So sánh các miền khí hậu của nước ta?

So sánh khí hậu của ba miền tự nhiên ( miền bắc , miền trung , miền nam ) nước ta ?

Các câu hỏi tương tự

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Khí hậu nước ta là một nội dung kiến thức vô cùng bổ ích mà chúng ta được học trong bộ môn Địa lý. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nội dung này.

Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Đặc điểm khí hậu Việt Nam.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện ở những khía cạnh như sau:

– Tính chất nhiệt đới

Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương

Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C (không tính vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.

Xuất hiện nhiều nắng, tổng số giờ nắng khác nhau tùy nơi, dao động trong khoảng 1400 – 3000 giờ mỗi năm.

– Tính chất ẩm

Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 đến 2000mm

Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% và cân bằng ẩm luôn dương.

– Tính chất gió mùa

Gió mùa có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

+ Gió mùa mùa đông bao gồm Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc.

Gió mùa đông bắc có từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta.Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm.Gió mùa Đông Bắc sẽ chỉ hoạt động từng đợt nhất định và khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại.

Gió Tín phong bán cầu Bắc được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây chính là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Gió Mùa Mùa Hạ

Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.

Vào giữa và cuối mùa hè: Thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. VÌ hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra nguyên nhân mưa lớn vào mùa hạ cho cả 2 miền Bắc và Nam.

Những đặc điểm về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo nên sự khác nhau rõ rệt giữa ba miền nước ta, cụ thể như sau:

+ Miền Bắc: Có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và ít mưa. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Bắc còn xuất hiện thêm cả mùa Xuân và mùa Thu.

+ Miền Nam: Thời tiết đặc trưng rõ rệt bởi hai mùa là mùa mưa và mùa khô

+ Miền Trung: Khí hậu cũng được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên mùa mưa sẽ có xu hướng lệch về mùa thu đông hơn.

– Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng: Sự phân hóa của khí hậu theo không gian, theo thời gian và theo địa hình và khu vực.

So sánh các miền khí hậu của nước ta?

Các yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu nước ta

– Vị trí địa lý

Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa cầu Bắc nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong cả nước đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh trong năm. Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.

– Địa hình: nước ta có ¾ diện tích là đồi núi trong đó 85% diên tích địa hình thấp dưới 100m, 14% diện tích núi trung bình,1% diện tích núi cao. Do đó khí hậu chịu sự chi phối của địa hình. Khí hậu phân hóa theo đai cao (khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu núi cao). Khí hậu phân hóa theo hướng sườn (Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít)

– Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa: Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

– Sự tranh chấp luân phiên của các khối khí theo mùa tạo nên tính phân mùa của khí hậu.

Những ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ở nước ta

– Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

+ Thuận lợi: Với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.

+ Khó khăn:

Thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt… gây khó khăn cho hoạt động canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai.Độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.

– Đối với hoạt động sản xuất khác và đời sống

+ Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.

+ Khó khăn:Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.Thiên tai bão lũ gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, và thiệt hại về người và tài sản. Môi trường thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng nặng nề dễ bị suy thoái.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Đặc điểm khí hậu Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

So sánh đặc điểm của miền khí hậu phía bắc và miền khí hậu phía nam .
Cho bt sự khác nhau về khí hậu có tác động như thế nào đến thiên nhiên của mỗi miền

C. Hoạt động luyện tập

Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh các yếu tố của ba miền địa lí tự nhiên Việt Nam theo bảng sau:

yếu tố/ miềnMiền Bắc và Đông Bắc Bắc BộMiền Tây Bắc và Bắc Trung BộMiền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
    
    
    

yếu tố/ miềnMiền Bắc và Đông Bắc Bắc BộMiền Tây Bắc và Bắc Trung BộMiền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Địa hình

Địa hình đa dạng: núi cao, đồi núi thấp, đồng bằng.

Đây là vùng đồi núi thấp, nổi bật là những dãy núi hình cánh cung

  • Địa hình cao nhất nước ta, có nhiều dãy núi cao như: Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh, Pu Đen Sao, Trường Sơn Bắc...
  • Hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.
  • Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 
  • Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.
Khí hậu - Thuỷ văn

Khí hậu: Tính chất nhiệt đới giảm sút, mùa đông lạnh nhất cả nước

  • Mùa đông giá lạnh, gió bấc, mưa phùn rét
  • Mỗi năm có 20 đợt gió lạnh tràn về
  • Mùa đông đến sớm nhưng kết thúc muộn
  • Nhiệt độ thấp ở miền núi có thể xuống 0 độ, đồng bằng 5 độ.
  • Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, có mưa ngâu tháng tám.

Sông có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa lớn, có hai mùa lũ và cạn rõ rệt

Khí hậu:
  • Mùa đông ngắn, đến muộn và kết thúc sớm.
  • Mùa hạ gió Phơn tây nam khô nóng.
  • Mùa mưa và mùa lũ chậm dần từ Bắc vào Nam.
Sông ngòi nhiều nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc và có nhiều tiềm năng thuỷ điện
Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm.
  • Nhiệt độ trung bình năm cao (25 – 27°C), tổng lượng nhiệt lớn hơn 9000°C.
  • Mùa khô nóng, kéo dài 6 tháng. Mưa ít và bốc hơi mạnh dễ gây hạn hán và cháy rừng.
  • Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3 – 7°C.
Có 2 hệ thống sông lớn bồi đắp phù sa là: hệ thống sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai.
Đất - sinh vật

Đất : Feralit ở đồi núi và phù sa màu mỡ ở đồng bằng

Sinh bật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển.

Có đủ hệ thống đai cao: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn thô; đai ôn đới.
  • Rừng phong phú với nhiều kiểu loại sinh thái
  • Diện tích rừng của miền chiếm 60% diệnt tích rừng cả nước.
  • Rừng có nhiều loại động, thực vật quý hiếm.