Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng trò chơi có luật nhằm phát triển the lực the chất cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh khôi 4, 5 trường tiểu học quyết thắng

  • doc
  • 24 trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe được coi là vốn quý giá của con người. Thiếu sức khỏe là thiếu
hạnh phúc, thiếu tinh thần sáng suốt. Quan tâm và chăm sóc tới sức khỏe con
người chính là quan tâm đến sự phát triển mọi mặt, không chỉ đối với mọi người,
mọi gia đình mà còn là cả dân tộc, quốc gia và toàn nhân loại. Chỉ thị số
36/CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam về công
tác TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng "Phát triển thể dục thể
thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà Nước, nhằm phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp
phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân dân, đạo đức lối sống lành
mạnh làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng
đáng trong hoạt động thể thao quốc tế trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về
mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất". Đó là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân
ta và là điều bác Hồ mong muốn.
Mỗi môn thể thao đều mang lại cho riêng nó những đặc điểm, những tính ưu
việt khác nhau, tùy thuộc vào khả năng, năng lực, điều kiện hoàn cảnh của mỗi
người sẽ chọn môn phù hợp để tập luyện nhưng cho dù tập bất kỳ môn thể thao
nào thì yếu tố "thể lực" luôn được xem là nền tảng quyết định trực tiếp đến sự tập
luyện thành công của vận động viên.
Trong TDTT thể lực của mỗi vận động viên được thể hiện qua các tố chất
vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức mềm dẻo, linh hoạt khéo léo. Do đó
phát triển các tố chất vận động trên cũng chính là phát triển và nâng cao thể lực
của vận động viên. chất lượng kết quả huấn luyện được thể hiện qua thành tích của
vận động viên. Thành tích trong môn TDTT phụ thuộc vào trình độ phát triển toàn
diện thể lực của vận động viên. Nội dung chính của nhiệm vụ chuẩn bị thể lực là
phát triển sức bền, sức mạnh, sức nhanh. Những tố chất đó là tiền đề quan trọng
trong thành tích thể thao đỉnh cao. Cơ sở để phát triển các tố chất, đó là khả năng
chịu đựng cao đối với các yêu cầu của lượng vận động, khả năng này phải được
xây dựng một cách hệ thống trong thời gian dài. Nếu chỉ số về trình độ thể lực của
vận động viên phát triển chứng tỏ có hiệu quả. Khi trình độ thể lực phát triển sẽ
1

giúp cho vận động viên phát huy được hết khả năng của mình đối với môn chuyên
sâu tập luyện.
Trường Tiểu học Quyết Thắng là trường thuộc địa bàn thị trấn Mạo Khê
nhưng không phải toàn bộ các em đều là con CBCNVC mà một số em là con nhà
nông nghiệp, lao động tự do...vì vậy phong trào tập luyện TDTT của các em còn
rất nhiều hạn chế. Nhưng Bộ giáo dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo Đông Triều
đã rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong các trường học của các bậc
học, thể hiện ở việc thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất,
sân bãi, dụng cụ, đội ngũ giáo viên. Trong đó trường đã được đầu tư về cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ, tạo những sân chơi cho hoạt động ngoại khoá, phong trào
TDTT quần chúng, hội khoẻ phù đổng các cấp của học sinh. Và cũng trong năm
học 2009-2010 trường đã được công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam đại
diện của công ty là hãng Ômô đã tài chợ cho trường chúng tôi một sân chơi vô
cùng bổ ích và lí thú cho các em học sinh.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với học
sinh, thực trạng những hạn chế về mặt thể lực của học sinh và các vấn đề nêu ở
trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu : ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ
CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC CHO HỌC
SINH KHÔI 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG.
Với sáng kiến kinh nghiệm trên tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc
giảng dạy trò chơi vận động nhằm mục đích nâng cao tố chất thể lực cho học sinh
khối 4, 5 lứa tuổi 10-12 tuổi.
* Giới hạn nghiên cứu:
- Ở đây đối tượng nghiên cứu của tôi là các em học sinh khối 4, 5 trường
Tiểu học Quyết Thắng - Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh. Đây là đối tượng
trực tiếp tôi giảng dạy môn Thể dục.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013-2014.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trường Tiểu học Quyết Thắng - Mạo Khê Đông Triều - Quảng Ninh.
1. Cơ sở lí luận.
2

Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người luôn chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí minh đã chỉ rõ Muốn có chủ nghĩa xã hội
phải có con người chủ nghĩa xã hội. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức
khoẻ và thể chất chiếm vị trí hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm tạo nên những con
người phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong
những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực phục vụ cho lao động và các hoạt động
khác.
Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền
TDTT nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những môn
TDTT mang tính bản sắc dân tộc. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy
rằng Truyền thống dân tộc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của
đất nước. TDTT là một lĩnh vực của nền văn hoá vì vậy nó cũng mang tính dân
tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các môn thể thao dân
tộc như: Vật, đua thuyền, đánh đu. vẫn tồn tại và trở thành một nội dung hấp dẫn
trong các dịp lễ hội của dân tộc.
Trong công tác ngoại giao TDTT có chức năng là nhịp cầu nối giao lưu, nối
tình hữu nghị và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
Thông qua việc thi đấu thể thao giữa các quốc gia trên thế giới có sự trao đổi tiếp
thu tinh hoa của nhau, qua đó tìm hiểu học tập, giúp đỡ lẫn nhau đưa thế giới vào
cuộc sống hoà bình đầy tình hữu nghị.
Ngày nay đất nước đang đi trên con đường CNH- HĐH với khẩu lệnh Khoẻ
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện
TDTT đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao
động, có thể nói sức khoẻ của con người là yếu tố hợp thành quan trọng của lực
lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản
xuất ra của cải vật chất, đất nước lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành
trong cả nước, TDTT ngày nay được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
3

