Sản lượng khai thác than ở việt nam 2023

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất than, trung bình mỗi năm các đơn vị hầm lò [Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV] cần đào 250.000 đến hơn 270.000 mét lò. Xác định công tác đào lò là khâu then chốt nhất hoàn thành mục tiêu sản lượng khai thác than, thời gian gần đây, các đơn vị TKV đã triển đồng bộ các giải pháp...


Công nhân Công ty Than Nam Mẫu vận hành máy xúc đất đá phục vụ đào lò...

Năm 2022, Công ty Than Dương Huy phấn đấu đào gần 25.000 mét lò. Đây là một trong những đơn vị có tổng số mét lò đào lớn nhất trong Tập đoàn. Để hoàn thành mục tiêu này, từ đầu năm đến nay, song song với hoạt động khai thác than, Than Dương Duy đã huy động nhân lực, máy móc thiết bị tập trung cho công tác đào lò. Kết quả 9 tháng năm 2022, Công ty Than Dương Huy đào trên 18.000 mét lò, đạt 72,8% kế hoạch năm. Quý IV/2022, Công ty phấn đấu đào trên 6.800 mét lò.

Ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Công ty Than Dương Huy, cho biết: Hiện nay, Công ty đang đẩy nhanh tiến độ đào lò phục vụ diện sản xuất cho những năm tới. Dự kiến năm 2023, Công ty phấn đấu đào hơn 24.700 mét lò. Để hoàn thành mục tiêu đào được số mét lò cao, thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ mới, thiết bị cơ giới hoá đào lò, công tác vận tải vật tư, vận chuyển. Đồng thời triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ tiền lương cho thợ đào lò nhằm đáp ứng nhân lực cho công tác đào lò.

Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam [TKV] 9 tháng năm 2022, các đơn vị khai thác than hầm lò của Tập đoàn đào được 188.500 mét lò, đạt 73,1% kế hoạch năm. Trong đó, lò chuẩn bị sản xuất đạt gần 184.000 mét, lò xây dựng cơ bản đạt hơn 4.500 mét. Đặc biệt quý II và quý III/2022, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn về đẩy mạnh sản xuất than, nhiều đơn vị đã đẩy nhanh tiến lộ đào lò. Trung bình mỗi tháng TKV đào được từ 20.000 mét đến 23.000 mét lò. 9 tháng năm 2022, TKV có 5/13 đơn vị sản xuất than hầm lò chỉ tiêu đào lò đạt trên 70% kế hoạch năm gồm: Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Mạo Khê, Công ty Than Dương Huy, Công ty Than Uông Bí và Công ty CP Than Mông Dương. Tuy nhiên, một số đơn vị TKV tiến độ đào lò đạt thấp hơn so với kế hoạch như: Công ty Than Thống Nhất, Công ty CP Than Núi Béo, Công ty Than Khe Chàm... Nguyên nhân chủ yếu do thiếu lao động phục vụ đào lò và công tác thuê ngoài đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Kế hoạch quý IV/2022, TKV phấn đấu đào 75.000 mét lò, phấn đấu cả năm hoàn thành mục tiêu 263.500 mét lò.

Thực tế hiện nay, toàn Tập đoàn có 10 hệ thống thiết bị đào lò EBH tập trung tại các đơn vị như: Than Vàng Danh, Than Hạ Long, Than Khe Chàm, Than Dương Huy, Than Uông Bí, Than Nam Mẫu. Qua đánh giá của Tập đoàn hệ thống thiết bị đào lò EBH phù hợp với điều kiện địa chất, thực tế sản xuất của các đơn vị, cho năng suất cao, giảm nhân công. Ngoài ra, một số đơn vị đã đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong công tác đào lò. Chẳng hạn đối với đào lò đá TKV đã đầu tư dây chuyền đào lò như: Máy đào lò Combai, xe khoan, máy xúc. Riêng với lò phân tầng, lò thông gió có tiết diện nhỏ hiện các đơn vị áp dụng máy xúc mini kết hợp máng cào.

Tại Hội nghị nâng cao tiến độ công tác đào lò [diễn ra ngày 23/9 vừa qua], Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải cho biết: Trong bối cảnh Tập đoàn dự kiến tăng sản lượng khai thác than công tác đào lò đóng vai trò quan trọng đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Để phục vụ nhu cầu tăng sản lượng khai thác than dự kiến năm 2023, TKV phấn đấu đào trên 270.000 mét lò. Do vậy, Tập đoàn yêu cầu thời gian tới các đơn vị hầm lò và Công ty Xây lắp mỏ cần có những giải pháp đột phá, thúc đẩy công tác đào lò, đặc biệt là tự chủ, nâng cao năng lực, tiến độ đào lò đáp ứng cho sản xuất, tăng sản lượng trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Trước mắt trong quý IV, các đơn vị cần tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh công tác đào lò, hoàn thành chỉ tiêu đào lò không thấp hơn kế hoạch được giao năm 2022.

