So sánh điểm giống và Khác nhau của địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ

so sánh điểm giống và khác nhau giữa địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ ?

Các câu hỏi tương tự

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Tìm hiểu khái quát về Châu Mĩ? Thuật ngữ tiếng Anh? Khái quát về đặc điểm địa hình Nam Mĩ? Khái quát về đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?

Nam Mĩ và Bắc Mĩ là các lục địa của Châu Mĩ. Các đặc điểm về địa hình của các khu vực này mang đến đặc trưng riêng. Từ đó cũng tác động và mang đến đặc điểm khí hậu, thời tiết,… riêng biệt. Địa hình hai lục địa Nam Mĩ và Bắc Mĩ có các đặc điểm giống và khác nhau. Trong đó, nội dung bài viết này sẽ đi từ khái quát đến cụ thể để cho thấy các đặc điểm địa hình của các khu vực này.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Tìm hiểu khái quát về Châu Mĩ:

– Đặc điểm địa hình Châu Mĩ:

Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây. Trong đó, địa hình được phân chia rõ rệt thành các phần khác nhau và liên kết với nhau. Châu lục này bao gồm lục địa Bắc Mỹ, eo đất Trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ. Trong đó, lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ có các tương đồng, khác biệt về địa hình rõ ràng hơn cả.

Châu Mĩ rộng hơn 42 triệu km2, đây là châu lục có diện tích lớn đứng thứ hai trên thế giới.

So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả. Chiều dài này được xác định từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Do đó cũng mang đến các đặc trưng và đa dạng về địa hình, khí hậu,…

Eo đất là phần nối liền hai lục địa, cũng là nơi hẹp nhất của châu lục. Nơi hẹp nhất của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Trong đó, kênh đào Panama cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Từ đó mang đến các đặc điểm liên kết với khu vực khác trên thế giới.

Châu Mĩ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông:

Đặc điểm địa hình được phân chia và có các thay đổi. Trong đó, địa hình đồi núi, đồng bằng hay cao nguyên được phân chia và tập chung ở các khu vực cụ thể.

+ Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét.

+ Giữa là những đồng bắng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn.

+ Phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.

– Đặc điểm khí hậu:

Chính những đặc điểm đặc trưng của địa hình mang đến sự phân hóa, khác biệt của khí hậu. Ở Châu, mĩ, có nhiều đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

– Rừng rậm nhiệt đới được ví như lá phổi xanh của Trái Đất (rừng rậm A-ma-dôn).

2. Thuật ngữ tiếng Anh? 

Đặc điểm địa hình Nam Mĩ tiếng Anh là Topographical features of South America.

Đặc điểm địa hình Bắc Mĩ tiếng Anh là Topographical features of North America.

3. Khái quát về đặc điểm địa hình Nam Mĩ:

– Vị trí địa lý:

– Nam Mĩ là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam Bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ. Đây là một trong hai phần diện tích chủ đạo của Châu Mĩ. Địa hình bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống.

– Địa lý Nam Mĩ chứa nhiều vùng và khí hậu đa dạng, trải dài từ Tây sang Đông. Về mặt địa lý, Nam Mĩ thường được coi là lục địa tạo thành phần phía nam của đất liền thuộc Châu Mĩ. Trong khi Bắc mĩ là phần lục địa tạo phần đất liền phía Bắc của Châu Mĩ.

Nam Mĩ chỉ gắn bó với Bắc Mĩ về mặt địa chất trong thời gian gần đây với sự hình thành eo đất Panama khoảng 3 triệu năm trước. Khi đó, giữa hai lục địa này có sự liên kết với nhau, nối liền thành một dải. Sự liên kết của châu lục được thể hiện rõ ràng hơn.

– Đặc điểm địa hình:

Địa hình Nam mĩ cũng được phân chia từ Tây sang Đông.

Andes là dãy núi trẻ, có độ cao lớn và đồ sộ. Tương tự như một dãy núi tương đối trẻ và địa chấn, chạy dọc theo rìa phía tây của lục địa. Vùng đất ở phía đông của miền bắc Andes phần lớn là vùng nhiệt đới rừng mưa, lưu vực sông Amazon rộng lớn. Trong khi ở giữa cũng là phần đồng bằng rộng lớn.

Lục địa này cũng chứa các vùng khô hơn thuộc về sa mạc. Như phía đông Patagonia và sa mạc cực kỳ khô cằn Atacama,…Do đó mà khí hậu của Nam mĩ có nét đặc trưng và thể hiện sự đa dạng.

Lục địa Nam Mĩ cũng bao gồm nhiều đảo. Trong đó hầu hết thuộc về các quốc gia trên lục địa. Các lãnh thổ Caribbean được nhóm với Bắc Mĩ. Các quốc gia Nam Mĩ giáp Biển Caribê – Colombia và Venezuela Hayare còn được gọi là Caribê Nam Mỹ.

4. Khái quát về đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:

– Bắc Mĩ là lục địa lớn thứ ba thế giới, lớn cả về diện tích và dân cư sinh sống. Trong đó có dân số ước tính vào khoảng 380 triệu người và diện tích lên tới 21,346,000 km².

– Cùng với Nam Mĩ, Bắc Mĩ là một phần của châu Mĩ. Đây là siêu lục địa lớn thứ hai thế giới, sau lục địa Á-Âu-Phi (bao gồm châu Á, châu Âu và châu Phi). Xét về diện tích, đặc điểm địa hình và khí hậu mang đến thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.