Điền kinh là môn thể thao cơ bản nó chiếm vị trí quan trọng trong chương
trình thi đấu của các đại hội Ôlimpic Quốc tế và trong đời sống thể thao của nhân
loại, điền kinh được phát triẻn cùng với sự ra đời của xã hội loài người. Ngay từ
những ngày đầu tiên xuất hiện xã hội loài người, các bài tập điền kinh đã được loài
người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử phát triển của nó được ghi nhận
trong các cuộc thi đấu chính thức từ năm 776 TCN, cùng với sự phát triển của xã
hội loài người, từ những hoạt động trong lao động sản xuất tạo ra những kĩ năng, kĩ
xảo, để bảo vệ, để chiến đấu và phòng chống thiên tai, dần dần hình thành các trò
chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi người tham gia tập luyện, chính
vì thế mà điền kinh được coi là một trong những nội dung chính và không thể thiếu
được trong các kỳ thi đấu của thế vận hội Ôlimpic, giải thế giới châu lục và quốc
gia, do đó điền kinh là một trong những môn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ
thống giáo dục thể chất, đồng thời là môn học chủ yếu đối với học sinh ở các cấp
học
2. Cơ sở thực tiễn.
Bên cạnh những bài tập điền kinh thì các bài tập trò chơi vận động cũng
được đưa vào trong các giờ học môn thể dục của các trường TH, THCS, THPT,
CĐ, ĐH, các trường dạy nghề
Trò chơi vận động nhằm vui chơi giải trí giáo dục và giáo dưỡng con người
phát triển toàn diện do vậy trò chơi vận động cũng là một nội dung học tập, đồng
thời là phương pháp, phương tiện rèn luyện sức khoẻ. Giáo dục đạo đức cho học
sinh đạt kết quả cao, được trẻ yêu thích, hầu hết các trò chơi vận động được sử
dụng trong giáo dục thể chất đều mang tính mục đích rõ ràng. Trong quá trình
chơi trò chơi học sinh tiếp súc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của
mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có nhiệm vụ của
mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có nhiệm vụ động viên giúp đỡ cá nhân
hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thểđược hình
thành cũng trong quá trình chơi, xây dựng cho các em học sinh tác phong khẩn
trương, nhanh nhẹn, tính kỉ luật, sự sáng tạo để hoàn thành với chất lượng cao.

4

Trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh là vô cùng
cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng vì ở lứa tuổi này quá trình thần kinh hưng
phấn chiếm ưu thế hơn nên các em rất hiếu động, do vậy quá trình phát triển thể
lực của các em cần sử dụng các bài tập đa dạng với các hình thức tập luyện phong
phú, các nhà khoa học cho rằng: Khi phát triển thành tích đỉnh cao phải có trình
độ học tập tốt, muốn có thể lực tốt chỉ có một con đường duy nhất là thông qua quá
trình tập luyện lâu dài, liên tục, có hệ thống, có khoa học mới đảm bảo các tố chất
thể lực phát triển tốt , song mỗi tố chất thể lực mang đặc trưng Nhanh, mạnh,
bền, khéo léo, đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích của các
môn TDTT. Việc phát triển thể thao đối với trẻ em được đặc biệt quan trọng vì nó
là nền tảng cho việc tăng cường sức khoẻ và giáo dục đối với thế hệ trẻ.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này là tìm ra được hệ thống những bài tập trò chơi vận
động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh và ảnh hưởng của trò chơi vận
động có tác dụng đến sự phát triển thể lực của học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài tôi có sử dụng
những phương pháp sau:
a. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này tôi sử dụng để tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài
nhằm tìm hiểu tình hình phát triển TDTT nói chung và phát triển các tố chất thể
lực, nâng cao sức khoẻ của học sinh TH Quyết Thắng nói riêng. Các tư liệu có liên
quan nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, tâm lý, phương pháp giáo dục. Đặc
biệt là tìm hiểu sâu về trò chơi vận động cho học sinh TH.
b. Phương pháp phỏng vấn.
Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp giáo viên có kinh
nghiệm trong giảng dạy ở các trường TH và THCS. Những ý kiến này đã giúp tôi
khẳng định hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
5

