So sánh các thể loại văn bản nghị luận

- Tái hiện xung đột trong cuộc sống thông qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại, hành động nhân vật kịch

* Các tiểu loại kịch:

- Xét về mặt nội dung, ý nghĩa xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch

- Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch nói, kịch thơ, ca kịch

* Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:

- Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn, hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích

- Chú ý tới lời thoại của nhân vật [xác định được quan hệ, tính cách nhân vật

- Phân tích hành động kịch [nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện

- Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm

2. Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục

Phân loại:

Quảng cáo

- Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị [chính luận], nghị luận văn học

- Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian [tục ngữ], nghị luận trung đại [chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...], nghị luận hiện đại [bình giảng, phân tích, phê bình...]

- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận

+ Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận

+ Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả

+ Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm

+ Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm

+ Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế

LUYỆN TẬP

Quảng cáo

Bài 1 [trang 111 sgk ngữ văn 11 tập 2]:

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận

- Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm thái độ khác nhau trước một vấn đề... xung đột có thể diễn ra ngay trong lòng người

- Trong vở kịch Rô-mê-ô Giu-li- ét có xung đột giữa tình yêu nam nữ, thanh niên với mối thù hận giữa hai họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm

- Xung đột đỉnh điểm nằm ở phần cả hai họ xung đột và cản trở tình yêu mới bắt đầu tha thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Bài 2 [trang 111 sgk ngữ văn 11 tập 2]:

Lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:

- Trong tác phẩm này Ăng-ghen đã sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh tầng bậc nhằm làm nổi bật cống hiến vĩ đại của Mác với sự tiến bộ của nhân loại

- Trong hệ thống luận điểm rõ ràng, quan hệ chặt chẽ với nhau

Quảng cáo

+ Thông báo chính xác ngày giờ, thời điểm qua đời của Mác

+ Đánh giá sự nghiệp của ông: tìm ra quy luật phát triển của xã hội, phát hiện ra giá trị thặng dư, phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản

+ Bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  • Ôn tập phần văn học [Kì 2]
  • Tóm tắt văn bản nghị luận
  • Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
  • Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Vừa qua, có một số giáo viên ngữ văn hỏi tôi: Trong chương trình Ngữ văn mới [2018] có còn các kiểu bài nghị luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh... như chương trình và sách giáo khoa hiện hành nữa không? Sao học sinh lớp 6 đã phải học văn nghị luận?

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách trong giờ dạy học môn văn [ảnh minh họa]. Ảnh: Đỗ Yến

1. Có thể trả lời ngay là chương trình Ngữ văn 2018 không phân chia ra các kiểu văn bản [VB] nghị luận dựa trên các thao tác lập luận. Bởi vì không có VB nghị luận nào lại chỉ sử dụng một thao tác lập luận cả mà bao giờ cũng có sự kết hợp các thao tác: Giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ, bình luận... Chương trình Ngữ văn 2018 lấy tiêu chí mục đích viết để phân chia ra ba loại VB: VB văn học, VB nghị luận và VB thông tin. Mục đích của VB nghị luận là thuyết phục người đọc, người nghe. Để thuyết phục được thì trước hết người viết/nói phải có ý kiến [quan điểm] rõ ràng; phải có lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy. Lý lẽ giúp người ta hiểu và dẫn chứng để người đọc tin. Khi vừa hiểu, vừa tin thì sẽ bị thuyết phục. Để có lý lẽ, người viết cần vận dụng linh hoạt tất cả các thao tác: Khi giải thích, khi chứng minh, lúc phân tích, khi bình luận, cần thì so sánh, bác bỏ... Kể cả vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả; biểu cảm, thuyết minh... Chỉ khác là các phương thức kết hợp ở đây vẫn tập trung nhằm mục đích thuyết phục. Khi nêu ra các dẫn chứng, tức là đã dùng thao tác chứng minh.

Tóm lại, chương trình Ngữ văn 2018 không chia các kiểu bài nghị luận theo thao tác mà chỉ phân loại theo nội dung đề tài. Kết quả chỉ có nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Cả hai đều có mục đích thuyết phục [về một vấn đề xã hội hoặc về một vấn đề văn học]. Để thuyết phục thì phải vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt như đã nêu. Cũng do quan niệm này mà khi dạy cho học sinh đọc hiểu hoặc tạo lập VB nghị luận, giáo viên cần chú ý giúp các em nhận biết các thành tố chính của VB nghị luận, gồm: Thứ nhất, ý kiến [quan điểm], thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định của người viết về đối tượng nghị luận. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết. Thứ hai, lý lẽ: Trong bài nghị luận, lý lẽ thường tập trung trả lời câu hỏi nghĩa là gì, vì sao, do đâu, như thế nào, có những gì, giống và khác nhau thế nào... nên thường dùng thao tác giải thích, phân tích, so sánh, đối chiếu, bác bỏ... Thứ ba, dẫn chứng [bằng chứng] là những biểu hiện cụ thể có trong cuộc sống, sách vở, văn chương, thường là các số liệu, các ví dụ về con người, sự việc hoặc miêu tả sự vật; những bằng chứng xác thực... chính là chứng minh.

Đây là toàn bộ yêu cầu viết văn nghị luận ở bậc trung học trong chương trình 2018: Lớp 6, bước đầu viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm. Lớp 7, bước đầu viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống và bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Lớp 8, viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống và bài phân tích một tác phẩm văn học. Lớp 9, viết văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết và bài phân tích một tác phẩm văn học. Lớp 10, viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội và bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; viết bài luận về bản thân hoặc thuyết phục một người khác. Lớp 11, viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng. Lớp 12, viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội và bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ; bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

Có thể thấy từ lớp 7 đến lớp 12, lớp nào cũng có nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

2. Khi nào thì có thể dạy văn nghị luận cho học sinh? Có thể nói, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã thực hành văn nghị luận rồi. Khi các em hỏi và lý giải các câu hỏi vì sao về các hiện tượng xung quanh mình hoặc giải thích vì sao thích hay không thích một nhân vật trong câu chuyện thì đã làm văn nghị luận rồi. Tuy nhiên, phải đến bậc THCS, chương trình mới bắt đầu cho học sinh làm quen với văn nghị luận. Lớp 6 chủ yếu là yêu cầu đọc hiểu văn nghị luận, còn viết VB nghị luận chỉ yêu cầu “bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm”. Trong sách Ngữ văn 6 [bộ Cánh Diều], chỉ có 1/10 bài viết yêu cầu nêu ý kiến của mình về hiện tượng đời sống như: Tại sao phải trồng nhiều cây xanh; tại sao cần tiết kiệm nước ngọt... Phần thực hành viết, học sinh chỉ làm quen với đề văn: “Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?” [bài 8]. Để học sinh có thể viết được bài nghị luận này thì trong phần đọc hiểu trước đó, các em đã được đọc hiểu các VB về vật nuôi như “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” và “Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?”. Như thế yêu cầu viết bài nghị luận ở đây không có gì khó cả.

Chủ Đề