– Bắc Mĩ nằm ở Tây Bán cầu, trong đó nổi bật với đặc điểm tiếp giáp với các khu vực:

+ Phía đông giáp với Đại Tây Dương;

+ Phía tây giáp với Thái Bình Dương;

+ Phía nam giáp với biển Caribbean, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và lục địa Nam Mĩ;

+ Phía bắc giáp với Bắc Băng Dương.

Lục địa này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mĩ nên Greenland được xem là thuộc Bắc Mĩ về mặt địa lý.

5. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:

5.1. Giống nhau:

Đặc điểm địa hình Nam Mĩ và đặc điểm địa hình Bắc Mĩ có những điểm giống và khác nhau. Trong đó, phân chia địa hình là đặc trưng của cả hai phần châu lục này. Do đó, đặc điểm giống nhau dễ nhận biết nhất là có cấu trúc địa hình tương tự đều chia 3 phần. Bao gồm:

+ Núi trẻ phía tây.

+ Đồng bằng ở giữa.

+ Sơn nguyên và núi già ở phía Đông.

Theo chiều từ Tây sang Đông, địa hình có chuyển biến và đặc trưng rõ rệt. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến. Phân chia đặc điểm địa hình mang đến nét tương đồng. Tuy nhiên ở các vị trí địa lý khác nhau, do đó các đặc trưng cho đặc điểm địa hình cũng khác nhau.

Tuy nhiên ở mỗi lục địa, các đặc điểm của địa hình lại được thể hiện đặc trưng, riêng biệt. Nội dung này được trình bày ở phần so sánh bên dưới.

5.2. Khác nhau:

Cùng phân tích sự phân chia địa hình để thấy được sự khác nhau về đặc điểm địa hình của hai lục địa.

– Bắc Mỹ:

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình. Trong đó mang đến các đặc trưng của từng khu vực địa hình theo hướng từ Tây sang Đông như sau:

+ Phía Tây là các núi trẻ:

Ở phía tây có dãy núi Cooc-đi-e rộng chiếm 1/2 diện tích Bắc Mĩ. Đây là dãy núi chiếm phần lớn diện tích của khu vực, có chiều dài 9000km. Độ cao trung bình của dãy núi từ 3000 mét đến 4000 mét. Ngoài ra cũng có các núi và dãy núi khác để làm nên địa hình phần phía Tây của Bắc Mĩ.

– Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ và gồm nhiều dãy núi chạy song song. Trong đó, dãy núi kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mĩ. Xen vào giữa dãy núi là các cao nguyên, bồn địa.

– Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản. Có thể kể đến như đồng, vàng, quặng đa kim, uranium,…

+ Ở giữa là đồng bằng trung tâm:

Các đồng bằng trung tâm rộng lớn có hình lòng máng ở Bắc Mĩ. Trong đó, địa hình cao ở phía bắc thấp dần ở phía nam và đông nam tạo ra những lòng máng khổng lồ. Trong khu vực này cũng có nhiều hồ lớn và sông dài thuận lợi cho sinh hoạt, làm kinh tế.

–  Đặc điểm địa hình đặc trưng chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập. Từ đó mà điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế.

– Trên đồng bằng có các hồ rộng như hệ thống Hồ Lớn và nhiều sông ngòi như Mi-xi-xi-pi. Do đó cung cấp đủ nước tưới tiêu, sinh hoạt và phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế khác.

+ Phía Đông bao gồm núi già và các sơn nguyên:

– Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ. Trong đó, dãy núi cổ này có độ cao trung bình dưới 1500 mét.

– Miền núi A-pa-lát có nhiều khoáng sản, các mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện. Mang đến nhiều tiềm năng cho phát triển và đóng góp lớn trong kinh tế.

– Nam Mỹ

Nam Mĩ có cấu trúc địa hình được chia ra làm ba miền. Về cơ bản đặc điểm địa hình cũng giống như Bắc mĩ. Tuy nhiên các đặc trưng lại cho thấy những biểu hiện địa hình nhất định:

+ Phía tây cũng bao gồm các dãy núi trẻ. Trong đó, đặc trưng là dãy núi trẻ An – đét. Dãy núi này có nhiều đỉnh cao, tự nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao. Dãy núi là sự đan xen, kết hợp của nhiều núi có độ cao lớn và trung bình.

Dãy núi trẻ Andet cao đồ sộ nhất châu Mĩ. Trong đó, phải kể đến độ cao trung bình từ 3000 mét đến 5000 mét.

Ngoài các dãy núi, có sự xen kẽ là các thung lũng, sơn nguyên và các cao nguyên. Hệ thống Andet chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ. Nó có độ cao tương đối lớn so với các địa hình khác thuộc khu vực.

+ Đồng bằng ở giữa:

Nhiều đồng bằng kéo dài nối liền nhau tập chung ở phần giữa theo chiều từ Tây sang Đông. Như đồng bằng Ô-ri-nô-cô, Pam-pa, La-pla-ta, Amadon. Các đồng bằng đều thấp, tương đối trũng và bằng phẳng. Trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. Đây là vựa lúa và vùng công nghiệp lớn của Nam Mĩ, bao gồm chuỗi đồng bằng nối liền nhau.

Các đồng bằng cũng có hệ thống sông hồ lớn, đảm bảo cho hiệu quả tưới tiêu, tham gia phát triển kinh tế.

+ Phía Đông là sơn nguyên.

Trong đó có Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin là hai sơn nguyên lớn. Ở đây đặc trưng với đặc điểm đất tốt, rừng phát triển. Các sơn nguyên có độ cao tương đối thấp, phục vụ cho mục đích phát triển lâm nghiệp.