Sinh học lớp 9 bài 45 46

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 45-46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 105 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 45.1

Trả lời:

Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành

Tên sinh vật Nơi sống
Thực vật Trên cạn, dưới nước
Động vật Trên cạn, dưới nước
Nấm Trên mặt đất
Địa y Trên mặt đất

Bài tập 2 trang 106 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 45.2

Trả lời:

Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây

STT Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là: Những nhận xét khác
1 Cây bàng Trên cạn Lá lớn, phiến lá rộng, màu nhạt Cây ưa sáng
2 Cây bằng lăng Trên cạn Lá lớn, phiến lá rộng, xếp ngang Cây ưa sáng
3 Cây rong đuôi chó Dưới nước Lá nhỏ, mỏng, màu lá nhạt Chìm trong nước Thân mềm mại, có thể xuôi theo chiều nước chảy
4 Rêu tường Nơi ẩm ướt Lá nhỏ, màu nhạt Lá cây ưa ẩm
5 Khoai nước Ven bờ nước Lá lớn, phiến lá rộng, màu lá nhạt Lá cây ưa bóng
6 Cây bèo tây Trên mặt nước Lá dày, màu xanh đậm, phiến lá rộng Lá cây nổi trên mặt nước Cuống lá xốp, như cái phao giúp cây nổi trên mặt nước
7 Cây lá lốt Trên cạn Phiến lá rộng, màu đậm Lá cây ưa bóng
8 Cây sen Ở nước Phiến lá rộng, hình quạt, màu lá đậm Lá cây nổi trên mặt nước Có lớp sáp ở mặt trên của lá
9 Cây hướng dương Trên cạn Phiến lá rộng, màu lá nhạt Lá cây ưa sáng
10 Cây trúc đào Trên cạn Phiến lá hẹp, lá xếp xiên Lá cây ưa sáng Lá dày, có lớp cutin bao bọc

Bài tập 3 trang 106 VBT Sinh học 9: Vẽ một số dạng phiến lá quan sát được?

Trả lời:

Dựa theo nội dung hình 45 SGK trang 137

Bài tập 4 trang 107 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 45.3

Trả lời:

Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được

STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống
1 Cá chép Trong nước Thân hình thoi, dẹp hai bên, vây bơi phát triển, thân cá có chất nhớt giúp giảm ma sát với dòng nước
2 Giun đất Trong đất Cơ thể thuôn dài, không có thị giác, da mềm, ẩm.
3 Cánh cam Trên cạn Cơ thể có lớp vỏ kitin bao bọc
4 Chó Trên cạn Có lông mao, giác quan phát triển
5 Ếch Nơi ẩm ướt [bờ ao, bờ ruộng] Da trần, mềm, ẩm, cơ thể là một khối hình tam giác, có lớp da mỏng giữa các ngón.

Chào bạn Giải bài tập Sinh 9 trang 138

Soạn Sinh 9 Bài 45-46 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

Giải Sinh 9 Bài 45-46 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Thực hành Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

I. Mục tiêu

  • Học sinh tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
  • Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

Dụng cụ chuẩn bị:

  • Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
  • Giấy kẻ li có kích thước mỗi ô lớn 1cm, trong ô lớn có các ô nhỏ 1mm
  • Bút chì
  • Vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi nilon đựng động vật nhỏ
  • Dụng cụ đào đất nhỏ.
  • Băng hình về các môi trường sống của sinh vật

III. Cách tiến hành

1. Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật

  • Quan sát các loài sinh vật sống trong địa điểm thực hành và điền nội dung quan sát vào bảng 45.1

2. Nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá

  • Bước 1: Quan sát 10 lá cây ở các môi trường khác nhau trong khu quan sát. Chọn và đánh dấu kết quả quan sát vào bảng 45.2
  • Bước 2: Vẽ hình dạng phiến lá lên giấy kẻ ô li

3. Tìm hiểu môi trường sống của động vật

  • Tìm hiểu quan sát các động vật nhỏ ví dụ như các loài côn trùng, giun đất, thân mềm,...
  • Điền nội dung quan sát được vào bảng 45.3

IV. Thu hoạch

Tên bài thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Họ và tên học sinh:..............................................

Lớp:....................................................................

1. Kiến thức lí thuyết:

- Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào?

