LM [IS - LM Model]

Chương 7: Mô Hình Tổng Cung - Tổng Cầu

Chương 8: Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô

Chương 9: Tăng Trưởng Kinh Tế

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

Bài tập kinh tế vĩ mô

Bài tập kinh tế vĩ mô [có đáp án] là tài liệu hữu ích với sinh viên chuyên ngành kinh tế. Các bài tập tự luận kih tế vĩ mô có đáp án này là Tài liệu học kinh tế vĩ mô miễn phí, giúp các bạn sinh viên nắm được nội dung kiến thức và các dạng bài tập kinh tế vĩ mô. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi kinh tế vi mô

Bài tập trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô

Bài tập tự luận kinh tế vĩ mô có đáp án

Bài 1: Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở Mỹ 22 xu/pao; giá cả thế giới 8,5 xu/pao…Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co dãn của cầu và cung là Ed = -0,2; Es = 1,54.

Yêu cầu:

  1. Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá cả cân bằng đường trên thị trường Mỹ.
  2. Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao. Hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dung, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội.
  3. Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Điều này tác động đến lợi ích của mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì?

Bài giải

Qs = 11,4 tỷ pao

Qd = 17,8 tỷ pao

P = 22 xu/pao

PTG = 805 xu/pao

Ed = -0,2

Es = 1,54

1. Phương trình đường cung, đường cầu? Pcb?

Ta có: phương trình đường cung, đường cầu có dạng như sau:

QS = aP + b

QD = cP + d

Ta lại có công thức tính độ co dãn cung, cầu:

Trong đó: ΔQ/ΔP là sự thay đổi lượng cung hoặc cầu gây ra bởi thay đổi về giá, từ đó, ta có ΔQ/ΔP là hệ số gốc của phương trình đường cung, đường cầu

→ES = a.[P/QS]

ED = c. [P/QD]

→ a = [ES.QS]/P

c = [ED.QD]/P

→ a = [1,54 x 11,4]/22 = 0,798

c = [-0,2 x 17,8]/22 = - 0,162

Thay vào phương trình đường cung, đường cầu tính b, d

QS = aP + b

QD = cP + d

→ b = QS – aP

d = QD - cP

→ b = 11,4 – [0,798 x 22] = - 6,156

d = 17,8 + [0,162 x 22] = 21,364

Thay các hệ số a,b,c,d vừa tìm được, ta có phương trình đường cung và cầu về đường trên thị trường Mỹ như sau:

QS = 0,798P – 6,156

QD = -0,162P + 21,364

Khi thị trường cân bằng, thì lượng cung và lượng cầu bằng nhau

→ QS = QD

→ 0,798PO – 6,156 = -0,162PO + 21,364

→ 0,96PO = 27,52

→ PO = 28,67

QO = 16,72

2. Số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội.

Quota = 6,4

Do P = 22 < PTG = 8,5 => người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu, nếu chính phủ không hạn chế nhập khẩu. Để ngăn chặn nhập khẩu chính phủ đặt quota nhập khẩu với mức 6,4 tỷ pao. Khi đó phương trình đường cung thay đổi như sau:

QS' = QS + quota = 0,798P -6,156 + 6,4

QS' = 0,798P + 0,244

Khi có quota, phương trình đường cung thay đổi => điểm cân bằng thị trường thay đổi. QS' =QD

→ 0,798 P + 0,244 = -0,162P + 21,364

→ 0,96P = 21,12

→ P = 22

Q = 17,8

* Thặng dư:

- Tổn thất của người tiêu dùng: ΔCS = a + b + c + d + f = 255,06 với:

a = ½ [11.4 + 0.627] x 13.5 = 81.18

b = ½ x [10.773 x 13.5] = 72.72

c = ½ x [6.4x 13.5] = 43.2

d = c = 43.2

f = ½ x [2.187 x 13.5] = 14.76

=> CS = - 255,06

Thặng dư nhà sản xuất tăng:

Nhà nhập khẩu [có hạn ngạch] được lợi: c + d = 43.2 x 2 = 86.4

Tổn thất xã hội:

=> NW = - 87,48

Bài 2: Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau:

- Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được là 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.000 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu; mức tiêu thụ trong nước là 31 triệu tấn.

- Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được là 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.200 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 29 triệu tấn.

Giả sử đường cung và đường cầu về lúa gạo của Việt Nam là đường thẳng, đơn vị tính trong các phương trình đường cung và cầu được cho là Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính là 1000 đồng/kg.

  1. Hãy xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên.
  2. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của Việt Nam.
  3. Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu là 300 đ/kg lúa, hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ và phúc lợi xã hội trong trường hợp này.
  4. Trong năm 2003, nếu bây giờ chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu là 2 triệu tấn lúa mỗi năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của mọi thành viên thay đổi ra sao?
  5. Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu là 5% giá xuất khẩu, điều này làm cho giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên sẽ như thế nào?
  6. Theo các bạn, giữa việc đánh thuế xuất khẩu và áp dụng quota xuất khẩu, giải pháp nào nên được lựa chọn.

Bài 3: Sản phẩm A có đường cầu là P = 25 – 9Q và đường cung là P = 4 + 3,5Q

P: tính bằng đồng/đơn vị sản phẩm

Q: tính bằng triệu tấn đơn vị sản phẩm

  1. Xác định mức giá và sản lượng khi thị trường cân bằng.
  2. Xác định thặng dư của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng.
  3. Để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, chính phủ dự định đưa ra 2 giải pháp sau:

Giải pháp 1: Ấn định giá bán tối đa trên thị trường là 8 đồng/đvsp và nhập khẩu lượng sản phẩm thiếu hụt trên thị trường với giá 11 đồng /đvsp.

Giải pháp 2: Trợ cấp cho người tiêu dùng 2 đồng/đvsp và không can thiệp vào giá thị trường.

Theo bạn thị giải pháp nào có lợi nhất:

a. Theo quan điểm của chính phủ

b. Theo quan điểm của người tiêu dùng

4. Giả sử chính phủ áp dụng chính sách giá tối đa là 8 đồng/đvsp đối với sản phẩm A thì lượng cầu sản phẩm B tăng từ 5 triệu tấn đvsp lên 7,5 triệu tấn đvsp. Hãy cho biết mối quan hệ giữa sản phẩm A và sản phẩm B?

5. Nếu bây giờ chính phủ không áp dụng 2 giải pháp trên, mà chính phủ đánh thuế các nhà sản xuất 2 đồng/đvsp.

a. Xác định giá bán và sản lượng cân bằng trên thị trường?

b. Xác định giá bán thực tế mà nhà sản xuất nhận được?

c. Các nhà sản xuất hay người tiêu dùng gánh chịu thuế? Bao nhiêu?

d. Thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với khi chưa bị đánh thuế?

Bài 4: Sản xuất khoai tây năm nay được mùa. Nếu thả nổi cho thị trường ấn định theo qui luật cung cầu, thì giá khoai tây là 1.000 đ/kg. Mức giá này theo đánh giá của nông dân là quá thấp, họ đòi hỏi chính phủ phải can thiệp để nâng cao thu nhập của họ. Có hai giải pháp dự kiến đưa ra:

Giải pháp 1: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1.200 đ/kg và cam kết mua hết số khoai tây dư thừa với mức giá đó.

Giải pháp 2: Chính phủ không can thiệp vào thị trường, nhưng cam kết với người nông dân sẽ bù giá cho họ là 200 đ/kg khoai tây bán được.

Biết rằng đường cầu khoai tây dốc xuống, khoai tây không dự trữ và không xuất khẩu.

  1. Hãy nhận định độ co dãn của cầu khoai tây theo giá ở mức giá 1.000 đ/kg
  2. Hãy so sánh hai chính sách về mặt thu nhập của người nông dân, về mặt chi tiêu của người tiêu dùng và của chính phủ
  3. Theo các anh chị, chính sách nào nên được lựa chọn thích hợp.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo!

Kinh tế vĩ mô chương 1

Kinh tế vĩ mô chương 2

Kinh tế vĩ mô chương 3

Kinh tế vĩ mô chương 4

Kinh tế vĩ mô chương 5

Kinh tế vĩ mô chương 6

Video liên quan

Chủ Đề