c. Phương pháp quan sát sư phạm.
Là phương pháp quan sát thực tế, có sự ghi chép cẩn thận. Đối với phương
pháp này tôi sử dụng để theo dõi việc thực hiện các bài tập của học sinh.
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là chứng minh hiệu quả của việc ứng
dụng của trò chơi vận động vào các giờ thể dục nội và ngoại khoá của học sinh TH
đối với việc nâng cao sức khẻo và phát triển thể lực chung của các em.
3.Tổng quan.
a. Quan điểm của Nhà Nước, của Đảng, Bác Hồ, về sự phát triểnTDTT.
Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng trong phong trào tập luyện
TDTT cho mọi người dân Việt Nam, Bác thường xuyên tập luyện võ thuật và
nhiều môn thể thao khác nhằm tăng cường sức khỏe.
Từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm
chăm lo sức khỏe của toàn dân, Người thường nói: ... mỗi một người dân mạnh
khỏe... góp phần cho cả nước mạnh khỏe, ... Dân cường thì nước thịnh. Tôi
mong đồng bào bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ
trẻ. Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VII nêu rõ Giáo dục đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang
cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ 21 và khẳng định: Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu
của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã
hội.
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư TW Đảng: Thực hiện GDTC trong tất cả
các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày cho hầu
hết học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Điều 41 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
cũng nêu rõ: Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường.

6

* Tóm lại: Qua những chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, nhà nước chứng
tỏ các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất của học sinh
nói riêng, và nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em
phát triển toàn diện về Đức Trí - Thể Mĩ, góp phần cải tạo nòi giống, đáp ứng
được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan.
Ở nhiều nước, giờ học thể dục là một bộ phận không thể thiếu được trong
nhà trường và nó được tiến hành không dưới 3 tiết/ tuần.
Chương trình học thể dục ở Việt Nam từ những năm 1991 đã áp dụng cho tất
cả các học sinh là 2 tiết/tuần (chỉ riêng khối lớp 1 các em học 1 tiết/tuần) và những
hoạt động thể dục thể thao khác đã phần nào nâng cao được chất lượng giáo dục
thể chất. Rất nhiều đề tài nghiên cứu trong những năm qua ở nước ta cũng đã đề
cập đến sự phát triển thể lực ở học sinh như:
- Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh phổ thông ở các
Tỉnh phía Bắc (Vụ TDTT Bộ giáo dục năm 1968 1670).
- Điều tra thể chất của học sinh phổ thông (Lê Bửu, Lê Văn Lẩm, Bùi Thị
Hiếu và cộng sự năm 1975).
- Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của người Việt Nam từ 7-17 tuổi (Phan
Hồng Minh năm 1980).
- Những đề tài nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là công trình
nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục của Trần Đình Lâm, Trịnh Trung
Hiếu, Vũ Huyến năm 1978-1985).
c. Mục tiêu TDTT trong trường học.
- Mục tiêu TDTT trong trường giúp học sinh biết được một số kiến thức, kĩ
năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói
quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh.
7

- Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả
năng của bản thân về thể dục thể thao.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học và nếp sinh hoạt ở trường
và ngoài nhà trường.
Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác phong
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiết chính
là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần giáo
dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, chuẩn bị về thể
lực và nếp sống cho người lao động tương lai thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
d. Nghiên cứu vận dụng của trò chơi vận động trong Trường TH hiện nay.
Để đảm bảo cho quá trình GDTC ở bậc TH có khả năng đạt kết quả thì nội
dung của nó phải thể hiện hoàn chỉnh các vốn tri thức sau:
- Hệ thống tri thức về hiểu biết tác dụng phong phú của thiên nhiên tới việc
nâng cao, bảo vệ sức khoẻ (Không khí, Ánh sáng, Môi trường,).
- Hệ thống tri thức cơ bản về vệ sinh (Cơ thể, Lao động, Học tập, Vui chơi,
).
- Hệ thống tri thức cơ bản về phòng bệnh (Bệnh học đường, Cận thị, Cong
vẹo cột sống,).
- Hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT hiện đại và dân
tộc (Trò chơi, kĩ thuật TDTT,).
Trong đó hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT và trò
chơi có ý nghĩa to lớn.
Đối với trẻ em trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu, là thế giới thu nhỏ
của các em. Thông qua trò chơi, trẻ em được chuẩn bị từng bước để đi vào cuộc
sống xã hội. Trò chơi là một nội dung quan trọng để thực hiện chức năng chuẩn bị
thế hệ trẻ làm quen với đời sống cho mỗi xã hội. Do vậy, không thể đối lập hoặc
tách rời giữa việc học và chơi của trẻ.
Xuất phát từ thực trạng trên nghiên cứu ứng dụng các bài tập trò chơi vận
động cho trẻ em học sinh Tiểu học là một cộng việc hết sức cần thiết. Mục đích
8

