Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

Câu hỏi: Trong tin học sơ đồ khối là:

A.Ngôn ngữ lập trình bậc cao

B.Sơ đồ mô tả thuật toán

C.Sơ đồ về cấu trúc máy tính

D.Sơ đồ thiết kế vi điện tử

Trả lời:

Đáp án đúng: B

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sơ đồ khối nhé:

Sơ đồ khối là gì?

Sơ đồ khối là một bản vẽ minh họa của một hệ thống có các bộ phận hoặc thành phần chính được biểu diễn bằng các khối. Các khối này được nối với nhau bằng các dòng để hiển thị mối quan hệ giữa các khối tiếp theo.

Sơ đồ khốilà đại diện của một số thuộc tính đã biết để khi tổng hợp lại với nhau, chúng tạo thành sơ đồ khối trung tâm. Các khối mô tả một hệ thống như một tập hợp các thành phần chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ cụ thể trong một bối cảnh cụ thể.

Đặc điểm của sơ đồ khối

Sơ đồ khối cung cấp một cái nhìn nhanh chóng, cấp cao về hệ thống để xác định nhanh chóng các điểm quan tâm hoặc các điểm rắc rối. Do quan điểm cấp cao của nó, nó có thể không cung cấp mức độ chi tiết cần thiết để lập kế hoạch hoặc thực hiện toàn diện hơn. Một sơ đồ khối sẽ không hiển thị chi tiết từng dây và công tắc, đó là công việc của một sơ đồ mạch.

Sơ đồ khối đặc biệt tập trung vào đầu vào và đầu ra của một hệ thống. Nó ít quan tâm đến những gì xảy ra từ đầu vào đến đầu ra. Nguyên tắc này được gọi là hộp đen trong kỹ thuật. Các bộ phận đưa chúng ta từ đầu vào đến đầu ra không được biết đến hoặc chúng không quan trọng.

Tầm quan trọng của sơ đồ khối

Sơ đồ khối là một phương pháp thiết yếu được sử dụng để phát triển và mô tả các hệ thống phần cứng hoặc phần mềm cũng như thể hiện các quy trình và quy trình làm việc của chúng. Sơ đồ khối được sử dụng trong điện tử để biểu diễn các hệ thống và sự chuyển dịch của chúng, ví dụ như hệ thống cơ điện tử trong ngành vận tải đường bộ.

Sơ đồ khối thường được sử dụng khi việc hiển thị thông tin hoặc luồng kiểm soát là quan trọng – hoặc khi các quá trình có liên quan. Bằng cách này, chúng ta có thể biểu diễn các thuật toán phức tạp hoặc luồng thông tin hoặc giao tiếp giữa các thành phần riêng lẻ trong một hệ thống lớn, chẳng hạn như trong một cơ sở được thiết kế để sản xuất hàng loạt. Biểu diễn đồ họa thường dễ hiểu hơn biểu diễn văn bản.

Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1:

A. Thể hiện thao tác tính toán

B. Thể hiện thao tác so sánh

C. Quy định trình tự thực hiện các thao tác

D. Thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.

Đáp án: A

Giải thích :

Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối):

+ Hình chữ nhật có ý nghĩa là thể hiện thao tác tính toán.

+ Hình thoi thể hiện thao tác so sánh.

+ Các mũi tên thể hiện quy định trình tự thực hiện các thao tác.

+ Hình ô van thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.

Câu 2:Thuật toán có tính:

A. Tính xác định, tính liên kết, tính đúng đắn

B. Tính dừng, tính liên kết, tính xác định

C. Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn

D. Tính tuần tự: Từ input cho ra output

Đáp án: C

Giải thích:

+ Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện cac thao tác→ tính dừng.

+ Sau khi thực hiện một thao tác thì hoạc là thuật toán kết thúc hoặc có đúng 1 thao tác xác định để thực hiện tiếp theo→ tính xác định.

+ Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output của cần tìm→Tính đúng đắn.

Câu 3:Chọn phát biểu đúng khi nói về Bài toán và thuật toán:

A. Trong phạm vi Tin học, ta có thể quan niệm bài toán là việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện

B. Thuật toán (giải thuật) để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán này, ta nhận được Output cần tìm

C. Sơ đồ khối là sơ đồ mô tả thuật toán

D. Cả ba câu trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

+ Bài toán là việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện.

+ Thuật toán (giải thuật) để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán này, ta nhận được Output cần tìm.

+ Sơ đồ khối là sơ đồ mô tả thuật toán.

Câu 4:Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi nào?

A. Khi M =1 và không còn sự đổi chỗ

B. Khi số lớn nhất trôi về cuối dãy

C. Khi ai> ai+ 1

D. Tất cả các phương án

Đáp án: A

Giải thích:

Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi:

+ M =1 thì trong dãy có một số hạng nên không cần đổi chỗ và thuật toán kết thúc

+ Không còn sự đổi chỗ vì với mỗi cặp số hạng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn sau ta đổi chỗ chúng cho nhau và lặp đi lặp lại, cho đến khi còn số hạng nào đổi chỗ nữa thì dừng.

Câu 5:Cho thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số nguyên sử dụng phương pháp liệt kê dưới đây:

Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…., aN;

Bước 2: Min← ai, i← 2;

Bước 3: Nếu i < N thì đưa đưa ra giá trị Min rồi kết thúc;

Bước 4:

Bước 4.1: Nếu ai > Min thì Min← ai;

Bước 4.2: i← i+1, quay lại bước 3.