Trả lời:

Có 4 loại môi trường sống của sinh vật: môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên mặt đất – không khí [môi trường trên cạn] và môi trường sinh vật.

- Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật?

Trả lời:

Có hai nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật là:

• Nhân tố sinh thái vô sinh [không sống].

• Nhân tố sinh thái hữu sinh [sống]: gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

- Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?

Trả lời:

Đặc điểm cây ưa sáng: phiến lá hẹp, dày, có nhiều gân, có màu xanh nhạt, lớp cutin dày, có lông bao phủ.

- Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?

Trả lời:

Đặc điểm cây ưa bóng: phiến lá rộng, mỏng, có ít gân, có màu xanh thẫm, không có lớp cutin và lông bao phủ.

- Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô?

Trả lời:

Các loài động vật mà em quan sát được, có 1 số loài sống trong nước, 1 số loài ưa ẩm và 1 số loài ưa khô.

- Kẻ hai bảng đã làm trong giờ thực hành vào báo cáo.

Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành

Tên sinh vậtNơi sống
Thực vậtDây tơ hồng, phong lanMôi trường sinh vật
Hoa súng, bèo hoa dâuMôi trường nước
Cây lúa, cây xà cừ, cây lá lốt, cây ngải cứuMôi trường trên cạn
Động vậtCừu, trâu, sếu, cáoMôi trường trên cạn
Giun đấtMôi trường trong đất
Sán dây, sán lá ganMôi trường sinh vật
Môi trường nước
NấmNấm tai mèoMôi trường sinh vật
Địa yMôi trường sinh vật

Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây

STTTên câyNơi sốngĐặc điểm của phiến láCác đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát làNhững nhận xét khác
1Cây bàngTrên cạnPhiến lá dài, lá màu xanh nhạtLá cây ưa sáng
2Cây chuốiTrên cạnPhiến lá to và rộng, lá màu xanh nhạtLá cây ưa sáng
3Cây hoa súngTrên mặt nướcPhiến lá to rộng, lá màu xanh thẫmLá cây nổi trên mặt nước
4Cây lúaNơi ẩm ướtPhiến lá dài, lá nhỏ, có lông bao phủ, lá màu xanh nhạtLá cây ưa sáng
5Cây rau máTrên cạn nơi ẩm ướtPhiến lá mỏng, nhỏ, lá màu xanh thẫmLá cây ưa sáng
6Cây lô hộiTrên cạnPhiến lá dày, dàiLá cây ưa bóng
7Cây rong đuôi chồnDưới nướcPhiến lá rất nhỏLá cây chìm trong nước
8Cây trúc đàoTrên cạnPhiến lá dài, có lớp sáp bao phủLá cây ưa sáng
9Cây lá lốtTrên cạn, nơi ẩm ướtPhiến lá mỏng, bản lá rộng, lá màu xanh thẫmLá cây ưa bóng
10Cây lá bỏngTrên cạnPhiến lá dày, lá màu xanh thẫmLá cây ưa bóng

Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được

STTTên động vậtMôi trường sốngMô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống
1RuồiMôi trường trên cạn [trên không]Có cánh, miệng có vòi hút thức ăn
2Giun đấtMôi trường trong đấtCơ thể dài, phân đốt, hô hấp qua da
3Ốc sênMôi trường trên cạnCó vỏ đá vôi, thân mềm, không phân đốt
4Châu chấuMôi trường trên cạn [trên không]Có cánh, hàm khỏe ăn thực vật
5Cá chépMôi trường nướcBơi bằng vây, hô hấp bằng mang
6ẾchMôi trường trên cạn và nước [nơi ẩm ướt]Chân có màng, hô hấp bằng da, phổi
7RắnMôi trường trên cạnKhông có chân, da khô, có vảy sừng
8MựcMôi trường nướcThân mềm, đầu có nhiều tua

2. Nhận xét chung của em về môi trường đã quan sát

  • Môi trường này đã đảm bảo tốt cho động và thực vật sinh sống.
  • Qua bài thực hành: em đã tìm hiểu và phân loại được các loài thực vật dựa vào đặc điểm hình thái của chúng cũng như môi trường sống của một số loài động vật.

Cập nhật: 28/07/2021

Video liên quan

Chủ Đề