của đề tài này là khai thác hiệu quả nội dung tổ chức các trò chơi vận động, phát
triển thể chất cho các em, đa dạng hoá các loại hình TDTT trong nhà trường.
4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học (10 đến 12 tuổi) và đặt
điểm các phương pháp giảng dạy thể dục, trò chơi vận động.
a. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi.
Các em học sinh TH ở độ tuổi từ 10 đến 12, việc lựa chọn bài tập thể dục và
trò chơi có vận động hợp lý với lứa tuổi này là rất quan trọng. Do vậy đòi hỏi
người giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và tâm lý lứa tuổi này.
Hệ thần kinh: Quá trình thần kinh đã có sức mạnh và sự ổn định, các phản
xạ có điều kiện tương đối bền vững, ức chế bên trong cơ thể hiện rõ rệt, hệ thống
tín hiệu phát triển mạnh. Các em có khả năng mô tả và tiếp thu
bằng ngôn ngữ, hấp thụ các cảm giác vận động. Những ảnh hưởng điều chỉnh các
vỏ não đối với các vùng dưới não còn yếu vì vậy sự tập trung chú
ý chưa bền.
Quá trình trao đổi chất và năng lượng: Quá trình đồng hoá chiếm ưu
thế so với quá trình dị hoá. Sự tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với người lớn
trong cùng một hoạt động.
Hệ tuần hoàn: Khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể cao hơn so với
người lớn. Kích thích tuyệt đối và tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi. Nhịp
tim của các em không ổn định, tim mạch của cơ thể trẻ tỷ lệ với sự tăng công suất
hoạt động, sự phụ hồi tim mạch sau hoạt động thể lực phụ thuộc vào độ lớn của
lượng vận động. Sau hoạt động lượng vận động nhỏ cơ thể trẻ phụ hồi nhanh hơn
người lớn. Nhưng sau lượng vận động lớn cơ thể trẻ phục hồi chậm hơn người lớn.
Huyết áp: Cũng tăng dần theo lứa tuổi, trẻ em sự tăng huyết áp yếu hơn so
với người lớn.
Hệ hô hấp: Có đặc điểm thở nhanh và không ổn định, thở rộng và có tỷ lệ
thở ra hít vào bằng nhau. Tầng số hô hấp vào khoảng 18 27 lần/1phút. Dung tích
của trẻ so với người lớn là lớn hơn. Tuy nhiên nếu tính dung tích sống trên 1kg da
của trẻ thấp hơn so với người lớn.
b.Đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi.
9

Tri giác: Ở lứa tuổi từ 10 12 tuổi thường các em tri giác còn vội vàng,
thiếu chính xác. Vì vậy, các em thực hiện động tác dễ sai sót. Giáo viên cần sử
dụng phương tiện trực quan, hình vẽ, biểu bảng với nội dung đơn giản, dễ hiểu cần
nhấn mạnh những yếu tố cần thiết. Do tri giác không gian chưa phát triển nên khi
giảng dạy động tác, giáo viên cần xoay lưng cùng chiều với các em để thực hiện
động tác hoặc sử dụng theo kiểu soi gương thì phải giải thích cho các em biết như :
(Thầy bước chân phải thì các em nhìn theo và bước chân trái ). Tri giác về nhịp độ
có đặc điểm riêng khi làm sai không tự nhận thấy mà chỉ nhờ nhịp điệu mới hoàn
thành.
Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý không chủ định chiếm ưu
thế sức tập trung, chú ý thấp. Tuy nhiên cũng có nhiều em biết tập
trung chú ý. Sự di chuyển chú ý chưa linh hoạt, khối lượng chú ý chưa lớn.
Sự phân phối chú ý chưa đúng mức.
Trí nhớ: Đặc điểm trí nhớ ở lứa tuổi này là trí nhớ trực quan hình tượng, các
em dễ dàng nhớ sự việc với những hình ảnh cụ thể. Một đặc điểm nữa của trí nhớ
trong lứa tuổi này là: tính không chủ định chiếm ưu thế, trí nhớ vận động chưa
hoàn thiện, chưa chính xác, tiếp thu động tác máy móc không có phê phán nên
các em hay lẫn lộn với những động tác có cử động giống nhau, do ức chế phân biệt
của các em chưa phát triển, cần giải thích kỹ sự khác nhau giữa các động tác.
Tư duy: Do có sự chuyển biến, từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng, có
thể dạy các em phân tích quá trình thực hiện động tác của bản thân và người khác.
Tưởng tượng: Có những tiến bộ rõ rệt, quán trình tưởng tượng thường phản
ánh chủ quan được phát triển chủ yếu trong quá trình tập luyện và vui chơi.
Cảm xúc: Cảm xúc phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của hệ thần kinh. Quá
trình hưng phấn chiếm ưu thế nên dễ mệt mỏi. Do vậy, ảnh hưởng đến quá trình
cảm xúc của các em. Cảm xúc luôn xuất hiện trong vui chơi và tập luyện, thoải mái
khi làm được bài, nghi ngờ khi gặp khó khăn. Cảm xúc được biểu lộ ra bên ngoài,
chưa biết che dấu, vui buồn nhất thời. Tâm trang đó thường gặp và chuyển hoá qua
lại rất nhanh. Vì vậy giáo viên cần thận trọng nhận xét và phê bình bình về mặt
tâm lý, cần gây cảm xúc tình cảm cho các em khi có nhiệm vụ
10