Về chiến lược lâu dài, các đơn vị cần bám sát chỉ đạo của Tập đoàn, chủ động phương án, giải pháp, khắc phục hạn chế về thiếu lao động, thiết bị. Đặc biệt ưu tiên nguồn lực đầu tư, áp dụng công nghệ mới, thiết bị cơ giới hóa phù hợp diện sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm nhân lực, cải thiện điều kiện làm việc, đi lại cho công nhân; quan tâm chế độ chính sách tiền lương, thi đua khen thưởng đội ngũ thợ đào lò để thúc đẩy sản xuất, thu hút lao động.

Từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ [Bộ Công Thương] đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu áp dụng dây chuyền công nghệ cơ giới hóa khấu than lò chợ phù hợp với điều kiện địa chất kỹ thuật các vỉa than thoải và nghiêng ở các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh” việc nghiên cứu, thực hiện Đề tài đã góp phần định hướng phát triển công nghệ cơ giới hóa [CGH] trong khai thác than giai đoạn tới.

Xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ

TS. Lê Đức Nguyên - Chủ nhiệm đề tài - cho biết: Đề tài đã tiến hành đánh giá và tổng hợp kết quả áp dụng công nghệ CGH đồng bộ khai thác tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh trong năm qua, phân tích những mặt đạt được và chỉ ra một số hạn chế, tồn tại liên quan đến khả năng làm việc của đồng bộ thiết bị CGH, công tác khảo sát thăm dò địa chất, năng lực cơ khí của ngành cũng như công tác tổ chức sản xuất trong lò chợ.

Vận hành khai thác lò chợ cơ giới hóa hạng nhẹ

Bên cạnh đó, tổng hợp kinh nghiệm áp dụng công nghệ CGH đồng bộ khai thác trên thế giới trong điều kiện vỉa mỏng đến dày, thoải đến nghiêng, làm cơ sở đề xuất các mô hình công nghệ CGH đồng bộ khai thác cho các điều kiện vỉa tương tự của Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả đánh giá kinh nghiệm áp dụng công nghệ CGH trong và ngoài nước, các yếu tố địa chất vỉa ảnh hưởng đến quá trình khai thác lò chợ CGH, đề tài đã xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ CGH cho các mỏ hầm lò Việt Nam. Từ đó, đã đề xuất được 4 mô hình công nghệ CGH phù hợp với vùng Quảng Ninh, gồm: Mô hình CGH đồng bộ hạng nặng; mô hình CGH đồng bộ hạng trung bình; mô hình CGH đồng bộ hạng nhẹ và mô hình bán CGH.

Đồng thời, lập hướng dẫn lựa chọn các thiết bị chính cho lò chợ CGH, như: Giàn chống, máy khấu, máng cào và các thiết bị khác. Đề xuất lộ trình áp dụng các mô hình CGH khai thác các vỉa thoải đến nghiêng trong giai đoạn từ 2020 - 2023. Theo đó, sản lượng khai thác bằng CGH tăng từ 3.830 ngàn tấn [chiếm 16,3%] năm 2020 lên 7.980 ngàn tấn [chiếm 30,6%] năm 2023; tổng số lò chợ CGH tăng từ 10 lò chợ năm 2020 lên 23 lò chợ năm 2023. Đây là cơ sở và tài liệu tham khảo cho các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh nghiên cứu, áp dụng công nghệ CGH khai thác trong giai đoạn từ năm 2020 - 2023.

Nâng cao năng suất lao động

Theo TS. Lê Đức Nguyên: Căn cứ vào đặc điểm điều kiện địa chất các vỉa than vùng Quảng Ninh và tiêu chí lựa chọn công nghệ CGH, đề tài đã lựa chọn được 1 dây chuyền công nghệ CGH đồng bộ hạng nhẹ, gồm: Giàn chống loại ZY2400/14/32Q; máy khấu loại MG160/381-WD và máng cào SGZ630/220 phù hợp với điều kiện vỉa dày trung bình, thoải đến nghiêng để triển khai áp dụng thử nghiệm vào trong thực tế sản xuất.

Kết quả áp dụng công nghệ CGH hạng nhẹ tại Công ty than Hạ Long đã cho các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tốt, như: Sản lượng khai thác lò chợ đạt 28.131 tấn/tháng, tương ứng với công suất 337.572 tấn/năm, năng suất lao động trực tiếp đạt 28,9 tấn/công. So với các lò chợ khoan nổ mìn trong cùng điều kiện, sản lượng lò chợ CGH hạng nhẹ đạt cao gấp từ 2 - 3 lần, năng suất lao động trực tiếp cao gấp từ 3 - 6 lần, điều kiện làm việc và mức độ an toàn của người lao động được cải thiện rõ rệt.

So với các lò chợ CGH đồng bộ khác trong vùng Quảng Ninh, lò chợ CGH hạng nhẹ tại Hạ Long đạt được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương đương, thậm chí cao hơn một số dây chuyền [ở Quang Hanh, Khe Chàm].

Thời gian tới, để giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao hơn nữa mức độ an toàn và tỷ trọng than khai thác được bằng công nghệ CGH trong các mỏ than hầm lò của Việt Nam, việc triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế sản xuất là cần thiết.

Theo: Báo Công Thương

Chủ Đề