So sánh cuộc khởi nghĩa ba đình và bãi sậy

Tóm tắt mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

  1. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Khởi nghĩa Hương Khê:

Lược đồ địa bàn chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy

Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê

  1. Khởi nghĩa Ba Đình [1886-1887]

- Người lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

- Địa bàn chiến đấu: căn cứ địa Ba Đình [xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê - thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa].

\=> Đánh giá:

+ Điểm mạnh: Là một căn cứ kiên cố với các công sự vững chắc; được tổ chức chặt chẽ với sự liên kết và yểm trợ lẫn nhau.

+ Điểm yếu: dễ dàng bị thực dân Pháp tập trung lực lượng để bao vây, cô lập. Khi bị kẻ địch cô lập, nghĩa quân không có con đường rút lui an toàn.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 12/1866, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

+ Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cứ Ba Đình.

+ Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu anh dũng chống trả kẻ thù trong suốt 34 ngày đêm. Đến 20/1/1887, nghĩa quân buộc phải mở đường máu, rút chạy lên Mã Cao.

Lược đồ căn cứ Ba Đình

- Kết quả: thực dân Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.

2. Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX - Khởi nghĩa Yên Thế [1884 - 1913]

  1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khăn, một bộ phận dân chúng phiêu tán lên vùng núi Yên Thế để sinh sống => Hộ sẵn sàng đấu tranh chống Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh.

  1. Lãnh đạo: Lương Văn Nắm [Đề Nắm], Hoàng Hoa Thám [Đề Thám].
  1. Căn cứ: Yên Thế [Bắc Giang]
  1. Hoạt động chủ yếu:

- Từ 1884 - 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.

- Từ 1893 - 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.

- Từ 1898 - 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.

- Từ 1909 - 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.

Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế

  1. Kết quả, ý nghĩa:

- Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

- Ý nghĩa:

+ Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

+ Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, tác chiến, xây dựng căn cứ....

+ Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ [phong kiến] sang một phạm trù mới [tư sản], khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.

  1. Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng quá chênh lệch, không có lợi cho nghĩa quân.

- Mang tính tự phát, chưa liên kết, tập hợp được lực lượng để phong trào thành phong trào đấu tranh trong cả nước.

ND chính

- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê.

- Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX - Khởi nghĩa Yên Thế [1884 - 1913].

Loigiaihay.com

Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 125 SGK Lịch sử 11. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và Ba Đình là gì?

- Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình. - Tuy nhiên, căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình, quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như quân khởi nghĩa Ba Đình.

Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?

Từ năm 1885 trở đi, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Ông là thủ lĩnh cao nhất của nghĩa quân Bãi Sậy. Bố chánh Thái Nguyên Vũ Giác là người giúp đỡ rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

Trong những năm 1883 1885 tại Bãi Sậy có phong trào kháng Pháp do ai lãnh đạo?

Trong thời kỳ đầu diễn ra [1883 - 1885], cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế trực tiếp lãnh đạo, địa bàn hoạt động chủ yếu chỉ ở vùng Bãi Sậy bao gồm địa phận của các huyện: Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên.

khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê có điểm chung gì?

Điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Bãi Sậy [1883 -1892] và khởi nghĩa Hương Khê [1885 - 1896] là đều sử dụng lối đánh du kích. Vùng đầm hồ, lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Hưng Yên [thuộc vùng đồng bằng Bắc Kì].

Chủ Đề