vận động, cần có những tác dụng điều chỉnh cảm xúc, bài tập chuyên môn
Ý thức: Ý thức của các em chưa phát triển đúng mức, do đó khó đặt ra cho
mình một mục đích hành động, sự sẵn sàng khắc phục khó khăn, tính kỉ luật, sự
quyết tâm còn yếu. Tính kiên trì chưa phát triển rõ rệt, các em chỉ dựa vào mục
đích trước mắt còn mục đích lâu dài chưa xác định được. Các em rất dũng cảm,
biết khó cần thực hiện được, do chưa nhận thức được
những khó khăn, nên dễ bị chấn thương. Do vậy, khi giảng dạy giáo viên cần giải
thích kỹ yêu cầu của từng động tác và và nêu ra yêu cầu sao cho phù hợp với khả
năng của các em.
c. Đặc điểm giảng dạy thể dục và trò chơi vận động cho các em học sinh TH
( từ 10 12 tuổi).
Từ những đặc điểm sinh lý trên đây đối với các em học sinh TH khi giảng
thể dục cần chú ý những điểm sau:
Ở các em rất nhanh xuất hiện những mối liên hệ của các phản xạ có điều
kiện đối với các hoạt động thực tế thường gặp trong cuộc sống. Vì vậy đối với các
em bài tập càng cụ thể nhiệm vụ hoạt động càng hẹp, bài tập càng dễ hiểu thì việc
hoàn thành càng nhanh, phải chú ý đến đặc điểm phát triển của cơ thể, cơ quan vận
động, cần tránh những bài tập tĩnh, kéo dài và các bài tập chấn động cơ thể mạnh.
Cơ của các em giàu tính đàn hồi nhiều nước ít chất Anbumin và muối
khoáng hơn người lớn, mà lực của các em lại còn yếu. Vì vậy các bài tập đòi hỏi sự
hoạt động quá căng thẳng là không phù hợp với các em.
Các bài tập dẻo cần phải hết sức chú ý đến đặc điểm phát triển cơ thể của
các em, bởi vì các bài tập nếu làm quá mạnh, sẽ làm giản dây chằng, dẫn tới làm tư
thế bị sai lệch.
Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát triển một cách toàn diện và cân
đối các tố chất thể lực, cần chú ý phát triển tố chất nhanh, linh hoạt mềm dẻo. Vì
vậy trong 10 12 tuổi cần cho các em nắm thật chắc những kĩ xảo vận động cơ
bản. Những kĩ năng, kĩ xảo vận động đã không chỉ có ý nghĩa thực dụng, mà còn
có ý nghĩa chung. Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát dụng, mà còn
có ý nghĩa chung. Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát triển một cách tuyệt
11

đối các tố chất cần đặc biệt chú ý phát triển tố chất tốc độ, tính linh hoạt và mềm
dẻo.
Đối với các em 10 12 tuổi cần giải thích cụ thể và dễ hiểu, nhưng chủ yếu
vẫn là làm mẫu để các em tập theo, ví dụ: bật xa tại chỗ thì cần lưu ý cho các em
về tư thế chân trước khi giậm nhảy, tư thế tay khi dậm nhảy và rơi xuống đệm
hoặc cát tiếp xúc bằng 2 chân và phối hợp khuỵ gối và tay để giữ thăng bằng.
Điều cơ bản trong giảng dạy đối với các em ở lứa tuổi 10 12 là phải
nghiêm chỉnh thực hiện các bài tập theo thứ tự (Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, dần dần nâng cao độ khó). Khi giảng dạy bài tập khó phải dạy theo từng
phần sau đó mới tiến hành giảng dạy hoàn chỉnh. Có như vậy, các em mới tiếp thu
một cách hiệu quả những kĩ năng, kĩ xảo vận động trong chương trình học tập. Bên
cạnh đó khi giảng dạy thể dục và trò chơi vận động cần tính tới các đặc điểm của
hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn và hô hấp.
5. Cơ sở lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh
trường TH Quyết Thắng.
Với mục đích của đề tài là lựa chọn và sử dụng một số trò chơi nhằm phát
triển thể lực cho học sinh TH. Tôi đã tham khảo các trò chơi trong cuốn Trò chơi
vận động và vui chơi giải trí của Phạm Vĩnh Thông (chủ biên), Hoàng Mạnh
Cường và Phạm Hoàng Dương với một số trò chơi tôi đã thu thập từ những giáo
viên giảng dạy, huấn luyện có kinh nghiệm và được lựa chọn phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của các em.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khoa học thực tiễn và xây dựng các bài tập
cụ thể cho các em học sinh ở trường TH Quyết Thắng. Tôi đã tiến
hành phỏng vấn một số giáo viên về một số trò chơi phát triển thể lực cho các em.
Kết quả phỏng vấn ở bảng 2:
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn trò chơi (số giáo viên được hỏi n
=13):
STT
1
2