Hãy chọn những bước sai trong thuật toán trên:

A. Bước 2

B. Bước 3

C. Bước 4.1

D. Bước 4.2

Đáp án : C

Giải thích :

Bước 4.1: Nếu ai> Min thì Min ← ai là sai vì nếu ai> Min. vậy sẽ có 1 số hạng ai lớn hơn Min. Vậy Min là nhỏ nhất nên không thể gán ai cho Min. Cần sửa là Nếu ai < Min thì Min ← ai là sai vì nếu ai > Min.

Câu 6:Thuật toán tốt là thuật toán:

A. Thời gian chạy nhanh

B. Tốn ít bộ nhớ

C. Cả A và B đều đúng

D. Tất cả các phương án đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Thuật toán tốt là thuật toán tốn ít bộ nhớ và thời gian giúp máy tính hiểu và giải quyết một bài toán nhanh, chính xác.

Câu 7:Input của bài toán: "Hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C dùng biến trung gian B" là:

A. Hai số thực A, C

B. Hai số thực A, B

C. Hai số thực B, C

D. Ba số thực A, B, C

Câu 8:Cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Hãy xác đinh Output của bài toán này?

A. N là số nguyên tố

B. N không là số nguyên tố

C. N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố

D. Tất cả các ý trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Output là các thông tin cần tìm vì vậy bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N, Output của bài toán này là N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.

Câu 9:"…(1) là một dãy hữu hạn các …(2) được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ …(3) của bài toán, ta nhận được …(4) cần tìm". Các cụm từ còn thiếu lần lượt là?

A. Input – Output - thuật toán – thao tác

B. Thuật toán – thao tác – Input – Output

C. Thuật toán – thao tác – Output – Input

D. Thao tác - Thuật toán– Input – Output

Đáp án: C

Giải thích:

Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

Lưu đồ thuật toán là công cụ dùng để biểu diễn thuật toán, mô tả nhập (input), dữ liệu xuất (output) và luồng xữ lý thông qua các ký hiệu hình học. Công cụ này rất thích hợp để bạn học cách tư duy phân tích bài toán.

Để vẽ lưu đồ thuật toán, bạn cần nhớ và tuân thủ các ký hiệu sau đây:

Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

Lưu đồ thuật toán được duyệt lưu đồ thuật toán theo trình tự sau:

  • Duyệt từ trên xuống.
  • Duyệt từ trái sang phải.

Để cho dễ hình dung, chúng ta sẽ tìm hiểu các bài toàn sau:

  • Đầu vào: một số nguyên n.
  • Đầu ra: giá trị tuyệt đối của số nguyên n.

Bản chất của bài toán này là bạn cần kiểm tra số nguyên n có nhỏ hơn 0 hay không. Nếu nhỏ hơn 0 thì bạn nhân giá trị của n cho -1 để chuyển thành số nguyên dương. Còn nếu n lớn hơn 0 thì bạn không cần làm gì cả. Sau cùng thì bạn in giá trị của n ra, đó cũng chính là giá trị tuyệt đối mà bạn cần.

Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

  • Đầu vào: hai số nguyên a và b.
  • Đầu ra: nghiệm của phương trình.

Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

Bài 3. Vẽ lưu đồ (flowcharts) cho thuật toán nhập vào độ C (Celsius) và chuyển sang độ F (Fahrenheit). Biết rằng C/5 = (F-32)/9.

Phân tích: Nhập (Input) vào độ C; Xử lý (Process) là F = C * 1.8 + 32; Hiển thị (Output) độ F

Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

Bài 4. Vẽ lưu đồ cho thuật toán nhập vào điểm toán, điểm lý và điểm hoá. Sau đó tính tổng điểm, điểm trung bình và hiển thị kết quả.

Phân tích:

Nhập vào điểm toán, điểm lý và điểm hóa; Xử lý là tính điểm tổng và điểm trung bình cộng; Hiển thị điểm tổng và điểm trung bình cộng.

Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

Bài 5. Vẽ lưu đồ cho thuật toán tính chu vi, diện tích hình tròn. Hiển thị chu vi và diện tích sau khi tính.

Phân tích:

Nhập vào bán kính r; Xử lý là tính chu vi = 2*PI*r, diện tích = PI*r*r; Hiển thị chu vi và diện tích

Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

Bài 6. Vẽ lưu đồ cho thuật toán tìm số lớn nhất trong 3 số a, b và c.

Phân tích:

Nhập vào 3 số thực; Xử lý tìm số lớn nhất bằng cách so sánh; Hiển thị số lớn nhất

Sơ đồ khối thuật toán là gì trình bày các quy ước khi vẽ sơ đồ khối thuật toán

Để vẽ lưu đồ thuật toán thì bạn có thể sử dụng bất kỳ phần mềm nào có khả năng vẽ. Hoặc đơn giản hơn là dùng Word, PowerPoint cũng được. Tuy nhiên để cho dễ dàng thì mình đề nghị 02 phần mềm sau đây:

  • Microsoft Visio: đây là phần mềm hỗ trợ vẽ kỹ thuật khá đa năng của Microsoft. Bạn có thể dùng phần mềm này để vẽ các dạng sơ đồ (bao gồm cả flowchart). Nhưng lưu ý là phần mềm này chỉ hỗ trợ bạn vẽ thôi, không hỗ trợ “chạy” thử trên sơ đồ bạn nhé.
  • Crocodile Clips ICT: đây là cũng là phần mềm hỗ trợ việc vẽ sơ đồ và nhiều cái khác nữa. Điểm hay của phần mềm này là cho phép bạn “chạy” thử từng bước trên sơ đồ. Nhờ đó mà bạn sẽ nắm được cách hoạt động của sơ đồ dễ dàng hơn. Do đó mình đề xuất sử dụng phần mềm này để xây dựng sơ đồ trong quá trình học.