Tên trò chơi
Chạy theo hình tam giác
Thăng bằng
12

Số phiếu đồng ý
5

Tỷ lệ %
38%

7

53%

3

Lăn bóng bằng tay

10

76%

4

Bỏ khăn

8

61%

5

Bóng chuyền sáu

7

53%

6

Đi qua cầu

6

46%

7

Kiệu người

5

38%

8

Dẫn bóng

11

84%

9

Hoàng Anh, Hoàng Yến

5

38%

10

Chạy nhanh theo số

10

76%

11

Qua cầu tiếp sức

7

53%

12

Chuyền, bắt bóng tiếp sức

8

61%

13

Lò cò tiếp sức

12

92%

14

Mèo đuổi chuột

8

61%

15

Nhanh lên bạn ơi

12

92%

16

Nhảy cừu

10

76%

17

Nhảy lướt sóng

11

84%

18

Chuyển

13

100%

nhanh,

nhảy

nhanh
Căn cứ vào kết quả trên tôi đã lựa chọn ra 11 trò chơi có số phiếu đạt từ 60%
trở lên để đưa vào thực nghiệm nhằm giáo dục tăng cường thể lực cho học sinh
TH. Những trò chơi được lựa chọn được đưa vào thực nghiệm với lượng vận động
phù hợp với tâm sinh lý của các em học sinh TH.
Bảng 3: Một số trò chơi được lựa chọn nhằm phát triển thể lực cho học
sinh TH.
TT

Tên trò
chơi

Lượng
vận

Mục đích của trò chơi

động
Nhằm rèn luyện

1

Dẫn bóng

Yêu cầu thực hiện

15

sự Học sinh biết phối hợp

nhanh nhẹn, khéo léo khéo léo, có ý thức
linh hoạt và làm quen trách nhiệm và tinh thần
với cách dẫn bóng.
13

đồng đội.

Rèn luyện khả năng tập Học sinh có ý thức tổ
trung chú ý và kĩ năng chức kỉ luật, tính tự
2

Bỏ khăn

15

chạy, phát triển sức giác.
nhanh khả năng linh

Chạy
3

nhanh theo

hoạt, tính nhanh nhẹn.
Rèn phản xạ, kĩ năng Sân bãi rộng rãi bằng
15

nhanh.

số

bắt bóng

di chuyển chuyền và bắt chơi, đoàn kết nhiệt tình
15

tiếp sức

5

6

7

8
9

Lăn bóng
bằng tay

Lò cò tiếp
sức

Mèo đuổi
chuột
Nhanh lên
bạn ơi
Nhảy cừu

giác, tích cực, đúng

luật.
Nhằm rèn luyện kĩ năng Thực hiện đúng luật

Chuyền và
4

chạy và phát triển sức phẳng khi chơi phải tự

bóng, phát triển sức và quyết tâm.
mạnh của tay, sự phối
hợp khéo léo chính xác.
Rèn luyện sự khéo léo, Học sinh phải tập trung

15

nhanh nhẹn.

và kiên trì, lăng bóng

qua vòng qua vật chuẩn.
Phát triển sức mạnh Thực hiện động tác liên
15

chân, khả năng phối hợp tục trên một chân. Vòng
nhanh nhẹn khéo léo.

qua vạt chuẩn đúng quy

định, tích cực.
Rèn luyện kĩ năng chạy, Tự giác tích cự trong
10

phát triển sức nhanh, sự khi chơi không được
thông minh sáng tạo.
vượt quá vòng tròn.
Rèn luyện kĩ năng chạy, Học sinh có tinh thần

15

phát triển sức mạnh, sự tập thể, tính tổ chức kĩ

10

khéo léo nhanh nhẹn.
luật và tự giác.
Rèn luyện kĩ năng chạy Học sinh tự giác tích
kết hộp với nhảy, phát cực tập trung chú ý
triển sức nhanh, sức quyết tâm tinh thần
mạnh chân phối hợp với đồng đội.
tay, thân, khéo léo chính
14

xác.
Rèn luyện khả năng tập Học sinh phải tập trung
10

Nhảy lướt
sóng

15

nhanh,
nhảy
nhanh

nhanh, phát triển sức bật qua dây.
và sức mạnh chân.
Rèn luyện sự khéo léo, Học sinh phải tuân theo

Chuyển
11

trung chú ý, phản xạ chú ý, bật mạnh, nhanh

15

nhanh nhẹn, phát triển sự điều khiển của giáo
sức mạnh của chân, giáo viên.
dục tinh thần tập thể.

6. Đánh giá thực trạng và những mâu thuẫn thể lực của học sinh trường TH
Quyết Thắng.
a. Thực trạng.
Công tác giáo dục thể chất ở trường TH Quyết Thắng đã có những bước tiến
bộ đáng kể. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu kế hoạch giảng dạy và học tập của
trường, tôi thấy rằng việc giảng dạy thể dục còn nhiều điểm hạn chế, số giáo viên
dạy thể dục chuyên môn chưa cao, có một số bài tập luyện nhưng chưa đảm bảo
yêu cầu, do sân trường không có bóng mát cho các em tập luyện, nội dung còn
nghèo nàn, giáo viên chủ yếu dạy xoay quanh các nội dung đội hình đội ngũ và các
bài thể dục tay không hay các bài tập đơn giản như: Các bài tập rèn luyện tư thế và
kĩ năng vận động cơ bản, đá cầu...để dạy cho các em.
b. Mâu thuẫn.
Theo như chúng ta đã biết giờ học thể dục của các em rất quý giá và cần
thiết sau một thời gian phải ngồi trên lớp và động não với nhiều môn thì các em lại
muốn ra sân tập để chạy nhảy và thay đổi bầu không khí giảm đi sự căng thẳng.
Nhưng với thực tế giảng dạy thể dục trong nhà trường thì chưa giúp ích được nhiều
cho các em, chưa lôi cuốn các em, các em vận động còn ít vì vậy thể lực các em
vẫn còn yếu.
Qua đó chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trong 2 khối 4 và khối 5 với tổng số
học sinh là 212 em (Nam và Nữ).
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra với các test sau:
15

Chạy tuỳ sức 5 phút (m).
Nằm ngửa gật bụng (30lần/giây).
Bật xa tại chỗ (cm).
Chạy con thoi (4x10m)
Đây là những test chuẩn của việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh trường
TH Quyết Thắng do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo qui định. Tiêu chuẩn này gồm 3
mức:
Tốt: Kết quả kiểm tra theo chỉ tiêu lứa tuổi có 3 chỉ tiêu Tốt và một chỉ tiêu
Đạt trở lên.
Đạt: Kết quả kiểm tra theo chỉ tiêu lứa tuổi từ mức Đạt trở lên.
Chưa đạt: Kết quả kiểm tra theo chỉ tiêu lứa tuổi có một chỉ tiêu dưới mức
Đạt.
Được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh TH.
Tuổi

Chạy tuỳ sức

Nằm ngửa

Chạy con thoi

5 phút (m)

gập bụng

4x10m (giây)

Phân

Bật xa tại

loại

chỗ (cm)
Nam N÷

Nam



Tốt
Đạt
Tốt
Đạt
Tốt
Đạt
Tốt
Đạt
Tốt

110

100

750

700

9

6

13,30 13,50

100

95

650

600

4

3

14,30

113

124

770

760

10

7

13,20 13,40

116

108

670

5

4

14,20

142

132

800

770

11

8

13,10 13,30

127

118

700

670

6

5

14,10

153

142

850

800

12

9

13,00 13,20

137

127

750

690

7

6

14,00

163

152

900

810

13

10

12,90 13,10

10

Đạt

148

136

790

700

8

7

13,90

170

155

940

820

14

11

12,70 13,00

11

Tốt
Đạt
Tốt

152

140

820

710

9

8

13,20

181

161

950

830

15

12

12,50 12,80

6
7
8
9

640

16

(lần/30giây)
Nam N÷

Nam


14,50
14,40
14,30
14,20

14,10

14,00

12

Đạt

163

144

850

730

10

9

13,10

13,80

7. Phát triển các hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao trong nhà trường.
Biện pháp cụ thể : Phát động phong trào thể dục thể thao trong toàn trường
kết hợp với Công đoàn, Đoàn đội, Đoàn thanh niên thành lập đội cầu lông, bóng
bàn, cờ vua, cờ tướng, điền kinh của cán bộ giáo viên và học sinh.
Học sinh ngoại khoá có giáo viên thể dục thể thao hướng dẫn.
Kết hợp với Đoàn thanh niên, Đoàn đội và giáo viên thể dục thể thao tổ chức
cho học sinh thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ có kiểm tra và
đánh giá xếp loại các lớp.
Đề ra thời gian tập luyện trong một ngày, một tuần với học sinh. Để thực
hiện tốt hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao: Bộ môn thể dục thể thao, giữ vai
trò tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong hoạt động thể dục thể thao của nhà
trường.
* Đầu tư trọng điểm công tác cải tạo xây dựng và tăng cường các trang thiết
bị, dụng cụ sân bãi thể dục thể thao.
Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của nhà trường về công tác Giáo dục thể
chất, để tham mưu với nhà trường quy hoạch xây dựng công trình thể dục thể thao.
Bộ môn thể dục thể thao xây dựng kế hoạch tu sửa sân bãi, dụng cụ và mua
sắm trang thiết bị cho giảng dạy và học tập trình ban lãnh đạo nhà trường.
Cải tiến bố trí sân tập, khu tập khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên giảng
dạy và học sinh tập luyện.
* Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể dục thể thao:
Công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch học tập cho học sinh ngay từ đầu năm
học, để học sinh chủ động lập kế hoạch học tập và ngoại khoá.
Trong giờ dạy học: Giáo viên giảm tỷ lệ diễn giảng, tăng tỷ lệ tập luyện lên.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học

17

sinh hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý. Dạy theo hướng tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh bằng cách tăng cường sử dụng
các phương pháp trò chơi, thi đấu.
Tăng cường nâng cao hiệu quả tự tập của học sinh bằng cách phân nhóm
hoặc quay vòng, có sự quản lí của giáo viên.
Tăng cường sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh yếu.
Kết hợp giữa ý thức học tập của học sinh với năng lực thực sự của học sinh
để đánh giá cho điểm theo tiêu chuẩn rèn luyện thể thao.
* Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động Giáo dục thể chất trong
nhà trường.
Việc kiểm tra đánh giá cần đảm bảo tính khoa học hệ thống và khách quan:
Kiểm tra thể lực sơ bộ ban đầu khi học sinh mới bước vào lớp 1. kiểm tra
chiều cao, cân nặng để khi học sinh học hết lớp 5 có thể đánh giá được sự phát
triển của từng học sinh trong bốn năm học.
Kiểm tra thường xuyên đối với học sinh bằng cách bắt mạch, kiểm tra vệ
sinh răng miệng, mắt.
Kiểm tra định kỳ về thể lực, sức khoẻ nhằm đạt cơ sở khoa học và thực tiễn
công tác giáo dục thể chất.
Kiểm tra đánh giá hàng năm theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo
về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Khi kiểm tra đánh giá phải đánh giá nghiêm túc,
khách quan có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, công bằng.
* Tăng cường kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao.
Bộ môn thể dục trình lãnh đạo nhà trường cấp kinh phí để xây dựng, tu sửa,
mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập của học sinh.
Tranh thủ được sự giúp đỡ của hội phụ huynh học sinh, của các cơ quan có
liên quan với trường.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.

18

- Vào đầu năm học tôi có kiểm tra thực nghiệm thể lực của các em học sinh
khối 4, khối 5 tôi trực tiếp giảng dạy, tôi thấy thể lực của các em vẫn còn yếu. Qua
đó tôi nhận thấy để tạo cho các em một không khí vui tươi trong giờ học nhằm
phát triển thể lực cho học sinh trường để các em có một sức khỏe tốt.
- Trước khi áp dụng các phương pháp tập như trên, tôi thấy học sinh chưa
nắm được yêu cầu và mục đích của trò chơi và tình hình thể lực của các em vẫn
chưa tốt. Do đó các em phải nắm được cách chơi và thường xuyên tổ chức ở nhà
thì các em mới đạt được kết quả như mông muốn.
- Từ những thực tế trên nên tôi chọn lựa một số trò chơi vận động vừa tạo
nên một sự hứng thú, từ đó nâng cao thể lực rèn luyện sức khỏe phục vụ tốt cho
học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày của các em.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐẦU NĂM
Tổng số
học sinh
Khối 4
105
Khối 5
107
TT

Tốt
30
35

Tỉ lệ
(%)
28.57
32.7

Đạt
47
41

Tỉ lệ
(%)
44.76
38.3

Chưa
đạt
28
31

Tỉ lệ
(%)
29.67
29

2. Hiệu quả thực hiện.
- Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy một số trò chơi được lựa chọn
và áp dụng trong các giờ học của trường học. Đa số là các em thích thú trong các
trò chơi các em nắm được cách chơi và tự tổ chức các trò chơi trong các giờ học
ngoại khóa, tuy nhiên do điều kiện dụng cụ, sân tập, cơ sở vật chất còn nhiều hạn
chế nên ảnh hưởng đến các vấn đế tổ chức các trò chơi.
- Qua gần học kỳ I của năm học 2013-2014 và áp dụng những biện pháp đã
đề ra, các em đạt được chứng cứ về trò chơi vận động và tình trạng thể lực sức
khỏe của các em cũng tốt hơn, thay đổi vượt bậc.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ
Tổng số
học sinh
Khối 4
105
Khối 5
107
TT

Tốt
32
37

Tỉ lệ
(%)
30.5
35.2
19

Đạt
50
52

Tỉ lệ
(%)
47.6
48.6

Chưa
đạt
21
18

Tỉ lệ
(%)
21.9
16.6s

IV. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi thấy cần rút ra những kết luận sau:
Chất lượng giờ học thể dục trong trường TH Quyết Thắng - Mạo Khê
Đông Triều - Quảng Ninh còn nhiều hạn chế với số lượng 2 tiết/ tuần/lớp, cơ sở vật
chất và đội ngũ giáo viên dạy Thể dục còn thiếu. Nội dung và phương pháp giảng
dạy còn chưa hợp lý, nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục thể chất của
trường TH Quyết Thắng nói riêng và các trường TH, THCS nói chung.
Thực trạng thể lực học sinh trường TH Quyết Thắng so với chỉ tiêu RLTT
thì chưa đảm bảo yêu cầu của thực tế.
Qua nghiên cứu tôi đã lựa chọn được một số trò chơi vận động có tác dụng
tối đối với sự phát triển thể chất của học sinh TH.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình
giảng dạy và học tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác nghiên cứu khoa
học cũng còn mới mẻ với tôi và điều kiện thời gian không nhiều nên sáng kiến
kinh nghiệm cua tôi không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự
đóng góp của các Đ/c lãnh đạo chuyên môn, các bạn đồng nghiệp đi trước để tôi
hoàn thiện đề tài góp phần nhỏ bé của mình vào giảng dạy và học tập để đạt kết
quả tốt hơn.
V. KIẾN NGHỊ
- Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở trường TH Quyết Thắng tôi cũng
mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau:
- Để giúp cho giáo viên có điều kiện giảng dạy tốt và đạt hiệu quả cao trong
các giờ dạy học Thể dục và đặc biệt là trong các hoạt động tổ chức cho học sinh
tham gia các trò chơi thì nhà trường, Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện cũng
như các cấp trên cần quan tâm, đầu tư và tăng cường thêm về cơ sở vật chất kịp
thời như:
+ Xây dựng sân tập có diện tích tối thiểu 25m x 35m đảm bảo cho việc dạy
và học Thể dục và xây dựng nhà tập đa năng cho trường TH Quyết Thắng.
20

Tải về bản full